Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

LUẬN VỀ TÌNH YÊU PHẦN 14



 
 Đố ai định nghĩa được tình yêu? Tình yêu luôn là một bí mật của tâm linh. Nhưng người ta vẫn còn hy vọng, có thể giải mã được tình yêu bằng hàng vạn hàng triệu bài thơ ?


Làm thơ, nhất là thơ tình là một cuộc chơi của trí tuệ, cảm xúc và tâm linh. Người ta sinh ra, nếu quả thực có tâm hồn nghệ sĩ, thi sĩ, một thiên phú bẩm sinh mà trời đã ban cho, thì hãy giữ lấy trân trọng mà bảo quản lấy nó. Hãy dùng nó mà suy tư, mà miên man mộng tưởng làm đẹp cho đời.

Trong qúa trình suy tư sẽ sinh ra thú cảm kích thích não bộ mà người ta sẽ tự cảm thấy khoan khoái, tự mình cảm thấy cũng đáng sống và được sống có ý nghĩa cho đời. Nếu không xuất gia đi tu để về Tây Trúc theo con đường của nhà Phật hay lên trời với Thiên Chúa theo con đường của đạo công giáo, đạo hồi thì ta còn hy vọng được đầu thai kiếp sau thì lại càng tốt vì ta đã từng có một nghiệp văn thơ kiếp trước rồi cũng thú vị lắm chứ sao? Cũng không nên vì miếng ăn bát cơm manh áo, quyền lợi danh vọng mà đánh mất hồn thơ.

Thật đáng tiếc cho biết bao nhiêu những văn thi sĩ có chân tài mà không dám sáng tác vì đói ăn, thiếu tiền mua gạo hàng ngày, hoặc vì bị cấm đoán bị kiểm soát hoặc chỉ vì một tấm thẻ là văn sĩ thi sĩ bị người ta tước đoạt, thu hồi mất hay tâm hồn ta bị kẻ khác chi phối lũng đoạn gây phiền não, nhồi sọ đe dọa, phá hoại tình cảm vô tư chân chất của mình?

Làm thơ nhiều sẽ thành quen tay, tự tạo nên một thú cảm, kích thích đam mê của não bộ. Khi làm thơ, quá trình suy tư sẽ tự cảm thấy mình cũng thông minh ra phết đấy chứ? Bộ óc trái tim của mình vẫn minh mẫn hoàn hảo đấy chứ? Buồn sao, ở đời khối kẻ mới chỉ 50 hoặc 60 tuổi mà đã cảm thấy mình già lụ khụ và chỉ còn than vắn thở dài chờ 6 tấm ván nữa là xong? Tuổi thọ bây giờ cao lắm như thi sĩ Hà thượng Nhân gần 100 tuổi mà vẫn còn rất sáng suốt, hơn 80 tuổi cũng vẫn anh anh em em chan chứa tình thơ. Trong khi đó nhiều nàng nhiều chàng chưa đến 30 mà đã cảm thấy mình gìa khú ra rồi, cằn nhằn khi thấy những thi sĩ lớn tuổi làm thơ tình? Hoặc dù có làm ông này bà nọ, giàu có nứt đố đổ vách, nhưng chết đi chẳng ai biết đó là đâu? May mắn thì được mấy dòng cáo phó tẻ nhạt vô vị đăng trên vài trang báo...?

Tôi tự nhủ mình có thiếu cái quái gì đâu? Cũng vợ con gia đình, cũng có ô tô, xe máy, ngày ăn ba bữa, quần áo mặc vừa đủ, có mái nhà để che mưa gió. Nhưng mình còn giá trị gấp hơn hàng vạn những kẻ làm thủ tướng, chủ tịch nước, đại tướng, công an, sĩ quan này nọ, hét ra lửa nhưng thực tế đầu óc họ chỉ toàn là bã đậu, viết một đoạn văn ngắn cũng không nổi huống chi làm một bài thơ? Mình không có quyền lực như bọn họ nhưng trong lòng mình tràn ngập ánh sáng của trí tuệ nhân sinh và thơ phú tình người. Mình tự cảm thấy khinh bỉ những kẻ ngực đầy huân chương, tai to mặt lớn với danh xưng sáng chóe tiến sĩ thạc sĩ nhưng toàn bằng rỏm đầu óc thì ù ù cặc cặc. Giả dụ nếu họ có muốn làm quen nói chuyện với mình, mình cũng khinh khỉnh bỏ đi không thèm nói gì và có nói chuyện gì thì cũng không hợp. Vật chất mình đủ rồi nên không có nhu cầu làm quen kết bạn để nhờ vả. Chúng nó có ô tô thì mình cũng ô tô mình có kém chúng nó cái gì đâu? Ô tô của nó hàng triệu dollar, ô tô của mình đáng gía một hai nghìn dollar thì cũng là ô toi , rồi trước sau cũng chỉ là những cục sắt rỉ mà thôi.

Làm thơ cũng giống như đánh cờ hoặc ngồi trên con thuyền dạo chơi vi vu ngoài biển cả. Đánh cờ phải vắt óc, phải tiến thủ, thoái công, phải phân bố các quân sĩ tướng trên bàn cờ theo một thế trận. Thơ cũng vậy phải dàn trải các chữ theo một mạch văn trình tự, bằng ra bằng trắc ra trắc, các vần điệu nối đuôi đuổi nhau hoài xoắn xít trên bàn cờ để nhằm chiếu tướng. Các con chữ tung ra chỉ để tóm được trái tim đa cảm của chính ta và của người đời. Tóm không được, bắt không được tức ta là một kẻ thua trận, một kẻ bất lực. Cũng giống như đi thuyền trên biển cả. Thiên hạ là biển cả, thiên hạ gây sóng lớn, chửi bới thóa mạ, ngăn cản, cấm đoán, mạ lị, kèn cựa, tiểu nhân, vô cảm v.v.. đều được coi là thác ghềnh đá ngầm sóng gió cả. Nếu không có sóng, có gió thì thuyền cũng chỉ đứng trơ một chỗ, dù có hò reo tâng bốc thì con thuyền cũng chỉ là con thuyền mục nát mà thôi. Chính nhờ có sóng lớn mà làm ta cay cú, kích thích trí năng cảm xúc của ta sẽ ngập tràn và sẽ thúc đẩy ta sáng tác, sáng tạo ra nhiều bài thơ để trang trải lòng mình, nguồn thơ cũng vì đó mà dài vô tận… Còn cả những tâm hồn nhân hậu, những trái tim đa cảm sẽ sưởi ấm lòng ta thôi thúc ta làm thơ...?

Anh tâm sự với các em như vậy có đúng không? Nếu kể cả cuộc đời của anh, những xúc cảm vốn liếng thật sự để làm thơ tình, thì dùng mãi cũng phải hết. Anh thấy những suy tư của các em gái hay của ai đó hợp với anh là mảnh đất rất lý tưởng để anh hoạ thơ, chuyển thơ và cảm tác ra một bài thơ mới toanh? Như trên anh đã nói, làm thơ trên cơ sở những cảm xúc suy tư đã được dàn trải ra, giống như một bàn cờ đã sắp sẵn rồi, ta chỉ việc ngồi vào bàn và sắp lại theo thế trận của riêng ta.

Khi đọc những bài thơ của các em như Mai Hoài Thu, Thi Nguyên, Thimyngoc Huynh, Thuy Anh Lam, Hương Nguyên, Jaykie Lương, Liên Lưu, Hoà Đàm v. v… cũng giống như bàn cờ các em đã bày ra chỉ chờ anh dưạ vào những cảm xúc có sẵn và xếp lại theo thế cờ mới như lục bát, song thất lục bát, 7 chữ, 8 chữ v. v… Không những chỉ có thơ, còn âm nhạc nữa. Anh rất xúc động nghe các ca nhạc sĩ tự sáng tác và tự hát những tác phẩm của mình như HoaiTrang Vu, Thanh Ngân, Cathy Nguyệt Hằng v.v... Nghe hát để cảm tác thành thơ là một nguồn cảm hứng vô tận, một vỉa than một nguồn năng lượng dồi dào để sáng tác thơ tình.


Thầm Thì Anh Gọi Trong Mưa

Hiu hiu làn gió thoảng qua
Mây chiều lãng đãng giọt sầu chơi vơi
Mờ mờ sương ảo ngàn khơi
Nghe như sóng vỗ bên đời trầm luân

Tiếng cười trong trẻo vang ngân
Bóng người xưa gọi vạn lần yêu thương
Vụng về bao nỗi vấn vương
Làn môi khép mở má hồng xa xôi

Anh về tìm lại một thời
Nỗi buồn chai sạn nổi trôi luân hồi
Mười hai năm đã qua rồi
Trăng sao dẫn lối hồn ơi nẻo về

Phong trần dặm nẻo sơn khê
Đọc thơ mà khóc não nề trần căn
Tình em biển động sóng tràn
Sợi dây nghiệt ngã mây vần gió bay

Ông trời thấu cảm đắng cay
Hồng nhan bạc mệnh đoạ đầy bao nhiêu
Đời em mất mát quá nhiều
Đèn khuya một bóng sớm chiều khổ đau

Năm qua tháng lại bao mùa
Trả vay, vay trả d ãi dầu chứa chan
Hoàng hôn rỏ giọt sương tàn
Nỗi buồn hư thực biết lần sao đây

Yêu người ân ái đắm say
Si mê cuồng dại canh dài lệ rơi
Đợi chờ khắc khoải đầy vơi
Ngán thay chỉ thấy cuộc đời phù du

T ừng đêm đen tối mịt mù
Mảnh hồn ngơ ngác bơ vơ b ến nào
Hàng hiên xao xác rì rào rào
Tiếng ai trong gió cồn cào mưa rơi!

thơ theo tâm trạng Mai Hoài Thu
22.2.2010 Lu Hà



Kể từ khi được sổ lồng phá cũi, thoát khỏi nanh vuốt của bầy cọp dữ cộng sản đãng trí hay quên thích nằm mơ giữa ban ngày, những con thiên nga càng có dịp tung cánh trên bầu trời tự do bao la của thơ phú. Thật đáng mừng ở hải ngoại ta lại tìm bóng dáng xa xưa của các cụ đồ khăn xếp áo the, thấy lại hình ảnh của những Chiêu Hổ, Phạm Quỳnh, Hồ Xuân Hương…. Chúng ta lại thấy những áng thơ văn đài các của các chiến sĩ tiên phong trong phong trào thơ mới: Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn M ạc Tử, Hồ dzech, Vũ Hoàng
Chương….

Cũng từ cơ sở thơ đường luật vẫn giữ theo lối gieo vần bằng trắc mà biến hoá thành thơ 7 chữ, viết liền tù tì tràng giang đại hải cứ 4 câu một khổ, các chữ trên dưới không cần phải đối lại nhau như trong thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt. Thêm nữa là loại thơ 8 chữ càng phong phú thêm, tuân thủ đúng nguyên tắc đổi thanh. Lục bát, song thất lục bát cũng vẫn là cái xương sống của hồn thơ Việt Nam, được các thi sĩ hải ngoại nâng niu trân trọng, phong phú vô cùng. Một điều hiếm có, đáng kinh ngạc là phong trào xướng và hoạ lại thơ của nhau. Họ hoạ lại thơ nhau không chỉ bằng thơ đường, họ hoạ cả lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn… Đáng kinh ngạc hơn nữa là từ các tứ thơ tự do, hay một bài văn họ chuyển thể thành thơ lục bát, song thất lục bát v.v…

Đảng cộng sản Việt Nam nhiều thập kỷ qua cố tình đẩy nền văn thơ Việt Nam xuống huyệt mộ, xuống tận cùng của sự bế tắc. Dòng thơ ba ba rùa rùa, cào cào châu chấu có cơ hội phát triển. Nghĩa là làm thơ không cần đến yếu tố tài năng nghệ thuật. Thơ chỉ cần đọc lên có tiếng hoan hô vỗ tay, tiếng kẻng, tiếng loa, tiếng hô khẩu hiệu, tiếng trống reo mừng ca ngợi đảng và bác là được rồi. Cứ tứ tung viết thế nào cũng được thoải mái, nhưng với điều kiện phải biết ca ngợi công lao trời biển cuả đảng bác. Thơ có đóng thành viên, vón thành cục cũng chẳng sao, hay lênh láng chảy té de thì càng tốt, càng dễ cho quần chúng ê a đọc đánh vần, càng đảm bảo tính nghệ thuật vị nhân sinh theo quan điểm yêu thương giai cấp.

Mấy anh chàng thi sĩ chỉ làm thơ gãi ghẻ thôi cũng có cơ hội thăng tiến lên vù vù như diều gặp gió, miễn là biết gãi đúng những mụn ghẻ của đảng, sướng lên sẽ được phong là thi bá và những đại thi sĩ, văn hào cả. Nói xa chẳng qua nói gần, nhân vật Tố Hữu, Chế Lan Viên là những chàng có móng tay dài gãi ghẻ cừ nhất, thơ của họ thường lạc vần, sai điệu
nặng tính đảng, tính giai cấp, tính chiến đấu. Từ đó mà thơ tình bị đẩy xuống dưới đáy coi như là một thứ đồ sa sỉ.


Anh chàng Xuân Diệu cả đời không có một mảnh tình nào thật sự, chẳng có cô nào chịu yêu anh ta thực lòng nhưng cũng làm được mấy bài thơ tình hay ra phết trước năm 1945 là một sự lạ? Phải chăng nhờ đọc nhiều thơ và có chút kinh nghiệm bếp núc xào xáo câu chữ? Nhưng sau này cũng tự anh ta nguyền rủa là tiểu tư sản, và tự tay đốt thơ mình đi.

"Yêu là cái mà ta không tả được,
Một khi yêu là phải chuốt tình yêu,
Nó phảng phất khi ánh chiều vàng nhạt,
Nó hình dung trong ánh mắt đăm chiêu..."

Qua đọc bài thơ này tôi mới hiểu Xuân Diệu không hề có tình yêu nam nữ, ông ta không hiểu bản chất sâu sắc nội tâm của tình yêu và nguyên nhân của căn bệnh tương tư? Xuân Diệu chỉ mới nói được những hiện tượng phơn phớt bên ngoài hay như có bài thơ nào đó ông ta định nghĩa tình yêu là những buổi chiều bên nhau...? Hình như Xuân Diệu có khoảng chừng 100 bài thơ tình? Theo tôi tình yêu vẫn là một bí mật của tâm linh và sẽ được giải mã dần dần qua hàng triệu bài thơ tình của loài người?

Thật buồn một nhà thơ tình như Xuân Diệu lại đứng cùng ê kíp của Tố Hữu hung thần của đảng chống lại những nhà thơ tình như Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Hồ Dzech .

Dối Gian Lạc Loài

Làm sao hiểu được chữ yêu?
Như ông phỗng Diệu đìu hiu một mình
Tấm thân trơ trọi năm canh
Đàn bà chẳng có như cành củi khô

Tối ngày ông chỉ vẩn vơ
Thơ thơ thẩn thẩn vật vờ em ơi!
Thoảng mùi khăm khẳm mồ hôi
Râu ria lông lá đười ươi hiện hình

Mấy chàng lực lưỡng vây quanh
Đồng tình luyến ái ruồi xanh tủi sầu
Linh hồn vùi dưới biển sâu
Hai con cẩu đực lầu bầu lang bang

Thơ tình chỉ tổ bẽ bàng
Xem quan thái giám khẽ khàng ái ân...
Mần nhau tứ túc tay chân
Sùi bong bóng nước mấy vần thơ chua

Yêu cho bọt mép trào ra
Kià Ngô Xuân Diệu gật gù bún riêu
Ai ra hàng điếu hàng niêu
Cột cờ hàng mã tiêu điều hoàng hôn

Tình tang chi nữa cho buồn
Bê đê đồng bóng chui luồn đó đây
Từ ngày có đảng cầm tay
Chỉ đường vạch lối càng say mùi tần

Húng lìu nhưạ mận săn văn
Bán trôn nuôi miệng dối gian lạc loài...?

25.1.2012 Lu Hà


Nhưng không phải là tôi không có chút cảm tình gì với thơ tình của ông Ngô Xuân Diệu. Tôi đã chọn ra được 14 bài thơ hay nhất để cảm tác hay chuyển thể như tôi đã làm với phần lớn các nhà thơ tình khác của Việt Nam.

Đêm Trăng Huyền Diệu

Mây lướt thướt dập dìu trong gío
Mùi phấn hương chan chứa êm đềm
Không gian im lặng buông rèm
Trời thu bát ngát yêu em thật nhiều

Anh ôm chặt thân kiều dáng ngọc
Phút giây thiêng ngơ ngác thẫn thờ
Nửa năm xa cách dồn vào
Đê mê ngây ngất cồn cào nôn nao

Mắt trong mắt nghẹn ngào nức nở
Tay luồn tay tất cả sầu riêng
Trái tim dồn dập ngả nghiêng
Nghìn sao rung động trống chiềng ngân vang

Anh khoá chặt thân vàng khuôn ngọc
Ép vầng trăng phải mọc đáy hồ
Láng lai tuôn chảy ra thơ
Lăn tăn sóng nhẹ lờ đờ cá bơi

Đêm biêng biếc bồi hồi xao xuyến
Gió xé tan từng đám mây hồng
Ôi màu xiêm áo tiên bồng
Hồn anh chết lịm giữa dòng sông trăng

Anh ru giấc em nàng tiên cá
Nhện đan tơ lưới đã giăng rồi
Đôi ta thống trị bầu trời
Đêm trăng huyền diệu lả lơi cuộc tình!

Anh chỉ có một hình một bóng
Một trái tim nóng bỏng yêu thương
Chân thành là một tấm lòng
Hiến dâng tất cả mặn nồng tuổi xuân!

cảm tác từ bài 4 khổ của Xuân Diệu: Bóng Đêm Biếc
16.10.2012 Lu Hà


Tôi biết hàng triệu người Việt Nam vẫn tôn sùng cái bóng của họ? Tuy chỉ là cái bóng hờ, bóng mờ chả ai chiụ thuộc lòng chiụ đọc nhưng cứ tôn thờ mãi thì đã sao? Thói quen bẩm sinh mà, cái tiếng càng đánh càng bóng, cái mặt càng tô càng dày, thơ càng đọc càng mờ mịt tăm tối rồi cũng phải đi qua. Chả lẽ cứ mơ mơ màng màng mãi thế này sao? Tôi cứ nói thẳng ra vì tôi có đọc thơ của họ rồi chỉ vội lướt qua thôi một vài bài rồi vột bỏ qua vì trái tim tôi không chiụ rung động. tôi lại không có tính kiên trì nhẫn nại đọc những gì mà mình không ưa, không thích.

Tất nhiên thiên hạ vẫn còn khối người mê là chuyện của thiên hạ. Tôi rất vui mừng các thi sĩ hải ngoại ngày nay làm thơ rất chuẩn mực. Thơ của họ phong phú giàu hình ảnh vô cùng. Thơ đường là mẫu mực nhất để rèn luyện trí năng thẩm mỹ,nguyên tắc, rèn luyện tư duy lôgich.

Thơ tả tình tốt nhất vẫn là thơ 7 chữ theo nguyên tắc gieo vần tứ tuyệt, thơ lục bát, song thất lục bát, 8 chữ, 5 chữ v.v... có cơ hội trỗi dạy nở hoa. Tình yêu sẽ được dần dần giải mã bởi những thiên tài tình thơ?

30.3.2013 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét