Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

THI NGUYÊN VÀ LU HÀ XƯỚNG HỌA MỘT THỜI



Bài xướng. Ngày Đông:

Tuyết đổ chiều nay có lạnh không..?
 
Căm căm gió rét cảnh sang đông...
Trước đây tổ mặc, quần xâu lá.
Nay lại con dùng, áo dệt lông.
Bếp lưả trong nhà, phơi áo gió.:). 1*
Lò ga ngoài ngõ, đắp chăn bông. 2*
Hỏi xem những kẻ cô đơn ấy...
Viễn xứ, xa người, có nhớ mong...?!

 06.12.2011 Thi Nguyên
1*  Áo da sưởi nhanh ấm nhất.
2* Lò nướng ngoài trời hoa tuyết phủ.



Bài hoạ: Có Sướng Không

Âu Châu xứ sở lạnh mênh mông
Cảnh vật buồn sao tiết gió đông
Kià ai tủi hận sầu chim Cuốc
Khác kẻ phong lưu mộng chó lông
Giàu có hư thân hay thế thật
Ăn chơi sa ngã vẫn lông bông
Nhân tình thế thái là như vậy
Đất khách quê người có sướng không?

6.12.2011 Lu Hà


Thi Nguyên: Huynh à...muội vẫn còn nghèo lắm, sao dám so với huynh được chứ...Nhưng muội chưa ăn ý lắm với 4 câu đối cuả huynh...chắc tại muội chưa "ngộ" chăng...?!
Còn bài Bông Tuyết Trắng thì...

Tả ai mà đẹp thế kia..?
Như là Tiên nữ mới lià cung Nga...!
Phải chăng lời ấy thật thà...?
Hay là cuả Cuội cho ta hài lòng:)

Lu Hà: Đúng là Thi Nguyên chưa ngộ được bài thơ cuả huynh muốn nói cái gì. Có thể muội còn quá trẻ, bài thơ này hoàn toàn không có một ý gì ám chỉ muội cả. Huynh chỉ mượn vần để phác hoạ một vấn đề tâm lý xã hội rộng lớn. Huynh chỉ muội nhìn mặt trăng, nhưng muội hoàn toàn không thấy mặt trăng mà muội chỉ thấy ngón tay trỏ cuả huynh thôi. Muội là người có kiến thức văn chương mà hiểu bài thơ cuả huynh còn khó khăn huống chi là thiên hạ. Có lẽ vì vậy mà ngày mai huynh sẽ viết một bài luận tự bình thơ mình vậy. Ví như câu thơ rất hình tượng ví von cuả muội về cái chăn bông đắp lò ga mà vẫn có người không hiểu được thì bài thơ cuả huynh lại càng khó hiểu hơn.
Huynh sẽ viết bài tự bình thơ mình. Ngoài ra không có cách nào khác. Thường thường người ta làm thơ thì đã có các nhà bình thơ, chả ai như huynh làm thơ ra lại tự bình luôn. Một việc làm trái với thông lệ, tất nhiên huynh không khen thơ mình mà chỉ cắt nghiã giải ý thôi. Giống như Lý Thái Bạch làm một bài thơ rất hay để tặng nàng Dương Quý Phi ví nàng Dương Quý Phi đẹp như hoa mẫu đơn mà còn bị thái giám Cao Lực Sĩ xuyên tạc vì muốn trả thù Lý thái Bạch về cái nhục cưởi giày, mài mực. Nàng Dương Quý Phi không ngộ ra cái hay cuả bài thơ mà lại còn giận ông ta và đuổi ra khỏi cung đình

"Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng"

Lý Thái Bạch

Thế nhưng bên cạnh đó thì kế luôn có một vị đại sư, hiểu được ý huynh và cũng hoạ thơ muội với ý tương tự như huynh và muội cũng không thể cho vị đại sư này có ý ám chỉ muội được phải không?

Ta đến rồi đi tay vẫn không
Dù cao danh lợi, người thân đông
Một đời chưa khỏi lòng bất thiện
Phút cuối ngại e kiếp móng lông
Ngũ dục hồng trần đầy cám giỗ
Pháp âm giải thoát mãi lông bông
Vô minh che lấp vầng tâm tuệ
Cõi tạm, vẫn yêu vẫn ước mong.

Họa vui....
Lê Cảnh Thăng

Bây giờ tôi xin viết bài bình này để cắt nghiã với toàn thể bạn đọc xa gần:

Cô Thi Nguyên vào một buổi chiều nhìn cảnh trời mây ở xứ Bắc Âu, nước Na Uy cô tự vấn hỏi lòng mình hay nỗi niềm thổn thức cuả trái tim cuả người Việt Nam xa xứ. Thật là một cảnh trời đất bao la gợi ý cho thơ

"Tuyết đổ chiều nay có lạnh không..?
Căm căm gió rét cảnh sang đông..."

Lu Hà tôi thì lại nhìn rộng ra là toàn Âu Châu cũng đều lạnh cả đâu chỉ là riêng xứ Bắc Âu. Ngay từ đầu tôi đã có ý muốn tránh sự hiểu lầm, nên không viết là Bắc Âu hay Na Uy xứ sở lạnh mênh mông, vì sợ cô kiều nữ Thi Nguyên hiểu lầm...Cái nỗi buồn này không chỉ cuả Thi Nguyên , Lu Hà mà cả toàn thể cộng đồng hải ngoại khắp toàn cầu

"Âu Châu xứ sở lạnh mênh mông
Cảnh vật buồn sao tiết gió đông"

Hai câu thực Thi Nguyên viết rất chân thành, đến tiên tổ xa xưa cuả nòi giống Lạc Hồng phải mặc quần xâu lá, còn con cháu ở hải ngoại thì lại quá đầy đủ mặc áo dệt lông. Từng câu chữ đối nhau rất chuẩn, tình ý đều đẹp cả. Thật là đáng khen cho một tâm hồn thơ mộng bao la uống nước nhớ nguồn.

"Trước đây tổ mặc, quần xâu lá.
Nay lại con dùng, áo dệt lông"

Còn tôi Lu Hà thì lại nhìn rộng ra nhìn cảnh muà đông mà nỗi lòng cũng tê tái tủi hận như con chim Cuốc mỏi cổ kêu.Giống như tâm trạng cuả bà huyện Thanh Quan khi bước chân tới đèo ngang."Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc;Thương nhà mỏi miệng cái da da." Trong khi đó vẫn có kẻ dửng dưng với vận mạng cuả tổ quốc đã lọt vào tay giặc Tàu. Họ mê mải đam mê vật chất, làm giàu hoặc thậm thụt tiếp tay với cộng sản để bòn rút tài nguyên cuả dân tộc, câú kết cam tâm làm nô lệ cho Tàu. Họ là những đại gia, họ yêu con chó bông hơn cả yêu thương con người. Nói như vậy không phải ai thích nuôi chó đều lạnh lùng ích kỷ cả. Ở Việt Nam thì ăn thịt chó chấm mắm tôm chanh như mỏ khoét, nhưng bây giờ cũng yêu chó ra  phết, ra vẻ nhân đạo ghét sát sinh lắm...Cho nên kià ai tủi hận đối lại với khác kẻ phong lưu. Sầu chim cuốc đối với mộng chó bông là phải để nói lên là cùng là Việt Kiều cả nhưng chẳng ai giống ai.

"Kià ai tủi hận sầu chim Cuốc
Khác kẻ phong lưu mộng chó lông"

Cô Thi Nguyên hai câu trạng tả cảnh rất sinh động, từng câu từng chữ đối rất đẹp, niêm luật chặt chẽ. Bếp lưả đối với lò ga; trong nhà - ngoài ngõ. Phơi áo gió đối với đắp chăn bông là những câu chữ giản dị dễ hiểu thanh cao vô cùng. Khen cho cho cụm từ: đắp chăn bông . Thật là một trí tưởng tượng tuyệt vời. Cô nàng nhìn đống tuyết phủ lù lù trên cái lò ga nướng thịt như cái chăn bông lớn...
Ở Châu Âu thường những gia đình bình thường có mảnh vườn nho nhỏ và có cái lò dùng hơi đốt gọi là gas. Nhiều người dùng than củi để nướng thịt
vui với nhau vào muà hè.

Còn tôi thì nhìn vấn đề tâm lý xã hội gay gắt . Từ chỗ tham danh lợi phú quý, sống chết mặc bay không chỉ một bộ phận nào đó ở hải ngoại ta gọi là Kiều Gian ngay cả con ông cháu cha cuả tập đoàn cầm quyền cộng sản cũng đẩy ra cắm dùi sẵn tỵ nạn chính mình ở nước ngoài hay trong nước gọi là Mackenno nghiã là mặc kệ nó.

 "Giàu có hư thân hay thế thật
Ăn chơi sa ngã vẫn lông bông "

Giàu có đối với ăn chơi; hư thân đối với sa ngã. Hay thế thật thì vẫn là lông bông lông bang đó sao? Cho nên tôi mới hỏi tự vấn hỏi lòng mình:

"Nhân tình thế thái là như vậy
Đất khách quê người có sướng không?"

Tâm trạng cuả tôi và Thi Nguyên về kết luận lại trùng hợp nhau: "Hỏi xem những kẻ cô đơn ấy...Viễn xứ, xa người, có nhớ mong...?!"

Còn Thày Lê Cảnh Thăng thì:

"Vô minh che lấp vầng tâm tuệ
Cõi tạm, vẫn yêu vẫn ước mong."

Cũng muốn được chia sẻ bài thơ lục bát tôi viết tặng nữ thi sĩ Thi Nguyên:



Bông Tuyết Trắng
cảm tác từ thơ và ảnh Thi Nguyên: Ngày Đông

Chiều đông chim trắng như bông
Đậu trên cành tuyết thương thương thế này
Trời cao thăm thẳm mà say
Thướt tha thiếu nữ tóc mây ngang đồi
Lâng lâng rạo rực bồi hồi
Mắt đen lay láy nụ cười như hoa
Con nai ngơ ngác ngẩn ngơ
Hoàng hôn bát ngát phất phơ váy hồng
Nôn nao kià vạt áo lông
Lò ga ngoài ngõ chăn bông ngỡ ngàng
Thẹn thùng đôi má hỡi nàng
Một vài bông tuyết nhẹ nhàng điểm qua
Cảnh trời mây gió bao la
Ngậm ngùi cố quốc xa nhà đã lâu
Na Uy có một cô dâu
Việt Nam chan chưá mái đầu xanh xanh!

6.12.2011 Lu Hà


Chúc các bạn trong fb vui

7.12.2011 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét