Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Bàn Về Thơ Lục Bát Với Nữ Sĩ Giang Hoa



Trong các thể thơ hiện có ở Việt Nam, tớ thấy thơ lục bát là thể khó làm nhất. Lục bát thì ai cũng có thể viết được vì hình thức cực kỳ đơn giản cứ trên 6 dưới 8 liền tù tì rồng rắn lên mây. Nhưng viết lục bát đúng thực là lục bát, thì thơ phải có linh hồn có sức sống lại cực kỳ khó. Nữ sĩ Giang Hoa viết bài "Say Sầu" này hay lắm, chỉ có 8 câu thôi mà chan chứa tình
người ấn ý sâu sa còn bao nhiêu điều muốn nói phải tự suy ngẫm lâu mới hiểu ra, mới thấy cái hay thần diệu của thơ lục bát. Nhiều người tưởng thơ lục bát dễ nhần dễ nhai, nên tung tăng làm thơ lục bát biến thành ca dao hò vè. Nếu đạt được như ca dao cũng tốt. Vì ca dao mới đầu còn nôm na do quảng đại các tầng lớp xã hội. sau nhiều thế hệ sửa chửa thêm bớt truyền khẩu mà trở thành những bài ca dao hay cho các bà mẹ ru con ngủ.

Trường hợp cá biệt chữ số 2 có thể vần trắc trong câu, nhưng ở giữa câu phải có cái dấu phảy như Cụ Nguyễn Du đã làm. Nếu không có dấu phảy là sai về nguyên tắc đổi thanh. Có những cao thủ còn làm thơ cả vần trắc câu 6 chữ số 6 vần trắc, chữ số 6 ở câu 8 dưới cũng trắc. Trường hợp này hiếm hoi lắm. Phải những tay bợm thơ giỏi âm luật mới làm nổi.
Giang Hoa làm thơ lục bát tuyệt tác lắm. Hà lão phu cảm hứng luôn ra song thất lục bát liền.

Ca dao là văn hóa bình dân của tầng lớp thất học, số đông không biết luật làm thơ lục bát mà chỉ đại khái trên 6 dưới 8 nghe có vần tí chút là được. Vậy không nên lấy ca dao làm kiểu mẫu, chỉ nên tham khảo chớ nên học tập nhiều ở ca dao mà bỏ qua lề luật cơ bản. Ngày xưa lúc tớ học lớp ba trường làng có ông chú rể người Quảng Nam hát bài con cò. Đai để là:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông sáo với măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.

Ông tớ rất sành Hán Nôm mới phân tích rằng:
Đây là ca dao bình dân, thường là những người không biết chữ, nhưng qua nhiều thế hệ họ đã gọt rũa hoàn chỉnh. Nguyên tắc lục bát các chữ số 2, 4, 6 phải bằng trắc bằng của câu 6 còn cạu 8 là: bằng, trắc, bằng, bằng.

Nhưng câu ca dao này đã biến cách lục bát.
Câu 6 toàn vần bằng thì câu 8 chữ số 6 phải trắc.Chữ đêm câu 6 lại vần chự số 4 câu 8 là mềm. Nghĩa là luôn có sự chuyển vần nhuần nhuễn theo nguyên tắc đổi thanh.

Nguyễn Du cũng học theo cách biến đổi này của ca dao, vì một thời Cụ theo mẹ hát phường vải. Nên cả bài lục bát trường thiên của Cụ các chữ số 2 trong hai câu lục bát luôn vần bằng. Nhưng thỉnh thoảng cũng có trắc thì câu đó phải bổ đôi tách nhau bởi cái dấu phảy. Nều không có dấu phảy là hỏng.

Làm một câu thơ phá cách đòi hỏi rất công phu, nghệ thuật thơ cũng phải điêu luyện.
Ví dụ thơ Nguyễn Du
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e

Cả hai câu đều bị bổ đôi bời cái dấu phảy. Nếu còn bình thường ra muốn làm học làm thơ lục bát thì như nên nghe nữ sĩ Giang Hoa nói. Giang Hoa này làm thơ rất cầu kỳ, thể loại niêm luật rất chặt chẽ, nhất là thơ đường.

Ông tớ giảng giải rất kỹ cho tớ về thể loại thơ lục bát. Ông bảo ca dao phần lớn do lớp người bình dân thơ ho rất giản dị mộc mạc mà hay. Cháu thử nghĩ xem một anh dân ngu cu đen họ cũng biết làm thơ lục bát. Dù nghèo đói họ cũng muốn sống trong sạch như đến con cò cũng muốn chết trong nước sạch và muốn sáo với măng kia.

Còn những bậc hiền nhân học gỉa học vấn cao thâm thì họ lại không muốn cuộc đời chỉ trong sạch thôi chưa đủ. Họ biết cái nhục của sự sống dai thừa thãi.

"Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục."

Bây giờ những người theo triết học hiện sinh phương Tây kiểu Nietzsche thì muốn hiện sinh chứ không muốn chỉ tồn tại. Muốn tạo ra những phóng thể ý chí hùng cường, muốn dấn thân vào con đường văn minh tiến bộ học thức kể cả trong thơ ca văn đàn. Chứ không thể ù xoẹ tâng bốc mãi anh Khổng Tử và mấy ông già làng cổ hủ.

Bà Đoàn Thị Điểm không thích thơ lục bát mà chỉ song thất lục bát. Nhưng thơ bà bài Chinh Phụ Ngâm nên đứng sau Ôn Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc về thể song thất lục bát cực kỳ điêu luyện.

Từ xưa đến nay tớ chỉ thấy Cụ Nguyễn Du là một tiền bối cao thủ, thượng thừa về thơ lục bát. Thể song thất lục bát độc đáo có tướng quân Nguyễn Gia Thiều. Tớ đã bái phục hai vị này là đại tổ sư.

Hàng nghìn câu thơ lục bát của Cụ Nguyễn Du không chê vào câu nào. Một bức tranh hoành tráng muôn màu muôn sắc ý tứ cao thâm nghệ thuật tu từ siêu đằng phong phú vô cùng.

Nguyên tắc sơ đẳng nhất nên biết khi ai đó có ý định làm thơ lục bát. Còn các trường hợp ngoại lệ biến cách xin miễn bàn. Biến cách cũng có nguyên tắc của biến cách. Không thể cứ chữ số hai trong câu đáng lý vần bằng lạị viết trắc còn gân cổ cãi biến cách đấy.

Cả đời Cụ Nguyễn Du chỉ làm thơ đường luật. Thơ đường của Cụ đã tuyệt đỉnh Cụ vượt qua khuân sáo niêm lụật cung đình thi cử của đám quan trường xôi thịt nhà Nguyễn. Bà Hồ Xuân Hương và ôngTrần Tế Xương thơ nổi tiếng như vậy loanh quanh cũng chỉ có 4 phép niêm. Còn Cụ Nguyễn Du đã đạt tới 16 phép niêm.
Bài Độc Tiểu Thanh Ký là một ví dụ về bể học kiến thức mênh mông của Cụ. Vua nhà Thanh tấm tắc khen Cụ, nhưng đám vua quan nhà Nguyễn lại ngu dốt chê Cụ làm thơ đường phá niêm luật.

Ở đây bàn về thơ lục bát nên tớ không muốn miên man sang địa hạt thơ đường.

Khi đi sứ nhà Thanh về một học gỉa cũng là thuơng nhân người Việt ở Bắc Kinh tặng Cụ Nguyễn Du cuốn Kim Vân Kiều Truyện viết bằng chữ Hán của Thanh Tâm tài nhân. Vua Gia Long ban thưởng Cụ Nguyễn Du mấy tháng nghỉ ngơi và Cụ cho dựng lầu tre ra mặt sông bắt tay vào viết Truyện Kiều. Lúc đầu Cụ định viết thể song thất lục bát, nhưng thấy thể này thê lương qúa, vả lại đã có Nguyễn Gia Thiều và Đoàn Thị Điểm viết rồi, nên Cụ viết Truyện Kiều bằng lục bát.

Thời gian này may qúa có người cháu đỗ tiến sĩ đọc thơ bình luận góp ý và cụ Nguyễn Du 3 tháng miệt mài làm việc dồn hết tâm huyết tâm hồn mới viết xong một đại tác phẩm cho chúng ta ngày nay đọc và học tập

Truyện Kiều là một tác phẩm thơ lục bát dài dằng dặc cực hay, thế nhưng đám con cháu bất nhân vô học hãnh tiến đã dám tự ý sửa hàng nghìn chữ trong thơ Cụ . Chúng ta ai cũng biết mặt thày trò nhà Vũ Khiêu và Minh Xuân gì đó đã đào mả hiếp dâm nàng Kiều chúng phá trinh nàng Kiều của Cụ Nguyễn Du một tác phẩm văn chuơng uyên bác thành củ khoai hà.

Trên mạng facebook tràn ngập đám dư luận viên đám Chí Phèo Thị Nở chuyên gìa mồm cãi chày cãi cối cung quăng bàn láo về thơ. Tranh nhau tâng bốc nhấn like, nhấn chuột vô tội vạ cho nhau theo cảm tính, cho mình phải thì là phải, trích dẫn linh tinh nhắng nhít miên man, dây cà ra dây muống,  mà chả hiểu cái cóc khô gì, tự cảm thấy mình cũng giỏi giang về thơ phú lắm. Chết cười, đã dốt không biết dựa cột mà nghe cứ khệnh khạng ngoáy mông lúc lắc quả cà mà tưởng mình ghê gớm, hay chữ lắm, không có cái đầu biết suy nghĩ, tấm lòng chân thành biết hưởng thụ cái hay của thơ, biết lắng nghe học tập, luôn luôn cố chấp bảo thủ ngu lâu, ngu dai ngu bền. Ngu đến chết không thôi, kiên trì kiên định ngu đến cùng. Buồn thảm tay sa đọa thay cho nền văn hóa Việt Nam.

Cái gì đáng khen đáng học thì chê bai, cái gì cặn bã rác rưởi thối hoắc từ đời tám hoánh nào rồi thì thi nhau ca ngợi. Hơi một tý tổ tiên ta có người viết thế này thế nọ, nhân dân ta cực kỳ vĩ đại thơ ca tràn trề lai láng, quảng đại quần chúng học theo bác Mao trăm hoa đua nở viết thế kia. Sức mạnh tập thể của nền văn hóa công nông. Cứ cái gì của ông nông dân đều to lớn cả, thơ ca hò vè củ chuối cũng to. Tất nhiên ta không phủ nhận thơ ca, ca dao truyền khẩu Việt Nam khá phong phú. Nhưng phải biết đọc có chọn lọc suy nghĩ với tinh thần ham học hỏi say mê tiếng Viêt.

SAY SẦU ...

Giọt sầu giọt đắng giọt cay
Tâm sầu sẵn có ta say cuộc tình
Rượu đâu uống cạn so bình
Để cho quên hết mối tình trớ trêu !

Đâu rồi ? người hỡi ! tôi yêu ...
Càng say ta lại càng yêu nhớ người !
Trong cơn hoang dại ta cười
Lắc lư chén rượu giao bôi say cuồng
02.09.2017
Thơ: Giang Hoa

Tấm Thân Cát Đằng
cảm hứng thơ lục bát của Giang Hoa: Say Sầu

Nâng chén rượu giọt sầu giọt đắng
Hồn mây bay đằng đẵng tháng năm
Thuơng cha mẹ nhện tơ tằm
Lờ đờ cá lội trăng rằm ngẩn ngơ

Người xưa hỡi bơ vơ tình ái
Bến đò hoang tê tái xót xa
Vân du lãng tử quan hà
Nắng mưa tầm tã quê nhà ta đâu ?

Hạt bụi đỏ bể dâu trần thế
Gió mùa thu kể lể nguồn cơn
Mồng hai tháng chín đòi cơn
Nửa đêm gà gáy giận hờn cuồng say

Cung đàn hạc buồn day dứt khóc
Nửa cuộc đời khó nhọc bàn chân
Kim bôi mắc nợ Châu Trần
Loan chia thúy rẽ tấm thân cát đằng

Dậu bìm đổ dở dang duyên phận
Miền gía băng tủi hận trái tim
Đại dương mải miết đi tìm
Vu thần đỉnh giáp cánh chim hải hồ …!

2.9.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét