Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

Hoa Cứt Lợn

 Ở Việt Nam các miền thôn quê tôi thấy có một loại hoa nở rất to và dài mọc chổng ngược lên như xin lỗi các bạn giống như cái dái ngựa đỏ chót. Nhìn thấy bông hoa này tôi cảm thấy rất ghê tởm, đặc biệt nó chỉ mọc ở những nơi bẩn thỉu nhất trên các bãi phân trâu phân lợn phân bò, phân gà...Tôi bỗng liên tưởng tới hình ảnh ông Thích Chân Quang hay Vương Tấn Việt rất giống biểu tượng là bông hoa cứt lợn. Sở dĩ ông Quang trở thành biểu tượng bậc thầy tôn kính của đám đệ tử hư thân mất nết đông đúc như gà vịt ngan ngỗng trâu bò chó má. Nổi trội nhất là nữ hoàng múa cột Angela Phương Trinh.

Ông Quang trở thành siêu tốc đại sư thuyết giảng tào lao bá đạo, siêu tốc về lấy bằng tiến sĩ, siêu tốc về quyền lực, siêu tốc về độ giàu sang phú quý. Nếu cũng với giọng điệu tài năng hùng biện ấy ông Quang giao giảng ở Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan v. v.. các đàn na tín chủ sẽ đạp mặt ông ta xuống bùn đen muôn đời không ngóc đầu lên. Việt Nam là miền đất hứa, một mảnh đất mỡ màng thuận lợi nhất cho sự nghiệp ông Quang phát triển kinh doanh Phật Pháp của ông ta. Đã từ lâu tôi có xem một băng clip ông ấy dề dà kể chuyện về nòi giống Lạc Hồng, Từ Lộc Tuc, Âu Cơ tới Lạc Long Quân, dẫn giải người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thực ra Lạc Hồng là do từ một tác phẩm biạ đặt của một nhà văn trong tác phẩm Lĩnh Nam Chích Quái. Dân mình nghe cũng khoái tự hào cho mình là con rồng cháu tiên. Bản thân tôi biết vậy nhưng cũng cảm thấy man mát tự hào mang dòng máu Lạc Hồng. Nhưng cái kiểu dẫn dụ kể chuyện để dẫn dắt người nghe sa đà vào cạm bẫy người Việt Nam với người Trung Quốc là anh em một nhà. Lý Thường Kiệt mang quân đánh quân xâm lược Trung Quốc là hỗn, thằng em đánh người anh cả là vô giáo dục. Đây là phương pháp tam đoạn luận: Lộc Tục có nguồn từ Trung Quốc là tiên đề, vậy Việt Nam và Trung Quốc là anh em. Kết luận Việt Nam đánh Trung Quốc là hỗn như em đánh anh. Ông ta cố tình quên đi Trung Quốc là kẻ xâm lược không nể tình anh em. Việt Nam đánh Trung Quốc là để bảo vệ chủ quyền. Lối lập luận logich của Chân Quang là do hắn học mót được theo thuật ngụy biện của Công Tôn Long thời xuân thu chiến quốc về cái gọi là Bach mã phi mã. Đại để là: Có một lần Công Tôn Long muốn đi qua bên kia biên giới, người lính gác cổng nói:“Lối này cấm ngựa qua”. Công Tôn Long trả lời: “Ngưa ta trắng, ngựa trắng không phải là ngựa”, rồi thản nhiên dắt ngựa qua.Trong mệnh đề này Công Tôn Long đã dùng lý luận mang tính ngụy biện. Ông xem xét một cách thuần túy nội dung các khái niệm “ngựa” và “ngựa trắng” như là những thực thể tồn tại độc lập, tách rời hiện thực để đi tới sự phủ nhận sự tồn tại của con ngựa cụ thể thực tế bằng xương bằng thịt. Đầu tiên, ông đã nhấn mạnh đến ý nghĩa khác nhau của các khái niệm thuần túy hay các danh xưng “ngựa”, danh “trắng” và danh “ngựa trắng”. Ông nói: “Ngựa là nói về hình, trắng là nói về màu sắc. Nói về sắc không phải là nói về hình. Vậy ngựa trắng không phải là ngựa”. Như vậy ông đã tuyệt đối hóa sự khác biệt và tách rời mối quan hệ thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái toàn bộ và cái bộ phận riêng rẽ, giữa “ngựa” nói chung với “ngựa trắng” cụ thể nói riêng. Trên thực tế, khái niệm “ngựa” nói chung là kết quả của sự phản ánh khái quát từ vô số những con ngựa cụ thể với hình dáng, màu lông khác nhau. Còn những con ngựa cụ thể khác nhau là sự biểu hiện cụ thể của “ngựa” nói chung. Như vậy “ngựa” và “ngựa trắng” tuy khác nhau nhưng lại liên hệ và thống nhất với nhau. Đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong mối quan hệ đó, cái riêng nào cũng nằm trong mối quan hệ dẫn tới cái chung, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện ra. Người ta không thể thấy “ngựa” với tư cách là ngựa cụ thể nào ngoài những con ngựa cụ thể, tồn tại như những cá thể trong hiện thực.Để khẳng định ngựa trắng không phải là ngựa Công Tôn Long đã chú trọng đến sự khác biệt về nội hàm và ngoại diên của hai khái niệm “ngựa” và “ngựa trắng”. Ông viết: “Khi đòi hỏi “ngựa” ta có thể đem đến ngựa vàng hay ngựa đen đều có thể được. Nhưng khi đòi hỏi “ngựa trắng” thì không thể đem đến ngựa vàng hay ngựa đen được… Vậy ngựa vàng, ngựa đen đều là ngựa, có thể đem chúng ra cung ứng cho việc đòi hỏi “ngựa”, không thể đem ra cung ứng cho việc đòi hỏi có “ngựa trắng”. Thế thì“ngựa trắng” không phải là “ngựa” là rõ ràng lắm rồi…”

Đoạn khác ông lại viết: “Tiếng “ngựa” không bao hàm cũng không loại bỏ màu sắc nào. Vậy ngựa vàng, ngựa đen đều có thể hợp với sự đòi hỏi về “ngựa”. Nhưng tiếng “ngựa trắng” tự nó đã loại bỏ mọi màu sắc của ngựa… Ngựa vàng, ngựa đen đều bị loại bỏ vì màu sắc của chúng khi đòi hỏi “ngựa trắng”. Vì vậy, “ngựa trắng” khôngphải là “ngựa”.

Ông lập luận tiếp: “Ngựa cố nhiên là có sắc, do vậy có ngựa trắng. Ví thử cóngựa không sắc, như vậy chỉ có ngựa thôi, làm thế nào có được ngựa trắng? Cho nên“ngựa trắng” không phải là “ngựa”. “Ngựa trắng” là “ngựa” cộng với “trắng”. Vậy“ngựa trắng” không phải là “ngựa”.

Như vậy, Công Tôn Long nhằm mục đích rút ra những khái niệm trừu tượng từ

những sự vật, hiện tượng cụ thể, riêng lẻ trong hiện thực và cố chứng minh rằng những khái niệm này như là những thực thể tồn tại một cách tuyệt đối, độc lập với những sự vật, hiện tượng mà nó phản ánh. Rõ ràng, trong vấn đề này Công Tôn Long đã rơi vào chủ nghĩa ngụy biện và duy tâm xảo trá.

 

Rõ ràng trong mệnh đề “Bạch mã phi mã” của Công Tôn Long mới đọc vào ta dễ

dàng nhận thấy tính bất hợp lí và ngụy biện của nó. Nhưng càng đọc cách lập luận của ông ta càng thấy nó hợp lí. Đây là một cách chơi chữ, một cách vận dụng lô-gích hình thức đạt trình độ cao. Đến nay đọc những dòng lập luận của ông về mệnh đề nghich lí này không phải ai cũng dễ dàng dùng lập luận của mình mà bài bác nó được. Cho nên nói trường phái triết học Danh Gia nói riêng và Công Tôn Long nói chung là những người “tỏ được cái không đúng là đúng, cái không được là được, làm không cái biết của trăm nhà, làm cùng cái biện của mọi miệng” quả thật không sai.

Ngày nay, xem xét một cách khoa học thì những mệnh đề của Công Tôn Long

nói riêng, của Danh Gia nói chung rõ ràng là những tư tưởng ngụy biện và duy tâm, xàm ngôn nhưng Quang trọc vẫn áp dụng nó một cách triệt để để kích bác những người lao động tiêu tiền của mình là ác, đồng lương mình làm ra chi tiêu nuôi vợ nuôi con là ác, hát hò là vô giáo dục chết sẽ thành ma câm, đi du lịch nhiều sẽ bị bại liệt. Nếu ai đó có lắm tiến cứ cúng dường đầu tư cho nhà chùa cho Phật là có nhiều phước báu.

Tuy nhiên, xét kỹ ra lối ngụy biện của Công Tôn Long có chứa đựng yếu tố biện chứng, đồng thời góp phần phát triển tưduy lô-gich của người Trung Quốc cổ đại. Trường phái triết học này, trong đó có Công Tôn Long với mệnh đề nổi tiếng “Bạch mã phi mã”. Ngày nay mà còn nói nữa thì người ta sẽ đào mả cha nó lên cái thằng cuồng ngôn ba láp Thích Chân Quang. Ngựa nào mà chả là ngựa đen trắng vàng đỏ tím nâu mặc thây con mẹ mày. Người ta có thể xác định những con vật chết thối ra từ ADN, hệ thống di truyền, xương cốt, từ lông máu v. v...Với lối ngụy biện này Thích Chân Quang đã dẫn dụ đệ tử mê hoặc Phật Tử thậm chí hắn có thể chê Phật Thich Ca còn có cái xấu, chưa hoàn chỉnh hắn có thể triển khai phát triển thêm thay đổi cả 5 giới. Hắn mới là Phật thời hiện đại thời văn minh tiến bộ nhất, hợp thời nhất.

 

Với những kẻ tâm ma lý luận ngụy biện trí trá nhiều khi cả Pháp Luật cũng bó tay. Có một ngã chủ hiệu gà quay ở bên Đức hắn đỗ ô tô trái phép cảnh sát phạt 30 € nhưng hắn keo kiệt không chịu trả, kiện cáo từ tòa án cấp huyên, cấp tỉnh rồi đến tòa án tối cao với lập luận hắn quả thực là chủ chiếc xa nhưng hắn không đi, không tự đỗ xe vào chỗ có biển cấm. Cuối cùng tóa án tối cao cũng phải bó tay đưa ra kết luận chủ xe không nhất thiết cứ phải là người đi xe. Vậy ai đi thì hắn không chịu nói bởi vì theo pháp luật hắn có quyền im lặng, kể cả tội giết người cũng có quyền im lặng. Vậy công an điều tra hình sự phải tìm bằng chứng là hắn đã sử dụng chiếc xe này.

 

Loại người không có lương tâm nhân phẩm như kiểu Quang Trọc hay ngã chủ hiệu gà quay thì ở đâu cũng thế thôi.

 

6.7.2024 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét