Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 18



Bài thơ này rút kinh nghiệm từ mấy bài trước tôi không muốn bám theo vần của nàng T.T.Kh hay chàng Thâm Tâm nữa. Nghĩa là tôi chỉ đọc“ Bài Thơ Cuối Của T.T.Kh“, hiểu đại ý họ viết gì và tôi tự hóa thân mình vào linh hồn người thiếu phụ và tự viết ra nỗi lòng mình. Nguyên tác là 9 khổ nhưng tôi viết ra 10 khổ 44 câu hoàn toàn theo tâm ý nỗi lòng mình. Đã 6 , 7 năm rồi, tính tôi không thích họa theo vần  thơ người khác chỉ trừ thơ đường luật mới họa thôi.


Để tri ân Thu Hà và làm món qùa tinh thần làm kỷ niệm cho quán trọ trần gian này. Tôi sẽ bình giảng bài thơ này, giải thích rành rẽ từng câu chữ.

Tôi Khổ Thế Này

Cảm dịch bài thơ cuối cùng cuả T.T.Kh

Khổ là một mệnh đề triết học. Theo tôi gần như tất cả các tôn giáo đều sinh ra từ chữ “Khổ“ mỗi tôn giáo giải thích và tìm cách tạo niềm tin, tu tập thoát khổ khác nhau. Tôi thấy Kitô giáo, Đạo giáo và Phật giáo giải thích vể khổ rất hay. Ở đây tôi chọn cách giải thích của Phật giáo là phù hợp với tiêu đề của bài thơ.
Khổ cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính chất của sự vật và được đúc kết trong câu nhận định: Đời là bể khổ.

 Khổ xuất phát từ Ái và con đường thoát khổ là Bát chính đạo. Khổ của Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau: Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ. Khố có tam khổ và bát khổ. Tam khổ la: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Bát khổ là: Sinh, lão, bệnh, tử, ái, sở, oán và ngũ uẩn khổ. Cô  Khánh nhân vật  trong bài thơ tôi viết phải thốt lên: “Tôi Khổ Thế Này“ là ở 3 nguyên nhân chính: Ái, sở, oán.  Ái biệt ly khổ. Sở cầu bất đắc khổ . Oán tăng hội khổ
Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích, chèn ép,  người khác sắp đặt hoặc oán ghét hận thù.

“Thu đến, xuân đi, tháng lại qua
Mấy muà băng giá hẹn thương đau
Ba năm dồn lại vương sầu tủi
Em vẫn âm thầm nhắc lại đâu ?“

3 năm Khánh phải sống trong cõi lòng băng gía, dồn lại chồng chất đau thuơng, sầu tủi mà chỉ biết âm thầm chịu đựng mà không còn biết tâm sự bày tỏ cùng ai.

“Thôi nhé anh ơi, ngậm đắng cay
Càng thương càng nhớ hận chia ly
Vườn Thanh gió chướng TiGon nát
Ai viết thành thơ sự đã rồi...?“

Ai là những mang nỗi khổ này mà viết lên thành bài thơ khi chuyện tình đã qua? Khi không thể còn cứu vớt được nữa, tình anh mang  đi đằng anh, còn tôi yên phận tôi.

“Tháng lại ngày qua một nỗi niềm
Muà đông băng giá cõi lòng em
Bài thơ chan chưá ba người đọc
Đan áo cho chồng thiên hạ xem …“

Nhắc lại bài thơ “Đan Áo Cho Chồng“ đáng lý chỉ có 3 người đọc nay lại đăng báo, chuyện tình ái riêng tư tự phơi ra. Đó cũng là một nỗi khổ thời bấy giờ do nhận thức về tình yêu và lễ giáo cổ hủ. Chuyện làm thơ đăng báo đúng ra là một hình thức sả bỏ thoát khổ, giải thoát tinh thần thì nàng lại trách cứ. Ngày nay các nhà tâm lý học có cách chữa bệnh thất tình chán đời bằng cách nói chuyện công khai gọi là Psychotherapeuten. Ngay cả bệnh lãnh cảm mất khả năng sinh dục người ta còn mời xem phim sex hay các thủ pháp kích dục khác do bác sỹ hay các cô y tá xinh đẹp thực hiện.

“Là khổ đời nhau có biết không
Ngàn năm lễ giáo có khoan dung
Thương đau nhỏ giọt tàn canh lệ
Leo lắt đèn khuya điệu não nùng“

Cô Khánh cho chuyện đăng thơ là lám khổ cô, chồng cô biết được sẽ gehen tuông dày vò cô. Mà bài tên dấu tên chỉ có cái tâm cô cảm thấy đúng là chuyện của cô nên cô khổ cô oán trách người cô yêu.

“Rầu rĩ canh dư một cảnh tình
Bài thơ ưá máu khóc điêu linh
Thuyền em thăm ván còn quay lại
Đổi lấy hư vinh chỉ một mình…“

Khổ này cô muốn nói cô là gái có chồng, hoa có chủ. Bây giờ không lẽ bỏ chồng để theo anh chàng thợ vẽ ngày chạy gạo, cho 2 bữa  ăn bạc cả mặt. Thuyền đã đóng ván, Chúa đã an bài. Định mệnh đã xếp đặt như vậy. Không thể trái ý trời mà phải thuận theo luật vô thường.

“Oán trách làm chi một cuộc đời
Từng đêm giông bão cánh hoa rơi
Buồng the quanh quẩn hồn tê dại
Thương khóc người ta chẳng giữ lời !“

Anh đã phản bội lời hứa lúc chia tay, mọi bí mật tình yêu phải dấu nhẹm đi kín như bưng. Nhưng vì biết anh qúa yêu tôi mà chỉ còn biết khóc thôi.

“Tôi giận hờn anh nỗi đắm say
Mỗi dòng mỗi chữ viết sao đây
Tâm hồn tù túng buồn thê thảm
Tôi nhớ từng đêm nỗi oán dày“

Giận anh và biết viết làm sao cho anh hiểu anh thông cảm cho tôi. Tôi không phải là loại người vô tâm vô cảm, tôi nhớ anh từng đêm. Kể cả khi tôi ngủ với chồng tôi thì tôi tưởng tượng ra cái lão gìa đang ho hen thở khò khè trên bụng tôi chính là anh chứ còn ai nữa?

“Héo hắt tàn canh chẳng được yên
Ngoài trời mưa gió cánh hoa chen
Thương anh lầm lũi phương trời thẳm
Khổ aỉ trùng dương tủi lụy phiền“

Tôi thương anh lẫm lũi như cánh hoa Tigon khổ hạnh bon chen trong cuộc mưu sinh vật lộn với đời  mà còn phải mang nặng một gánh tình è cổ ra, biết bao nhiệu là phiền lụy.

“Anh ở phương nào có nhớ nhung?
Lòng còn thổn thức nghẹn ngào thương
Tuổi thơ non dại đâu còn nưã
Thoang thoảng tình em lạnh giá hương“

Tôi khổ như thế đó, còn anh ở phương nào có thực sự thuơng nhớ tôi như bài thơ anh viết không? Có thể tôi sẽ mang bầu mãn nguuyệt khai hoa, cái bụng tôi phình to ra lặc lè như Phật Di Lặc, tất nhiên là con ông Nghiêm chứ không phải con anh. Bây giờ nghĩ lại tôi là thiếu phụ, đâu còn tuổi con gái dại khờ như ngày xưa nữa đâu. Bây giờ anh hãy giữ cái tình của tôi thoang thoảng như giá hương trong tâm hồn thi sĩ của anh. Giống như cái bát huơng thờ thần ái tình nay chỉ còn tàn nhang tro lạnh.  Để cho mối tình dần chết đi.


“Đông đến thu tàn trăng mờ soi
Thương anh sao nỡ trách không thôi
Mưa lòng rầu rĩ theo năm tháng
Trời hỡi, sao tôi khổ thế này?“

Đó là tiếng kêu đau thương của một con chim bị trúng mũi tên ái tình, cái cảnh đông gía thu tàn trăng mờ soi sao mà buồn thế. Theo tôi là 4 câu kết này rất có ý nghĩa và một tiếng kêu rú lên của một linh hồn đau thương tê dại  tuyệt vọng trên trường tình :  Trời ơi! Đời tôi khổ thế nay!

16.2.2010 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét