Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Bình Thơ Bài : “ Cô Bán Hoa Đêm “

Thơ Lu Hà

Khen cho nữ sĩ Trần Hiền Châu dám mạnh dạn sửa thơ của Lu Hà. Bài thơ: "Cô Bán Hoa Đêm" là cảm xúc từ bài thơ 8 chữ “Đợi Khách “ nổi tiếng của Nguyên Sa, mà Hà mỗ làm từ năm 2012.
Thật ra  bài thơ này, lão phu
đã cố ý để vài ba câu song thất không vần lắm, nhưng đổi lại thì ý nghĩa vô bờ bến và cấu trúc logich văn cảnh thì xoắn xuýt quấn chặt với nhau thành một khối hoàn chỉnh không thể tách rời. Nếu như cô Châu sửa lại thì lại đọc lên rất vần chỉn chu vô cùng nhưng không hợp với phong vận và tính hợp lý của bài thơ. Lu Hà sẽ nhân dịp này bình luận luôn thơ Lu Hà và cả những câu sửa của cô Châu nhé. Những chữ trong dắu ngoặc đơn là do Trần Hiền Châu  có nhã ý muốn sửa lại:

Cô bán Hoa Đêm

Em đứng nép bên hè phố vắng
Như loài dơi nấp bóng hang sâu
Làn môi son nhợt u sầu
Chập chờn ánh sáng nhạt màu sương rơi

Em đang đợi một người không hẹn
Chẳng kể ai lận đận bước qua (bẽn lẽn trời mưa ) 1
Chút tình hoa dại mưá thưà
Hiến dâng tất cả chẳng chưà cho em

Từng đêm tối êm đềm tóc rối
Má phai duyên đẫm gối thẹn thùng
Ôm lưng áp mặt bùng nhùng
Bàn tay lóng ngóng lạnh lùng chơi vơi

Người khách lạ lạc loài hoang dại ( muôn nơi hoang dại )2
Con mèo rừng tê tái muà trăng
Em chờ thân phận bẽ bàng
Tình sầu tủi hận dở dang lỡ làng

Men rượu cặn điếm đàng cay đắng
Vệt thời gian trĩu nặng đôi vai
Nhục nhằn nhơ nhuốc canh dài
Chăn nhàu váy ướt tháng ngày lầm than ( gối ướt )3

Em đã khóc trần gian ghẻ lạnh
Kiếp phận nghèo cám cảnh hoa rơi
Côn trùng thảo vật say rồi
Nhà ai đèn tắt xa xôi mịt mờ

Rồi kéo vội dải đào yếm luạ
Bước chân đi sa đoạ thương đau
Chút tiền ân ái đêm thâu
Nuôi cha dưỡng mẹ tuổi già quạnh hiu! (thêm mầu ) 4

cảm tác từ thơ 8 chữ của Nguyên Sa: Đợi Khách
15.10.2012 Lu Hà



Trong giới làng chơi giang hồ mãi dâm có từ ngữ thuờng quen dùng người bán hoa và kẻ mua hoa. Những cuộc tình vụng trộm này thường sảy ra về ban đêm. Kẻ quyền qúy giàu sang có điều kiện thận lợi, những cuộc mua bán truy hoan này diễn ra trong khách sạn 4 sao 5 sao hay cao lâu động chứa. Kẻ bần cùng khố rách áo ôm xích lô ba gác hay những thày cò, bố quạ, các cố gìa dư đỉnh chút tiền còm thì hay thích ăn sương ở các ngõ ngách, bờ bụi ven đường.

Chuyện các hoa hậu chân dài được tôn lên đẳng cấp là gái gọi cao cấp tôi không muốn nói nhiều trong bài bình thơ này. Tôi quan tâm đến những cô buôn son bán phấn thấp hèn tận cùng đói khổ của xã hội thôi và không muốn miên man xa rời nội dung chính của bài thơ: “ Cô Bán Hoa Đêm “

“Em đứng nép bên hè phố vắng
Như loài dơi nấp bóng hang sâu”

Thật buồn vô cùng vì miếng cơm manh áo vì phải nuôi cha dưỡng mẹ mà có những cô gái miễn cưỡng làm cái nghề tủi nhục này. Có gì đáng tự hào mà chẳng đứng nép bên hè phố kia chứa? Thân phận mình có khác chi củ khoai cái kiến, giun dế chuột dơi trong cái hang thăm thẳm của nhân phẩm và linh hồn?

Vì phải tiếp nhiều khách nên thể trạng các cô ốm yếu làn môi khóe mắt u sầu buồn bã:

“ Làn môi son nhợt u sầu
Chập chờn ánh sáng nhạt màu sương rơi“


Trần Hiền Châu sửa tất cả 8 chữ trong 4 câu,  tuy rằng bài này lão phu làm từ năm 2012, thơ song thất lục bát thời gian đó đôi chỗ phá cách không vần. Lão phu chợt nhớ tới giai thoại “Thôi – Sao”của Giả Đảo mà không khỏi tủm tỉm cười hoài:

Thi hào Giả Ðảo đời Đường thường được trân trọng về công phu sáng tác của ông . Ông làm thơ rất khổ công , nhiều khi chỉ một chữ dùng , ông cũng cân đi nhắc lại , nhất định tìm cho được chữ thật đắt mới nghe . Ông đã từng nói :

Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ thùy ! ...

( Hai câu làm mất ba năm
Một ngâm lã chã hai hàng lệ rơi . )

Có lần giữa đêm trăng , ông đến thăm người bạn . Trên đường ông nghĩ được hai câu thơ :

Điểu túc trì biên thụ
Tăng thôi nguyệt hạ môn

( Chim ngũ cây bên ao
Sư dưới trăng đẩy cửa )

Ông có vẻ hài lòng về hai câu đậm đà thi vị ấy , bổng thoáng chốc ông lại băn khoăn về chữ thôi . Thôi là đẩy , nên dùng chữ thôi hay một chữ khác . Ông bổng nghĩ ra chữ xao .

Thế rồi câu thơ được viết lại : " Tăng xao nguyệt hạ môn " ( Nhà sư gõ cửa dưới trăng ) . Cũng hay không kém câu trước . Vậy nên để chữ thôi hay chữ xao ?

Phân vân như thế , ông cứ vừa đi vừa đưa tay làm hiệu . ông làm động tác xô cửa , rồi lại làm động tác gõ cửa . Rồi lại viết giữa không trung chữ thôi rồi lại viết chữ xao . Tay cứ huơ huơ , mồm cứ lẩm bẩm , ông đâm xầm vào một chiếc xe ngựa đi về phía mình . Nhưng may mắn , người ngồi trên xe lại là quan Doãn Kinh Triệu , tên là Hàn Dũ hỏi chuyện , rất khen ngợi công phu và phẩm chất thi ca của Giả Đảo , góp ý với tác giả :

- " Nên dùng chữ xao , có động tác , có âm thanh thì hay hơn ."

Từ đó " thôi xao " trở thành một thuật ngữ chung cho làng thơ . khi ta làm bài thơ hay bài từ mà còn phải tìm ý tìm lời , chưa xong được bài , người ta nói : còn phải " thôi xao " thêm chút nữa .

Làm thơ chặt chẽ như Giả Đảo quá bận tâm đến niêm luật cũng không nên. Giả Đảo sáng tác không nhiều, chính những bài phá cách phóng túng của ông thì tình cảm ý thơ lại chan chứa sâu sắc hơn. Ngay cả bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu cũng không phải giữ đúng niêm luật đường thi nhưng Lý Bạch cũng coi là tuyệt bút không dám sửa một chữ nào.

Bây giờ Hà lão phu sẽ quay trở lại phân tích những câu song thất không vần và những câu sửa lại rất vần của cô Châu để cân nhắc nặng nhẹ trên tinh thần văn thơ đàm luận theo gương các bậc hiền nhân đạo cốt.

Em đang đợi một người không hẹn
Chẳng kể ai lận đận bước qua (bẽn lẽn trời mưa )

Em đang dợi một người không hẹn, bất kể ai sang hèn xấu đẹp miễn là có tiền chi cho em. Em là gái điếm cuộc đời em lận đận khổ đau cũng như khách mua dâm hối hả lật đật và cả hai tìm đến nhau thuận mua vừa bán tiền trao cháo múc. Em không thể bẽn lẽn thẹn thùng như gái thuyền quyên thục nữ được. Nên câu sửa lại không hẹn và bẽn lẽn rất vần trong thanh trắc nhưng không hợp với tâm lý và văn cảnh. Lận đận không vần lắm với không hẹn, những lời thơ tự nhiên không có chútt gò ép gượng gạo. Người bán dâm kẻ mua dâm diễn ra trong khung cảnh êm ái trong đêm thâu chứ không thể diễn ra dưới trời mưa tầm tã được. Trời mưa tầm tã sẽ làm ong bướm ướt cánh chứ còn thú cảm gì nữa mà giao hoan kia chứ?


Chút tình hoa dại mứa thừa
Hiến dâng tất cả chẳng chưà cho em “

Người ta bảo: Đánh đĩ mười phương cũng còn dành một phương để lấy chồng. Những vì cuộc sống bi đát cùng cực qúa mức, nên em sẵn sàng hiến dâng luôn tất cả mười phương và thiên hạ họ cũng ích kỷ tham lam dành giật tất cả hoa thừa hương dại nhụy rữa của em, chả để lại cho em một chút thừa thãi nào cả. Em có thể mắc bệnh hoa liễu hay tuyệt đường sinh nở? Thật là thê thảm vô cùng.

Sau khi đã ngã gía sòng phẳng tiếp theo là màn ngả bàn đèn. Cô nàng bán hoa sẽ nằm dạng chân ra và anh chàng hái hoa muốn hưởng dụng hết đồng tiền mình bỏ ra dù là đại gia hay cửu vạn cu li đóng gạch xe đất thì cũng mình trần thân trụi ai cũng như ai. Lúc này hơn nhau là ở khả năng sinh lý bẩm sinh khả năng hăng tiết vịt máu dê. Bây giờ  cô gái bán hoa mới thấy tủi nhục thẹn thùng mà nhắm mắt cho qua với tâm trạng chơi vơi mệt mỏi rã rời

“Từng đêm tối êm đềm tóc rối
Má phai duyên đẫm gối thẹn thùng
Ôm lưng áp mặt bùng nhùng
Bàn tay lóng ngóng lạnh lùng chơi vơi“


Chuyện nữ sĩ Trần Hiền Châu dám sửa lại vài chữ trong bài thơ cũ kỹ của Hà cát sĩ giống như Tô Đông Pha sửa thơ Vương An Thạch vậy.
Vương An Thạch và Tô Ðông Pha là hai vị đại văn hào đã được người Trung Hoa tôn kính vào hàng "Bát Ðại Gia" của họ. Tính tình của hai ông trái ngược nhau: Tô thì hào sảng, bộc trực; còn Vương thì uyên bác, thâm trầm.
Vương An Thạch là người có hùng tâm, đại chí. Ông thi đỗ sớm, nhưng không nhận chức ngaỵ. Ông để ra một thời gian dài gần hai mươi năm để du lịch, học hỏi địa hình địa vật, phong tục tập quán, văn chương văn hóa khắp miền. Sau khi tự nhận thấy mình đã có đủ bản lãnh, ông mới chấp chánh và được phong làm Tể Tướng.
Trong lúc du học ở đảo Hải Nam, ông đã làm một bài thơ, trong đó có hai câu rất lạ:

Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm

Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa

Thi hào Tô Ðông Pha, khi đọc, thấy không vừa ý nên đã sửa lại hai chữ cuối cho thơ có ý nghĩa hơn.
Ông sửa là:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm

Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa

Chuyện sửa thơ đến tai Vương An Thạch nhưng ông không hề lên tiếng! Vương Tể tướng chỉ bổ nhiệm Tô thi hào làm những chức quan tốt, nhưng chuyển đổi thành một vòng, từ Kinh đô xa dần về tận miền cực Nam, rồi lại trở về Kinh đô.

Khi đến làm quan ở Hải Nam được một thời gian, Tô Ðông Pha mới khám phá ra là: ở địa phương này có loại chim tên là Minh Nguyệt, hay hót trên đầu núi; và có một loại sâu tên là Hoàng Khuyển, chỉ thích nằm trong lòng hoa! Lúc ấy Tô Ðông Pha mới biết là mình bồng bột và thấy được cái thâm trầm của Vương An Thạch.

Trong khi Lu Hà viết: Người khách lạ lạc loài hoang dại - Con mèo rừng tê tái mùa đông thì cô Châu lại chữa là:” muôn nơi hoang dại”
Chỉ vì muốn cho chữ chơi vơi vần với muôn nơi làm cho câu thơ tối nghĩa hẳn đi . Người khách lạ khắp thế gian này tức là muôn nơi hoang dại cả sao? Hay anh chàng đó sờ soạng khắp cơ thể cô gái đáng thương đó chỗ nào cũng hoang dại âm u cả?  Hà lão phu dùng hình ảnh con mèo rừng hoang dại để ám chỉ tính cá thể đơn điệu lạc lõng lẻ loi. Ta không thề coi tất cả đàn ông trên thế gian này đều hoang dại cả mà chỉ một số khách lạ mua dâm lạc loài. Cô gái bán hoa bán dâm chắc cũng nghĩ như vậy.

Thôi thì đến nước này đã liều tấm thân thì ba bảy cũng liều vậy thôi biết làm sao được trong hoàn cảnh cuộc đời vô nghĩa tối tăm tận cùng không lối thoát:

“Em chờ thân phận bẽ bàng
Tình sầu tủi hận dở dang lỡ làng“

Một khi trinh tuyết không còn nữa, nguời con gái đã mất đi cái qúy giá nhất của đời mình để thành một người đàn bà, dù cho đó là một mối tình đầu hiến dâng tự nguyện. Nếu hiến dâng cho một người  tu mi quân tử nặng tình ân nghĩa ái hay cho hạng tiểu nhân bần tiện thì cũng là cái mất đi không thể lấy lại được. Nếu còn vì sự sinh tồn mà phải bán đi, khi đã bán một lần tự nhủ không bán nữa chỉ một lần này thôi. Một lần này thôi sao không thể thêm vài lần nữa thôi và cứ như thế sẽ thành con số trăm lần ngàn lần nữa thôi.

Cuộc rượu cuc vui nào chả có lúc tàn canh, hoa xuân nào mà chả mau tàn nhụy rữa?
 “ Men rượu cạn điếm đàng cay đắng
Vệt thời gian trĩu nặng đôi vai “

Tác gỉa dùng chữ vệt thời gian để chỉ tính liên tục tính hệ thống triền miên kéo dài của cuộc đời gái cô gái điếm. Gánh nặng trần ai mặc cảm tội lỗi nhuốc nhơ ghê tởm đã dày vò thân xác tâm hồn

“ Nhục nhằn nhơ nhuốc canh dài “, nhưng nữ sĩ Trần Hiền Châu bỏ chữ váy ướt và thay gối ướt vào làm cho câu thơ tưởng rằng hợp lý bởi chữ chăn gối. Chăn gối phụng loan kim bôi hợp cẩn là những hình ảnh đẹp của yêu thương trai gái. Chuyện mua bán dâm lhông thể gọi chung chăn chung gối tự nguyện từ trái tim nỗi lòng được

Vậy Lu Hà vẫn dùng chữ váy ướt để tả tính buông thả dễ dãi chỗ nào cũng được của một cô gái điếm dù mặc quần hay váy bờ bụi ghế đá hay trên gường nệm trải ga trắng tinh ở khách sạn 5 sao.

“ Chăn nhàu váy ướt tháng ngày lầm than “

Đời gái điếm là đời hoa tàn liễu bại nhụy rơi, gọi là cuộc đời bán trôn nuôi miệng. Trong hàng trăm nghề nghiệp có ở trên đời này thì nghề gái điếm là nghề cay cực nhất. Ở các nước văn minh tự do dân chủ tôn trọng tự do mưu sinh của con người họ không khinh miệt cô gái điếm qúa đáng như các nước theo hệ gía trị cộng sản còn nặng nề lễ giáo Khổng Mạnh.

Đảng xanh là đảng duy nhất trong quốc hội Đức chủ trương đấu tranh cho gái điếm được tự do hành nghề nhưng ở  phòng kín có bác sĩ kiểm tra sức khỏe khách mua dâm và các cô bán dâm xem trong máu có vi trùng sida không?  Các ông chủ bà chủ nhà thổ phải kê khai mức thu nhập của từng cô gái điếm  đóng thuế lương cho nhà nước có bảo hiểm sức khoẻ và chế độ hưu trí và được đối xử bình đẳng như các nghề nghiệp khác. Tuy rằng Đảng xanh có hảo ý tốt và còn muốn đấu tranh cho cả các đồng tính luyến ái được kết hôn. Nhưng Đức Giáo Hoàng và đạo thiên Chúa phải đối, cả về Đao Phật cũng khó chấp nhận nguyện vọng của Đàng xanh ( Grün Partei ). Xết về mặt luân lý tính tự nhiên tồn sinh, hiện sinh của vũ trụ nhân loài khó có thể chấp nhận được.

Dù có muốn được xã hội thông cảm thì cuộc đời gái điếm là một cuộc đời bất hạnh. Không ai tự hào mình có con bướm hồng to, cái L to mềm mại xinh đẹp để mua vui cho thiên hạ cả.

“ Em đã khóc trần gian ghẻ lạnh
Kiếp phận nghèo cám cảnh hoa rơi
Côn trùng thảo vật say rồi
Nhà ai đèn tắt xa xôi mịt mờ “

Trong khung cảnh đêm khuya tĩnh mịch khi cả hành tinh vũ trụ côn trùng thảo vật say sưa trong giấc ngủ thì bóng cô gái điếm vấn vật vờ thoắt ẩn thoắt hiện như bóng ma dật dờ ngoài đường như những con dom dóm tàn lụi ăn sương


Mỗi bước đi là dấn thân vào cát bụi dặm trường. Nghề gái điếm cũng là đồng nghĩa với bụi đời vật vã xiêu vẹo nay đây mai đó ngủ đình ngủ chùa lê la các quán trọ ngõ ngách bẩn thỉu, các cô gái điếm hạng bét cấp thp nhao ra từ các miền nhà quê bản làng heo hút ra thành thị để kiếm ăn

“ Rồi kéo vội dải đào yếm lụa
Bước chân đi sa đọa thương đau “

Sau mỗi cuối truy hoan cấp tốc ở các tư thế đứng ngồi chổng mông v. v…Để kiếm chút tiền còm nuôi thân và dành dụm gửi về quê phụng dưỡng báo hiếu cha mẹ gìa là một thảm cảnh ở xã hội Việt Nam.

Nữ sĩ Trần Hiền Châu tuổi gìa mà thay chữ “thêm màu “ vào. Tuy làm câu thơ có vần vì chữ màu vần với chữ đau câu thơ sẽ trở nên nhạt nhẽo sáo sống không mô tả hết cái cay cực cam chịu bất hạnh và động cơ làm gái điếm để báo hiếu phụng dưỡng cha mẹ hay có tiền nuôi con ăn học thành tài. Nếu viết là: “Nuôi cha dưỡng mẹ thêm màu quạnh hịu “ làm cho câu thơ trở nên tối nghĩa.
Nên Hà lão phu vẫn giữ nguyên toàn bài như đã làm từ năm 2012 và thấy không cần thiết phải sửa lại làm gì. Thời gian dành để sáng tác một bài mới toanh.

“ Chút tiền êm ái đêm thâu
Nuôi cha dưỡng mẹ tuổi gìa quạnh hiu.
 Vậy cũng cám ơn nữ sĩ Trần Hiền Châu đã tham gia đàm luận với lão phu để lão phu có cơ hội giải nghĩa và tự bình luận thơ mình. Nếu đọc lên vẫn là âm hưởng điệu nhạc tính cao chứ có trúc trắc ngắc ngứ gì đâu phải không nữ sĩ Trần Hiền Châu?

Trần Hiền Châu: “ Chỉ vì HC sửa lại 1 bài thơ của thi sĩ LH mà thi sĩ đã phải nhọc tâm hóa giải bài thơ từng câu từng chữ, đúng là HC đã quá làm khổ cho thi sĩ rồi. HC xin lỗi thi sĩ Lu Hà nhé! “


-Cô trần Hiền Châu ơi! Không sao cả mà chính Hà mỗ này cần cám ơn cô Trần Hiền Châu. Nhờ vậy mà Hà mỗ mới dám công khai giải nghĩa và tự bình luận thơ mình là việc làm xưa nay hiếm. Người làm thơ chỉ chúi mũi vào làm thơ , công việc bình thơ xem nhẹ và giao phó hẳn cho các nhà bình luận thơ văn trình độ kém. Không biết làm thơ không hiểu gì về thơ phú cũng bình luận linh tinh trích dẫn dài dòng khen thơ vuốt đuôi thiếu cơ sở nghệ thuật, bình thơ theo quản điểm chính trị thế giới quan, chủ quan của riêng mình. Ai tự bình thơ giải nghĩa thì vu cáo thóa mạ là con mèo khen mình dài đuôi. Có lẽ Lu Hà là người đầu tiên muốn phá vỡ định kiến cổ hủ lạc hậu  này.

Kết thúc bài bình luận này xin có bài thơ muốn chia sẻ cùng các bạn:

Linh Hồn Kỹ Nữ
cảm xúc thơ Trần Hiền Châu: Gái Điếm Việt Nam

Hồn kỹ nữ lờ mờ đây đó
Mùi phấn hương chăng chớ hay chưa
Lả lơi trăng gió mây mưa
Nỗi niềm tủi hận sao chưa lấy chồng

Là đối tượng tấn công xã hội
Cần tránh xa nhức nhối tâm can
Đại gia cán bộ triệu ngàn
Xa hoa đài các thế gian dật dờ

Ca nhạc sĩ nhởn nhơ cậy thế
Các siêu sao được thể khoe khoang
Chân dài hoa hậu phát quang
Báo đăng chi tiết rỡ ràng chiếu chăn

Bọn đầy tớ nhân dân thư giãn
Gái nhà quê bạc phận khóc thân
Bần nông đắm đuối công nhân
Ngẩn ngơ phố thị xa gần hào hoa

Cũng lắm ả nhạt nhòa khóe hạnh
Giọt mưa rơi tí tách Lu Hà
Tình thơ lai láng la đà
Năm châu bốn biển lượt là thiết tha

Cần chi rứa đô la vàng bạc
Cõi bồng lai cánh hạc bay xa
Hò khoan cò lả khúc ca
Thuyền xuôi mát lái mượt mà ái ân...!

3.7.2015 Lu Hà

Viết bình luận 4.7.2015 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét