Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

LU HÀ: CÚ ĐÁNH BẤT NGỜ (PHẦN 2)

Cũng chỉ vì bất mãn với với nhà nước cộng sản không cho tôi đi học đại học sau khi xin ra khỏi quân đội, nên tôi xin đi cộng hòa dân chủ Đức theo một khóa học nghề hóa chất dẻo, tôi trúng vào danh sách tuyển dụng của phòng lao động thành phố Hà Nội. Mục đích của tôi là để cứu đói cấp tốc cho gia đình và kiếm tiền làm vốn cho tương lai là chính còn chuyện học hành là phụ. Sau hơn 3 năm trở lại Việt Nam cũng tấp tểnh tính chuyện vượt biên bằng đường thủy không thành, nhưng may quá hơn một năm ở Hà Nội lại được gọi trở lại Đức theo con đường làm lao nô. Cơ hội ngàn năm có một chả gì mình cũng được ra nước ngoài không phải vượt biên vượt biển, chưa biết chừng làm mồi cho cá mập hay hổ báo thổ tặc.

Chuyến thứ hai này vào ngày 22 tháng 9 năm 1981, tôi tính chuyện ở lại Đức luôn không muốn về Việt Nam nữa. Đâu lường trước được cộng hoà dân chủ Đức cũng là một nhà nước độc tài tàn bạo kinh khủng man rợ vô cùng. Nhưng họ có mức sống cao hơn ở Việt Nam là do được thằng Liên Xô bóp mồm bóp họng dân nó tài trợ cho để ganh đua với Tây Đức. Ngày đó mấy anh già cán bộ cộng sản cao cấp trước khi đi về nghỉ hưu vẫn được đảng tổ chức từng đoàn từng đoàn lũ lượt sang thăm cộng hòa dân chủ Đức. Chúng nó kháo nhau sang để biết giai đoạn quá độ từ xã hội xã hội chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa cộng sản nó như thế nào để về Việt Nam còn dể bề giải thích.

Chuyện dài từ năm 1981 đến 1985 tôi sẽ kể lại vào một chuơng khác. Tôi chỉ kể những gì tôi đã trải qua từ 1995 đến hôm nay mà thôi và cả những năm làm bộ đội mở đường ở Trường Sơn cũng dành ra những chương khác với những tên gọi khác. 

Sau khi bỏ trốn về Dreden sống lưu vong lang thang bất hợp pháp công khai cứ ở với vợ. Tôi phải làm đủ thứ nghề bốc vác ở cảng, đốt lò, phụ xe v. v… chả có hợp đồng quái gì hết. Làm tuần nào trả tiền luôn tuần đó vì họ thiếu nhân lực lao động. Tiền công thường là 3 Ost Mark hay 3, 50 Mark, cao nhất là 4 Mark một tiếng. Lớ ngớ thế nào tôi lại xin vào làm ở một nhà máy rất hiện đại ở Dresden với có tấm biển đồ sộ gọi là Kerb – Konus. Bảo vệ dẫn tôi lên gặp trưởng phòng nhân lực. Hắn là bí thư đảng nhà máy thấy tôi lanh lợi ăn nói lưu loát nên nhận vào làm thử nghề thợ mài. Chuyên đứng máy mài cái chốt hình nón cụt gọi là Kegel, lương tháng 700 Mark một tháng. Sau họ thấy tôi học nhanh qúa nên một tháng sau cho học sử dụng 4 máy mài tự động bằng bàn phím và màn hình. Sau 4 tháng tôi được nhận bằng tự học Automateinrichter và tự mình xoay sở 8 tiếng đồng hồ trông coi máy chạy không cần tay đội trưởng chỉ giáo nữa. Vậy cả nhà máy lớn như vậy chỉ có hai thằng là sử dụng điều khiển được máy mài tự động chia làm 2 ca sáng và chiều. Còn các gian khác là tiện tự động máy móc nhập từ Tây Đức sang. Mỗi thàng công nhân điều khiển 10 máy. Lương tháng của tôi lúc đó là 1000 Mark một tháng. Mark Đông Đức chứ không phải Mark Tây Đức. Giá hối đoái là một đổi một nhưng thực ra dân Đông Đức làm gì được quyền tiêu tiền Tây Đức mà ai đổi cho? Lấy đâu mà đổi? Giá trợ đen đổi chui lúc đó ở ngoài đường với dân tư bản qua Đông Đức chơi hay cánh nửa mùa như bọn Algerien là 1 đồi 10. Nghĩa là một đồng Tây Đức ăn 10 đồng Đông Đức. Với mức lương như vậy ở Đông Đức là cao chứ không ít và bản thân được họ trọng vọng. Nhưng làm được 3 năm tôi lại bất mãn vì thấy đối sử bất công. Cùng làm việc như nhau nhưng thằng đội trưởng cuối năm vẫn có tiền thưởng lương tháng thứ 13 là 2000 Mark còn tôi chẳng được đồng nào. Một bà cậm cạnh ở gian bên mài Kegel chỉ có hai máy mà cũng có tiền thưởng 1000 Mark. Còn tôi mài Stifte phục vụ cho ngành sản suất vũ khí, xe tăng v. v… mà nó chả cho mình xu tiền thưởng nào nên tôi xin thôi việc luôn để cảnh cáo. Ông đi chúng mày cũng khốn vì đếch có thằng nào đủ sức học nhanh như ông để điều khiển cho chúng mày chậm kế hoạch sản xuất…

Tôi lại xin vào làm nghề thợ tiện, ở xí nghiệp gần nhà với tên gọi Gelenkwellenwerk. Lương tháng 800 Mark một tháng lại sảy ra chuyện với thằng Peter nó bôi mỡ trộn với mảnh chai vỡ nên tôi xin thôi việc. Đúng ra không đến nỗi phải bỏ đi nhưng vì tay đốc công đối xử không nhân đạo, con ốm muốn nghỉ phép một tuần để chăm sóc và lúc đó cũng đang thực tập lái Ô Tô. Tôi là người Việt Nam duy nhất ở vùng đó đổ phần lý thuyết cũng có hàng trăm lao động người Việt Nam đang sinh sống lao động ở các nhà máy lân cận. Cánh dân Việt Nam họ nhìn tôi rất nể phục. Vì học lý thuyết bằng tiếng Đức để có bằng lái Ô Tô rất khó, không dễ nhai tý nào cả.

Như vậy là tôi chính thức thất nhiệp vào những tháng cuối năm 1989. Lúc đó lại sảy ra vụ bức tường Tây Bá Linh bị sụp đổ dòng người xô lấn tràn sang bên phía Tây Đức. Tôi ở nhà trông 3 đứa con và để vợ qua thăm West Berin kiếm 100 D- Mark tiền chào mừng và bảo vợ tìm cách liên hệ với nhà chức trách bên đó kể rõ hoàn cảnh như tôi và 3 đứa con sống ra sao. Vợ tôi đã gặp thị trưởng Tây Bá Linh hay Senator gì đó. Ông ta khuyên vợ tôi, bảo tôi phải sang ngay , dù có bi bắn chết tươi ở cửa biên giới cũng cứ liều mạng mà chạy sang. Mà chắc gì nó đã bắn mình, cứ lao nhao ở đó, dòng người sẽ xô đẩy mình sang. Bây giờ cửa biên giới còn đang mở để ít ngày nữa họ đóng lại là hết cơ hội, hy vọng được tự do. Với số tiền chào mừng 100 D – Mark vợ tôi mua được một chiếc đài chạy băng 70 D- Mark còn dư ra 30 D- Mark hớn hở mang về. Con tôi đi nhà trẻ bọn cô nuôi nó tuyên truyền mẹ mày sang Tây Đức rồi không về nữa đâu, thế mới đểu.

Khi biết được tình hình như vậy, tôi không nghe lời khuyên của Ngài Senator bên Tây Đức mà tôi lại cao tay hơn, dán giấy la liệt mọi nơi ở thị trấn vào các gốc cây, tường nhà. Chú ý bán đồ giá rẻ, nhanh lên kẻo hết. Máy giặt, giường nằm, bàn, tủ, vô tuyến vân vân và vân vân. Hỏi ông bà: tên họ, đường phố số nhà , muốn bán hết đồ đạc của cải để ra đi...

Tôi có ý định báo động cho Stasi biết: Đến nước cùng ông sẽ bán hết đồ đạc, chúng mày không cho ông cưới thì giữ lại làm gì? Dân nó bỏ ra đi khối ra đó mà toàn dân Đức chính tông hẳn hoi. Còn thằng Việt Nam nhỏ nhoi như ông đây thì giữ lại làm gỉ? Đúng như sự tính toán của tôi, buổi sáng dán giấy các nơi giao bán đồ thì buổi chiều bổng có môt anh chàng khá điển trai tuổi chừng ngoài 30 có nước da mai mái ôm cái cặp da đến hỏi mua đồ. Nhìn cung cách tôi đã biết thừa nó là mật vụ an ninh chó chết, nước da mai mái vì thằng này suốt ngày dưới hầm sâu để đọc tài liệu, tra trấn tù nhân và nghe điện thoại trộm. 

- Gia đình ta chuyển bị đi xa à 
- Ừ!
- Đi đâu đấy?
- Tây Đức 
- Muốn mua gì? 
- Một cái xe đạp, kiểu gì cũng được.
- Có ngay, tôi để dưới hầm nhà. 
- OK!

Hắn theo tôi xuống gian chứa đồ vặt, cũng là nơi tôi để than củi, để thỉnh thoảng mang lên nhà đốt lò sưởi và đun nước tắm. Tôi lôi cái xe đạp ra hắn vờ vĩnh xem qua loa nhưng mắt hăn liếc láo xem ngoài xe đạp tôi còn gì khả nghi không? Có điện đài, tài liệu bí mật gì không? Liệu tôi có phải là tình báo Tây Đức hay CIA cài vào Đông Đức của hắn không? Tôi tin chắc thằng này là mật vụ Stasi (Geheimstaatpolizei). Đúng vậym hắn chê xe đạp không tốt, nhỏ quá. Hắn muốn sưu tầm tem cũ, đồ cổ hay tiền cổ. Hắn hỏi tôi có tiền Tây Đức cổ không?

- Tiền Tây Đức? Có chứ vợ tôi mới mang về, lên nhà tôi cho xem. Tôi để tất trong tủ nhiều của lạ lắm.

Hắn bám riết theo tôi lên nhà, vào gian chính diện tôi mở tung tủ ra lôi hết tất cả lọ lẽo sơn mài từ Việt Nam và cả túi tiền Tây Đức vợ tôi vừa mới mang về cả số tôi đỏi chui từ trước. Trong đó đúng cũng có vài Pfennig lẻ mà bố vợ tôi lúc sinh thời từ Tậy Đức sang tặng con gái nhỏ chơi. Hắn soi moi nhìn vào trong tủ thấy chả có gì khả nghi. Hắn còn căn dặn nếu gia đình sang Tây Đức sinh sống loại tiền cổ này không tiêu được đâu.

Hắn muốn ra về nhưng tôi giữ lại kỳ kèo gạ bán cái xe Ô Tô cũ cậm cạch mới mua 700 Mark mác Octavia. Hắn xua tay, thôi, thôi. Tôi cũng có một cái Octavia ở nhà và biến luôn. Tôi nhin theo cười ruồi: Mẹ tiên sư mày, qua làm sao được mắt tao chỉ được cái vờ vĩnh. 

Tôi tin chắc bọn Stasi trước sau cũng phải cấp giấy cho cả nhà tôi đi, kể cả khi cửa biên giới có đóng lại. Vì chúng cũng bị tôi dồn vào thế bí.

Cơ hội ngàn năm có một để đi ra khỏi nhà nước cộng sản dã thú tàn độc này, tôi đã tiên đoán được ngay từ những tháng mùa hè năm 1989 khi đọc trên báo Sächsiche Zeitung những tin về người Đức đi nghỉ mát ở Ungarn bên ta gọi là nước Hung Ga Ri đã đạp rào ở vùng biên giới để vượt sang Tây Đức. Thời gian này tôi cũng nghỉ việc hẳn không làm ở một xí nghiệp nào cả, nhưng để kiếm tiền sinh sống tôi soay sang nghề đi buôn.

Vâng, tôi đi buôn thật, nghề buôn đầu máy khâu cũ với nhãn hiệu Singer, Naumann, Pfaff v. v… Tôi đọc báo Đức xem mục rao bán đồ vặt, hễ cứ ai bán đầu máy khâu cũ là tôi lần theo địa chỉ đến mua liền. Chính tôi cũng đăng báo tìm mua đầu máy khâu cũ sau sợ Stasi sẽ để ý nên tôi nhờ người quen đăng tin tìm mua hộ. Có điạ chỉ là tôi lần đến mua. Giá một chiếc máy khâu cũ chỉ chừng 50 Mark, nhiều khi gặp may chỉ có 20 hoặc 30 Mark. Khách hàng tiêu thụ của tôi là hàng trăm người Việt Nam sang lao động sinh sống ở các vùng lân cận. Người ta gọi là lao nô thường vào làm ở những xí nghiệp mang nhiều chất độc hại hay nặng nhọc bẩn thỉu hôi hám mà dân Đức không muốn làm như nhà máy sợi hóa học, sản xuất xăm lốp ô tô, xe đạp, vải ni lông, nhà máy dệt, mổ trâu giết lợn v. v… Nhiều người ngoài giờ làm trong xí nghiệp ra, thứ bảy chủ nhật hay vào những tiếng buổi tối họ lại may cắt quần áo làm thêm. Đặc biệt họ có năng khiếu bắt chước rất giỏi nhất là mẫu quần bò mà ta vẫn gọi là quần Jean, giả mạo rất giống quần bò Mỹ để bán lại cho dân Đức. Người Đức rất ghét họ vì bán giá đắt trong khi muốn mua có chiếc quần Jean chánh hiệu thì phải mua ở Intershop bằng dollar hay D- Mark tiền Tây Đức. Họ, người Việt Nam sang Đức chỉ để may quần bò bán lại cho dân Đông Đức và lùng mua xe đạp, giấy ảnh để gửi về Việt Nam. Cho nên ở Đông Đức toàn quốc sảy ra nạn hiếm xe đạp và đồ phụ tùng như cồn, may ơ, ổ trục trước trục sau, xích líp, vải lụa đen v. v… Người Việt Nam có tên gọi là bọn Fitchi, thợ may và xe đạp.

Tôi nghiên cứu những đặc điểm này của người Việt Nam và cả những tên gọi xấu mà người ta thường gán cho đồng bào mình. Tôi biết họ rất cần đầu máy khâu cũ vừa để may cắt lại gửi về Việt Nam. Nên vẫn có chuyện cán bộ cộng sản sang Đông Đức công tác khi trở về vẫn cố mạng ra sân bay một đầu máy khâu cũ về, nặng như thế cũng sẵn sàng trả tiền quá tải. Máy cũ rích từ thời Napoleon đại đế, Bismark nhưng qúy giá vô cùng, họ tranh nhau mua của tôi, họ gọi tôi là vua đầu máy khâu cũ vùng Dresen. Có cái hay là máy toàn là bằng sắt cả chạy rất khoẻ, vải dày đến đâu cũng xuyên thủng hết hơn hẳn máy nhựa hiện đại nhiều tính năng tác dụng, nên họ rất chuộng nhất là máy Singer. Họ đặt mua của tôi một chiếc với giá là 300 đến 500 Mark. Tôi thì lại giỏi lùng, vì nghe và hiểu tốt tiếng Đức nên công việc rất thuận lợi. Tôi nhớ một lần về Việt Nam hộ tang Cha, có về thăm quê thấy ông chú họ tôi làm nghề thơ may mà nửa thế kỷ nay chú vẫn đạp chân cái máy Singer cổ lỗ sĩ rất quen thuộc mà tôi thường đi lùng mua ngày xưa ở Đông Đức. Cho nên khoảng thời gian này chả làm việc ở xí nghiệp nào cả vợ chồng tôi vẫn cứ sống dư dả tiền nong không thiếu. Vợ tôi từ ngày có tôi về chung sống chả làm ở xí nghiệp nào hết cứ ở nhà làm nội trợ công việc ở xưởng giầy cũng bỏ luôn.

Cái khổ là tôi vẫn chưa có bằng lái ô tô, lý thuyết thì đậu nhưng phần thực hành cứ phải lẽo đẽo trả tiền từng tiếng Trabahn bằng số tay, dân Tây Đức gọi là Trabi hay cái hộp giấy để mỉa mai người anh em Đông đức. Xe chạy tối đa là 80 đến 100 cây số giờ hai cửa làm bằng giấy catông ép. Chạy đủ 30 tiếng mà ông thày vẫn chưa cho sát hạch. Tôi cứ phàn nàn mãi sắp đi Tây Đức rồi, thời cơ đến không thể trì hoãn được nữa. Nếu không có bằng lái ô tô thì thôi.

Tôi cũng hí hửng mua tạm một chiếc Octavia kiểu Tiệp cổ lỗ sĩ . Buồn cười cả đời tôi chưa bao giờ làm chủ nhân một chiếc ô tô cả, nay mua về bộ làm lạnh động cơ đã đóng băng mà tôi cứ cho máy khởi động mà không biết. Vợ tôi cũng phấn khởi lau chùi rất cẩn thận phía bên ngoài xe. Sau có vụ nhà nước cộng sản muốn lấy lòng dân đã cho đổi tiền với giá một đổi một. Mỗi công dân hồi đó được phép đổi 100 Mark ra 100 - D Mark tính theo đầu người bất kể già trẻ lớn bé. Nhà tôi vợ tôi và 3 đứa con cũng đổi được 400 D- Mark. Cái may có một anh chàng hàng xóm vịt giời vừa đổi được 100 D- Mark và biết tôi muốn bán lại cái xe tưởng bở nên đã mua lại với giá 100 D - Mark. Sau này nghe nói anh chàng này rất khổ sở ở khâu đăng ký vì chủ xe là người nước ngoài. Anh ta phát hiện ra bô làm lạnh phải đổ dung dịch chống đóng băng thì xe mới chạy được và tôi cũng nhẹ nhõm cả người là mình tống khứ cái của nợ đó đi.

Cũng vừa lúc đó có một tay đại úy công an ở sở phòng ngoại kiều hộ chiếu du lịch đến nhà báo tôi đến đồn ngay để nhận giấy tờ họ gọi là thẻ nhân diện tiếng Đức gọi là Indentitäts-Besscheinigung hay giấy quá cảnh Grenzübergang. Trong giấy họ ghi vợ tôi và ba đứa con rõ ràng là hướng đi Tây Đức còn tôi thì không ghi đi đâu cả. Tôi yêu cầu họ ghi vào đi Tây Đức nhưng con mẹ công an không chịu ghi cứ cãi nhau chí chóe. Nó bảo vì tôi là thằng vô tổ quốc không có quốc tịch rõ ràng, không rõ nguồn gốc lai lịch nên gọi là Staatenlos. 
- Bậy nào, tôi là người Việt Nam rõ ràng sao lại bảo Staatenlos. Vợ con tôi sang Tây Đức thì tôi cũng sang Tây Đức cùng vợ con chứ còn đi đâu nữa? Các người đã ghi rõ tôi trong vòng 24 tiếng đồng hồ phải rời khỏi lãnh thổ cộng hòa dân chủ Đức kia mà? Còn vợ con thì 48 tiếng cũng phải dời khỏi lãnh thổ của các người.

Thấy cãi nhau to tiếng tay đại úy là người nắm hồ sơ lý lịch của tôi chạy vào hỏi:

- Cái gì mà to tiếng vậy?
Con công an mới nói:
- Báo cáo thủ trưởng nó bảo vợ con nó sang Tây Đức thì nó cũng muốn sang Tây Đức.
Viên đại úy phẩy bàn tay phải ra vẻ điệu bộ bề trên.
- Ừ thì ghi quách cho nó sang Tây Đức, nó đi là mình mừng. Từ nay hết trách nhiệm với nó.
Như vậy tôi đã có giấy tờ đàng hoàng mà ra đi, của cải đã bán sạch và ra nhà ga Bahnhof Dresen hay trước cửa khách sạn Königstein gạ gẫm những anh chàng da đen nửa mùa chuyên buôn tiền 1 đồi 20 cũng xong. 100 D – Mark = 2000 Mark.

Tiễn ra sân ga là hai bà già Mẹ vợ tôi và bà mẹ nuôi người Đức. Bịn rịn giờ lâu và hứa ngày mai không xa chúng con sẽ phóng ô tô từ Tây Đức sang thăm các mẹ…

Đến nhà ga lớn Dreden tôi mua vé Tàu đi Tây Đức, họ hỏi đi hướng nào tôi cũng khộng biết nữa cứ ú ớ đành giơ tấm bản đồ ra tôi nhìn trên tấm bản đồ thấy miền Nam Tây Đức là xa nhất, nên tâm lý trốn chạy đi tìm tự do tôi chỉ luôn thành phố Stuttgart. Đoàn Tàu từ từ chuyển bánh lần đầu tiên trong đời tôi được ngồi trên một chiếc tàu hỏa sang trọng tiện nghi sạch sẽ mà cứ tưởng mình cũng trang trọng qúy phái hãnh diện lắm.

Tàu sang biên giới rồi sang vùng lãnh thổ Tây Đức, tôi thở phào nhẹ nhõm. Một viên công biên giới lên soát giấy tờ nhìn vợ con tôi ghi rõ là quốc tịch Đức, còn tôi ông ta hỏi:

- Ông từ nước nào đến?
- D D R (Cộng hòa dân chủ Đức)
- Rõ rồi, nhưng nguồn gốc nước nào?
- Tôi là người Đức.
- Không đúng! Đức đâu mà Đức, ông là người nước ngoài, nhưng thôi thế nào cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông phải về Gießen chứ sao lại về thành phố Stuttgart?
- Tôi về Stutgart.

Viên công an biên giới chả nói gì lắc đầu bỏ đi và tôi cũng chỉ muốn sao mình không bị tống khứ quay trở lại Đông Đức là ổn rồi. Sau này vào sâu lãnh thổ Tây Đức sẽ tính sau, tùy cơ ứng biến, đến đâu hay đến đó.
Sáng tờ mờ thì Tàu cũng vừa đến nhà ga trung tâm thành phố. Chúng tôi được đón tiếp tạm thời và nhận đồ ăn và sau đó cấp cho giấy phép đi Tàu không mất tiền đến Gießen ngay đêm hôm đó.

Ở trung tâm đón tiếp người ta muốn gửi chúng tôi đi về phia bắcTây Đức vì họ nghĩ: mình cũng có tý họ hàng ở đó, nhưng tôi gạt đi xin về miền Nam càng xa D D R bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu và mấy ngày sau làm thủ tục giấy tờ để về vùng Freiburg. Đến Freiburg được chuyển về khu nhà gọi là Übergangwohnheim. Cuộc đời mới bắt đầu từ đây, khó khăn mới bắt đầu từ đây. Chúng tôi là công dân tự do nhưng bóng ma của cộng hòa dân chủ Đức, bóng đen của con quỷ tàn bạo vẫn còn đè nặng lên tâm hồn vợ chồng tôi và di chứng của sự phả hủy tinh thần và thể xác vẫn còn đeo đẳng dày vò xé nát cuộc đời hai đứa con trai của tôi, chừng nào chúng còn sống trên trái đất này.

Cái chuyện nhà nước độc tài thú tính cộng sản chỉ thích tấn công những đứa trẻ sinh ra là con trai, còn con gái thì bỏ qua, ông bố vợ tôi cũng đã biết từ lâu. Günther là một anh chàng thích cuộc đời lãng du đây đó. Dân đi biển kỳ cựu sinh ra ở vùng Hamburg có bằng lái tàu thủy và lái xe tải. Chàng cùng bạn bè thủy thủ cho tàu từ Hamburg dọc theo dòng sông Elbe về tới tận vùng Dresden và quen mẹ vợ tôi ở đó. Sau năm 1945 mẹ vợ tôi và bà ngoại thoát chết từ trại Theresienstadt, một trại tập trung người Do Thái ở bên Tiệp và được hồng quân Nga giải thoát. Mẹ vợ tôi trở về nguyên quán lấy lại cửa hàng buôn bán đồ cổ của cha mẹ để lại phải nói là người phụ nữ giàu có. Ông bà yêu nhau và sinh ra vợ tôi ngày nay, nhưng bố vợ tôi lại lọt vào tầm ngắm của bọn mật vụ Stasi. Bà ngoại chỉ là người đàn bà khổ hạnh đơn độc, chồng và họ hàng đều bị phát xít thiêu chết hết không còn ai ở trai Auschwitz, cũng bị liệt vào danh sách kẻ thù quốc gia. Trong hồ sơ mật sau này tôi cũng có được từ cơ quan Gauck gửi cho chúng tôi, ghi rõ ràng bà già này là Staatsfeind.
Nhà nước cộng sản không bỏ qua hai người phụ nữ Do Thái còn sống sót được. Chúng vu cáo bố vợ tôi biển thủ tài sản và bắt giam luôn. Nếu biển thủ tài sản thì tiền của ông ấy chôn dấu ở đâu? Bản thân sống nghèo kiết xác ra. Thật là oan ức và bỉ ổi vô cùng cho một công dân Tây Đức sang Đông Đức mà phải chịu số phận cay đắng như vậy. Cửa hàng đồ cổ và xí nhiệp kinh doanh đều bị trưng thu vào quốc doanh. Bà mẹ vợ tôi bỗng dưng trắng tay. Ông Günther muốn trở lại quê hương cũng không kịp vì chỉ có một đêm thôi đế quốc xã hội Nga đã xây xong tường rào ngăn cản. Günther vượt biên cùng với một người bạn nhưng không thành. Bạn thì bị bắn chết tươi ngay, còn bản thân bị bắt về giam ở Bautzen. Sau khi ra tù bị quản chế, bị tước bằng lái tàu thủy và làm bảo vệ ở một xưởng dày. Khi mẹ vợ tôi có mang ông đã nói ngay.

Nếu sinh ra con trai nó sẽ không thoát khỏi bàn tay của bọn quỷ sát nhân. Nếu sinh con gái thì còn hy vọng chúng nó để yên cho sống. Bọn mật vụ rất ghét bố vợ tôi vì tính tình ngay thẳng. Có lần bị ốm phải nằm viện bọn y ta theo lệnh mật vụ phải theo dõi đối xử với ông rất tối tệ. Chả hiểu vì chuyện ăn uống hay bị hạ nhục ra sao mà có lần ông ném cả đĩa thức ăn b´như cho chó ăn vào mặt con y tá. Khi đó vợ tôi là một cô gái chừng 13 tuổi đến thăm mang đồ ăn cho ông. Ông mỉm cười nói bô bô ba ngày nữa thôi là tao về nhà. Nhưng ngờ lại là buổi gặp mặt cuối cùng, đêm hôm sau lên cơn đau tim nặng quằn quại không nhắm được mắt khi mẹ vợ tôi đến thăm vì ông rất thương con gái côi cút trên cõi đời đầy tàn bạo bất công giả trá này mà không yên tâm nhắm được mắt. Ông bỗng dưng ra đi đột ngột phải chăng là Stasi đã đánh chết ông? Bí mật về cái chết này còn nầm trong bóng tối có trời mới biết được. Thọ 49 tuổi.

Còn Tiếp

Lu Hà

1 nhận xét:

  1. Cách gâm và gắn bị vào chim xem chi tiết tại đây http://bacsitructuyen.edu.vn/suc-khoe/cach-gam-va-gan-bi-vao-chim.html

    Nếu gắn bị vào dương vật có sao không và những lý do gắn bị vào cu http://xuattinhsomramau.com/suc-khoe/gan-bi-vao-dau-duong-vat-co-sao-khong.html

    Gắn bi vào dương vật tại tphcm tốt nhất ở đâu xem tại đây http://thugonvungkin.net/suc-khoe/gan-bi-vao-duong-vat-o-tphcm-dac-nong-pleiku-gia-lai-dac-lac.html

    Những dịch vụ gắn bi vào của quý thực hiện có đau không xem tại đây http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/dich-vu-gan-bi-vao-cua-quy-thuc-hien-co-dau-khong.html

    Những nguyên nhân gây ra và cách điều trị bệnh bạch biến http://dakhoaaua.vn/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-bach-bien-1681.html

    Trả lờiXóa