Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Thói Quen Lối Sống Gia Trưởng Tiểu Nông Của Người Việt



-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“ …Chúng ta đã bàn về cái xấu của người Việt, qua ngồi xổm, đi đất, mặc quần áo ngủ ra đường, đó là những cái xấu về hiện tượng bên ngoài. Và cũng bàn sâu vào những thói xấu bên trong như: “văn hay chữ tốt không bằng ngu dốt lắm tiền”, hay “dở ông dở thằng”. Nhưng đến đây chúng ta đang bàn đến cái xấu cao hơn của nội dung tinh thần đó là tính công lý, tính cộng đồng.

Người Việt nói: “Phép vua thua lệ làng”. “Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia, bao gồm các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra, vậy mà thua cả “lệ làng” được chăng hay chớ, do con người cũng như điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh xã hội ở làng tạo nên. Vì thói “luật pháp làng” án ngữ bắt rễ thâm căn cố đế từ trong lịch sử, nên từ cổ chí kim, cho đến hiện đại nhãn tiền, các điều luật từ trung ương đến địa phương đều bị hóa giải ngay cổng tre của mỗi xóm làng. Làng chính là một giá trị độc tôn “cao nhất”, đã xé lẻ sức mạnh quốc gia của người Việt. Lâu nay người ta cứ cho rằng “ta về ta tắm ao ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, hoặc là làm thân con gái chẳng ao ước lấy được đàn ông tài gỏi kinh bay tế thế nào hơn, lấy được chồng làng.
Lấy chồng khó giữa làng
Hơn lấy chồng sang thiên hạ….“

-Ý kiến bàn hay của cô Đặng Quế Chi:
“Cuốn "Người Việt tự ngắm mình" của anh Nguyễn Hoàng Đức Paul là một cuốn sách có giá trị hiện thực: văn hoá và giáo dục, tức là người viết 'chỉ tận tay day tận trán' những thói xấu xa tệ hại của phần lớn người Việt: ngồi xổm, ăn tục, nói to, phóng uế bậy, mặc quần áo ngủ ra đường...Một số bạn đọc tỏ vẻ không hài lòng khi mà họ không như thế! Những điều nguời viết viết về người Việt là căn tính của người Việt từ ý thức hệ và địa lý của mấy ngàn năm lịch sử mà thành. Những người không như thế do tự rèn giũa, tu dưỡng mà nên chứ cứ tự nhiên hương thì từ nông thôn ra thành phố đều kinh khủng, dị mọ lắm. Và, như tiêu đề cuốn sách, chúng ta hãy ngắm lại mình đi, chúng ta dù đức cao vọng trọng thì vẫn mắc một số phẩm chất nguyên thuỷ này (khi một mình, tức không đeo mặt nạ) đấy!

Còn tiếc nuối những giá trị làng nước như một comment trên đây cũng thật đáng trân trọng nhưng đó chỉ là thái độ duy cảm mà thôi. Giá trị ấy thật đáng quý nhưng nó chỉ phù hợp trong tầm bản xứ, không mở rộng hải hồ được.
Quốc gia nào còn tồn tại "phép vua thua lệ làng" thì quốc gia ấy luôn đi ngược lại với tiến bộ và văn minh nhân loại và nhân dân của quốc gia đó chỉ là thảo dân mà thôi, không hơn và không khác được! “

-Ý kiến bàn hay của cô Lâm Thu Hiền:
“Một dân tộc mà đại bộ phận dân chúng vẫn lấy cách hành xử của tiền nhân như; "9 bỏ làm 10", "im lặng là vàng", "ăn đi trước lội nước đi sau", "1 sự nhịn là 9 sự lành", "phù thịnh không phù suy"... làm phương châm sống và hành động (*) thì còn lâu mới biết yêu công lý (chưa nói đến bảo vệ hay thực thi công lý).

Phép vua mà (dù đôi khi thôi) phải thua lệ làng thì thử hỏi dân tộc này bao giờ mới tự lực, tự cường (**) được???

(*) một trí thức lớn (GS-TS) tôi biết, tuyên bố rằng ai chết thì chết (trong bối cảnh chính trị xã hội, môi trường sống, an ninh và an sinh xã hội, an toàn thực phẩm...) còn anh ta không chết vì các con anh ta đã định cư ở Mỹ cả rồi
(**): các đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp của ta hầu như liên doanh (góp vốn bên VN chỉ là mặt bằng) hoặc cho các công ty nước ngoài thuê”

-Lu Hà:
Bài viết của bác Paul hay lắm, bác viết mạch lạc khúc triết ngôn ngữ tiếng Việt giản dị mà ý nghĩa cao thâm đã mở rộng tầm mắt cho tớ. Mỗi ngày học một tí mưa lâu thấm đất. Đúng là phương đông lạc hậu cổ hủ thật. Điển hình là cái anh Tàu khựa, mấy ngàn năm nay thủ đô luôn ở trong đất liền, thành cao hào sâu, nhốt dân vào trong thành như trong cũi chó, ra vào xét hỏi. Tối đến là đóng cổng thành nội bất xuất ngoại bất nhập, vua chúa hoàng hậu cung phi thái giám sống chen chúc nhau như giòi bọ, mặt xanh nhớt lên vì thiếu ánh sáng. Thái tử, hoàng tử, công chúa như những con gà ngố ngô nghê khờ dai, Lãnh thổ mênh mông lắm thành quách có tính cố thủ cục bộ.
Từ nếp nghĩ tiểu nông manh mún gia đình độc đoán mà ra. Câu phép vua thua lệ làng qủa không sai. Các nước phương tây thì thủ đô lại chọn gần bờ biển để thông thương buôn bán, trau dồi văn minh với thế giới.
Nuớc Tàu thì ngược lại, không ai hâm dở hơi và dã man như thằng cha Tần Thủy Hoàng bắt dân xây vạn lý trường thành tốn kém hàng triệu mạng người mục đích thì cỏn con, y thị muốn bảo vệ cái cũi chó hoàng cung nếp sống sa đọa, trường thành để ngăn chặn sự tiến quân các nước lân bang hung nô tây vực không chịu thần phục thiên triều có ý xâm lấn Trung Nguyên hay Trường An gì đó của anh ta mà thôi.

Thật đáng tiếc thời đệ nhất cộng hòa ông Ngô Đình Diệm là một chí sĩ yêu nước thương dân có tinh thần dân tộc độc lập, ông Ngô Đình Nhu là một học gỉa uyên thâm, nhưng đáng tiếc anh em nhà họ Ngô cũng không thoát khỏi lề thói suy nghĩ cổ hủ, đáng lý ra phải là chính phủ theo nền cộng hòa hành chánh hành pháp, nhân viên chính phủ phải được đào tạo về kiến thức quản trị công dân, hay là luật sư, bác sĩ, kỹ sư văn nghệ sĩ v. v... thì ông Diệm ông Nhu lại chọn các tướng lãnh sĩ quan thuần túy về quân sự làm tỉnh trưởng quận trưởng, cho một anh đại úy làm tỉnh trưởng, khi tiệc tùng hội họp ngang hàng với các tư lệnh quân đoàn sư đoàn. Cho nên dẫn đến tình trạng các tướng lãnh cao cấp coi thường các ông tỉnh trưởng, quận trưởng, là sĩ quan cấp thấp và không chịu thăm viếng úy lạo.

Cái gọi là ấp chiến lược của ông Nhu là một sai lầm do cách nghĩ tát nước bắt cá. Anh không thể co cụm dân giữ dân kiểu này làm cản trở tự do và sản xuất. Nên bị cộng sản họ lợi dụng ngày quốc gia quản lý đêm thì du kích cộng sản nằm vùng làm chủ. Đáng lý ra anh phải thả lưới bắt cá, tổ chức dân học tập về mưu mô cộng sản len lỏi nằm vùng mà tố giác họ. Phân tích thủ đoạn bám dân chai lỳ đỉa đói cho người ta hiểu cái ghê tởm mỵ dân của người cộng sản. Cộng sản nhờ giỏi tuyên truyền lừa phỉnh mỵ dân, còn các anh cộng hòa lại không biết tuyên truyền giải thích chỉ giỏi trị dân theo kiểu quân phiệt mệnh lệnh, gia trưởng.
Anh tự rào làng theo kiểu nhất làng nhì quận thứ ba thủ đô là anh tự trói chân trói tay anh lại, nên thất bại là phải. Thật là đáng tiếc.

Hoa Kỳ là một liên bang, mỗi tiểu bang là một chính phủ riệng, tiếng là tiểu bang nhưng chả tiểu tí nào, cũng là một nước lớn bằng mấy Việt Nam gộp lại. Ngoài hiến pháp liên bang bang cơ bản còn có hiến pháp tiểu bang là một hình thái dân chủ rộng rãi đa nguyên được lòng dân nhất phù hợp với lợi ích văn hóa truyền thống sinh hoạt thói quen từng vùng.
Không thể so sánh cái lũy tre của một làng Việt Nam bằng tiểu bang nước Mỹ là suy tư của thằng Phèo con Nở.
Tính tớ hay tưởng tượng khôi hài trào phúng. Này nhé, xin lỗi cả nhà facebook đừng cho là tớ nói tục bậy bạ. Nhiều lúc bần cùng quá để khai thông những cái đầu cặn bã nhưng hay lý sự cùn comment nhí nhố kiểu Quang lùn Lệ méo đọc mà chết cười. Cũng là chữ "nồn" hay chữ" tiểu " là nhỏ chẳng hạn. Nồn gà và nồn voi khác nhau một trời một vực. Nồn gà nhỏ bằng lỗ chân kim, rỉ ra thứ nước nhầy nhầy chưa đủ trọn một giọt, cùng lắm chỉ làm cay mắt người ta mà thôi. Nhưng nồn voi thì bằng cả cái lỗ châu mai khạc lửa, khạc đạn ra trong nháy mắt tiêu diệt hàng vạn mạng người. Nên ai đó lấy chữ tiểu bang của một liên bang ở Hoa Kỳ ra để so sánh với cái làng bé tẻo teo của Việt Nam có phải là đầu óc người đó bất bình thường, phải không? Với những loại đại ngu qúa sức tưởng tượng như vậy mà lại hay lý sự cùn cãi chày cãi cối kiểu táo lê Nga bánh bao Tàu, trăng Liên Xô, trăng bên Tàu to hơn, đẹp hơn trăng Việt Nam thì tớ phải ví dụ thật cụ thể may ra họ khỏi lú lấp về chữ nghĩa ngôn từ trong tiếng Việt. Chữ làng quê hình tuợng văn học và hình tượng triết học có khác nhau về mặt ý nghĩa thì phải biết phận biệt chứ? Không thể ù xoẹ nồn gà và nồn voi đều như nhau cả.

Phải biết phân biệt nồn nàng công chúa Diana của Anh Quốc khác nồn bà Kim Ngân chủ tịch quốc hội bù nhìn nghị gật của Việt Nam. Một cái nồn biểu tượng cho vương quyền cho nền cộng hòa khai phóng đại nghị lưỡng viện đa nguyên, một cái nồn biểu tượng cho kiếp nô tài độc đảng vô thần.

Ý nghĩa chữ vô sản cũng khác nhau. Vô sản phương tây còn có xe ô tô đi, vô sản Việt Nam là những Tần Minh khố chuối. Vậy vô sản cũng không giống nhau, ý nghĩa thực tế khác xa nhau lắm.

Cùng là chữ " nồn " cả nhưng nồn gà và nồn voi khác nhau và không bao giờ to bằng nhau là thế đó. Đừng cho tớ nói tục mất lịch sự nhé. Tớ cũng trịnh trọng xin lỗi cả nhà facebook rồi mà.

Thật ra câu nói phép vua thua lệ làng có ý mỉa mai sâu cay cái lối suy nghĩ tiểu nông ngu muội mà thôi. Ở Việt Nam, một cái làng có ý chống lại chính sách chủ trương của đảng như chuyện không chịu giao nộp đất chẳng hạn thì họ cho công an đến làm cỏ tắm máu cái làng đó ngay.

Làng quê Việt Nam là hình ảnh rùng rợn các cuộc đấu tố đâm chém đẫm máu. Các đội cải cách do cố vấn Tàu đào tạo giao giảng về thủ đoạn đấu tố và họ ùn ùn về các làng xã ăn dầm ở dề rồi túm cổ nắm gáy cái đám xã đội chủ tịch xã bần nông cốt cán là xong. Với chuyên chính vô sản, súng đẻ ra chính quyền, bất chấp luân thường đạo lý thì lệ làng có là cái cóc khô gì.

Bác Paul bỏ công sức ra viết nhiều bài có gía trị văn học nhân văn tâm lý xã hội rất hay nhưng nhiều người vẫn không chịu hiểu cứ cãi chày cãi cối. Câu phép vua thua lệ làng chỉ có ý nghĩa mỉa mai tính cách bảo thủ chai lỳ chậm hiểu khó tiếp thu văn minh tiến bộ của người Việt mà thôi. Nhưng họ cứ comment linh tinh nhí nhố cho cái truyền thống lũy tre làng cho là nét văn hóa đặc trưng sinh tồn của người Việt. Cái đó chỉ là hình thức bên ngoài vẻ đẹp thân thuơng mà thôi. Cái bác Paul muốn nói là mặt bản chất nội tâm chai lỳ khó dạy khó tiếp thu ý kiến hay của người Việt thì lại không chịu mau mau tỉnh ngộ mà hiểu cho.
Vì khuân khổ có hạn tôi miễn trích dẫn những comment vô học vô bổ ba lăng nhăng làm mất thời gian bạn đọc. Cho nên tôi cũng nóng tiết mà dùng ví dụ cái nồn ra để cho họ dễ hiểu mà thôi. Miễn là hiểu cho nhanh, cũng đừng ngại ngùng là tục tĩu nhé.
Đừng lịch sự sĩ diện hão mà trăm năm vạn kiếp ngu tối không biết bao giờ mới khá lên đây? Khổ lắm.

23.8.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét