Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 155


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 26“

Bùi Kiệm giở cả trò đặc công đánh du kích nửa đêm đột nhập phòng ngủ của nàng Kiều Nguyệt Nga định cưỡng hiếp nàng nhưng sự bất thành. Bùi cha phải khuyên con trai nhẫn nại, kiên trì nàng Kiều bây giờ ở nhà ta như cá nằm trong chậu, chim nhốt trong lồng, kiến bò miệng chén còn chạy đi đâu nữa?


“Cá trong chậu đừng hòng chạy thoát
Chim nhốt lồng định đoạt khó chi?
Con đừng nóng vội sân si
Để cho thiên hạ xầm xì nhỏ to

Kiều Nguyệt Nga ngày lo đêm sợ
Bùi Kiệm thường kiếm cớ vu vơ
Thấy nàng treo bức tranh thờ
Hình nhân như tượng đợi chờ nhớ nhung

Lục Vân Tiên thi cùng một khóa
Lại nửa chừng đại họa vong thân
Tại sao nàng vẫn lần khân
Linh thiêng chi nữa thánh thần mỉa mai

Kiều vẫn cứ một hai cương quyết
Đạo tòng phu trinh tiết mãi thôi
Kiệm cười nàng nói sai rồi
Bán trâu tậu ruộng ai ngồi chợ trưa?

Ngày tháng ròng nắng mưa tầm tã
Đóa hoa tàn vàng đá phôi pha
Tuổi xuân ngọn gió thu ba
Ong chê bướm chán canh gà quạnh hiu

Rồi quanh năm ỉu xìu góc bếp
Cảnh già nua phên liếp nhà tranh
Muối tiêu nửa mái đầu xanh
Vãi chùa lạnh ngắt vắng tanh bóng người

Kiệm ra sức xả hơi tán tỉnh
Bướm trắng kia biết dính vào đâu
Mười hai bến nước ngọc châu
Lẽ nào mặc áo không bâu trọn đời

Cơm  tay bốc không người so đũa
Miếng trầu hôi giàn dụa không cau
Thời gian vàng võ phai màu
Khóc than bão tố nát nhàu cỏ cây“

Kiệm biết rõ nàng Kiều nguyệt Nga là hôn thê, vợ chưa cưới của Lục vân Tiên bởi bức tranh treo trên tường, nhưng hắn cứ nhăn nhở là Lục vân Tiên đã chết rồi, hắn còn đểu cáng tuyên truyền dụ rỗ: “Bán trâu tậu ruộng ai ngồi chợ trưa ?” Buổi chợ sầm uất nhộn nhịp đông khách nhất là vào buổi sáng, còn lúc ban trưa là lúc mọi người về nghỉ nên chợ vắng teo. Đó chỉ là lối nói ngụy biện lối ví von kịch cỡm thô bỉ của kẻ vô liêm sỉ. Nàng Kiều nguyệt Nga đâu phải gái ế bà cô già? Nàng mới 16 tuổi đầu, nàng trọn lòng chung thủy sắt son với Lục vân Tiên theo nền giáo lý truyền thống con nhà nho, như cụ Nguyễn đình Chiểu mở đầu:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”

Bùi Kiệm rất xảo biện lẽ nào mặc áo không bâu trọn đời là mặc yếm che ngực, hay là áo vải gai thô gọi là diềm bâu, còn có ý chỉ gái trinh, là đơn côi lỡ thì. Kiệm vận dụng cả ca dao:
“Ai từng bận áo không bâu
Ăn cơm không đũa, ăn trầu không vôi?“

Nhưng nàng Kiều đã đốp thẳng vào mặt hắn, nàng kể ra những điển tích xưa để khuyên răn nhắc nhở Bùi Kiệm sống sao cho xứng đáng lẽ đạo, con nhà nho từng đọc sách thánh hiền.

”Kiều đáp trả tưởng đầy kinh sử
Gái tiết trinh sĩ tử làm đầu
Chớ như thói Trịnh nương dâu
Yến anh hò hẹn đêm thâu thỏa tình“

Thói Trịnh nương dâu là trai gái nước Trịnh hay hò hẹn nhau trăng gió ăn năm đú đởn với nhau do ảnh hưởng của những khúc hát Hậu Đình Hoa của Trần Hậu chủ  tên Trần Thúc Bảo, là một ông vua nổi tiếng tài tử phong lưu. Hậu cung lúc nào cũng có hàng ngàn mỹ nhân tuyệt sắc. Trong số đó có hai nàng là Khổng Quý Tần và Trương Lệ Hoa được nhà vua sủng ái.
Hai nàng Quý Tần và Lệ Hoa chẳng những có sắc đẹp lộng lẫy, người mẫn tiệp lại có tài thi phú, thường cùng Hậu chủ cùng các bực thi văn tài danh trong triều xướng họa mỗi khi có yến tiệc linh đình.
Vì yêu người đẹp tài hoa nên Hậu chủ phải tổn phí nhiều tiền của, cho dựng trước điện Quang Chiếu ba tòa lầu lớn. Ba tòa lầu này dùng toàn bằng gỗ trầm hương. Cửa lớn, nhỏ đều dát toàn ngọc ngà, rèm châu, trướng gấm lộng lẫy. Ba lầu ấy đặt tên là Lâm Xuân, Kết Ỷ và Vọng Tiên.
Dưới lầu, trồng toàn cây quý, hoa lạ, ngào ngạt mùi hương. Lại chất đá xây thành núi gọi là núi Nghinh Phong; tháo nước làm thành hồ gọi là hồ Ngoạn Nguyệt.
Hằng đêm, Trần Hậu chủ bày yến tiệc, họp các mỹ nhân uống rượu tại lầu Lâm Xuân cùng với các học sĩ ngâm thơ xướng họa. Một khi có những bài thơ hay, thích, nhà vua cho chép lạai thành tập và phổ vào khúc đàn để những cung nữ hát xướng suốt đêm, nên được gọi là Trường Dạ Ẩm.
Những bài thơ, những khúc nhạc lả lướt ấy được chép thành 3 tập là: Nghinh Xuân nhạc, Ngọc Thu và Hậu Đình Hoa. Riêng tập Hậu Đình Hoa toàn sưu tập những bài bay bướm, bóng bẩy, dâm đãng. Chính Trần Hậu chủ cũng làm một khúc hát Hậu Đình Hoa:

Đỗ Mục, một thi hào nổi tiếng đời nhà Đường , nhân một đêm ghé thuyền trên bến Tần Hoài, gần một quán rượu. Đêm đã khuya, hơi sương mù như khói tỏa trên mặt nước. Bãi cát chiếu sáng lồng trong ánh trăng xanh. Bấy giờ trong quán, khách còn đang say sưa ăn uống, bên cạnh những ả buôn son bán phấn hát xướng để mua vui cho khách. Lắng nghe giọng hát réo rắt bên kia sông đưa sang, Đỗ Mục xúc cảnh sinh tình theo bản dịch của Quốc Ân:
 “Khói bay, nước lạnh, khói trăng pha,
Thuyền đậu sông Tần cạnh Tửu gia.
 Hận nước gái buôn không biết rõ,
  Cách sông còn hát "Hậu Đình Hoa".
   
Nguyên văn Hán Việt:
“Yên lung hàn thủy, nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng "Hậu Đình Hoa".

Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều ở nước ta, cũng có câu:
Vườn Tây Uyển khúc trùng thanh dạ,
Gác Lâm Xuân điệu ngã Đình Hoa.
Thừa ân một giấc canh tà,
 Tờ mờ nét ngọc, lặp lòe vẻ son.

Nhưng Bùi Kiệm vẫn chai mặt vuốt mỏ hót rằng:

“Kiệm vẫn biết sôi kinh nấu sử
Gương soi mình do dự phòng không
Hồ Dương chẳng chịu góa chồng
Thầm yêu trộm nhớ Tống công thuở nào“

Công chúa Hồ Dương là chị Hán vũ đế phải lòng Tống Hoàng một chàng trai hào hoa phong nhã.

”Nàng Hạ Cơ khát khao dục vọng
Có chồng rồi vẫn ngóng trai tơ
Non thần đỉnh giáp hằng mơ
Sớm đưa Doãn Phủ tối chờ Trần Quân“

Hạ Cơ  công chúa nước Trịnh, con gái của Trịnh Mục công, em gái của Trịnh Linh công. Bà là mẹ của Hạ Trưng Thư, người đã giết chết chú họ Trần Linh công để tiếm vị trong một thời gian. Hạ Cơ nổi tiếng là một mỹ nhân, một người phụ nữ phóng đãng và cũng rất lịch lãm, sử sách nói sau khi ân ái với ai, Hạ Cơ trở lại "Hoàn tân" như cũ. Điều đặc biệt là, hễ ai đã ân ái với bà thì thường gặp phải tai vạ và chết. Mối quan hệ của bà chủ yếu là với các quan lại thuộc hàng cao cấp như Công khanh, Đại phu, điều này khiến cho Hạ Cơ có sự ảnh hưởng chính trị rất lớn.
Sau khi Ngự Thúc qua đời, Hạ Trưng Thư tập tước kế thừa. Hạ Cơ cho Trưng Thư về kinh đô để học, cũng mong cho con ngày sau nối nghiệp cha. Trưng Thư lớn lên, có tài võ nghệ, Linh công cho Thư nối chức cha làm Tư mã, ở lại kinh sư. Hạ Cơ gian díu với Trần Linh công và hai quan trong triều là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ hai quan này làm việc ô uế công khai.

Một hôm, Khổng Ninh lấy trộm của nàng cái "Cẩm dương" quần lót bằng gấm về khoe. Nghi Hàng Phủ thấy vậy nổi cơn ghen, cố nài xin cho được chiếc "Bích la nhu" áo lót bằng lụa màu xanh để trêu lại. Khổng Ninh cả giận liền tiết lộ cho Trần Linh công biết. Trần Linh công nghe kể thích quá liền nhập cuộc chơi, cả ba mặc sức tung hoành trác táng đến nỗi dân nước Trần đã đặt bài vè "Châu Lâm" để chê trách Hạ Cơ cùng Trần Linh công. Từ đó Hạ Cơ một mình tiếp luôn ba người.

Sau đó Hạ Trưng Thư ở kinh về Châu Lâm trông thấy Trần Linh Công và Khổng Ninh, Hàng Phủ cùng Hạ Cơ đang vầy cuộc ái ân, ăn nói suồng sã bỉ ổi dâm loạn. Ba người nói chuyện đùa cợt, Trần Linh công quay qua Hành Phủ nói:"Hạ Trưng Thư lớn lên trông rất giống ngươi!", còn Hành phủ cùng Khổng Ninh cũng phụ họa theo, nói Trưng Thư rất giống Trần Linh công. Hạ Trưng Thư căm tức định bụng giết Trần Linh công. Ông thủ sẵn cung tên, nấp trong chuồng ngựa chờ Trần Linh công đi ra thì bắn.

Sau khi sự việc xảy ra, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ hoảng sợ, bèn chạy thoát qua nước Sở, vào kêu với Sở Trang vương rằng Hạ Trưng Thư giết Linh công để cướp ngôi. Trong thời gian đó, Trưng Thư tự lập mình làm Trần hầu

Nghe tin cầu cứu của Khổng và Nghi, Sở Trang vương liền đem binh đánh Trần, giết Hạ Trưng Thư. Ban đầu, Sở Trang vương tính nhập nước Trần làm một quận của Sở, nhưng đại phu Thân Thúc Thời can gián, cho Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ phò Thế tử Quy Ngọ trở về nước Trần kế vị, tức Trần Thành công. Nước Trần thoát một phen bị diệt vong vì sự dâm loạn của một người phụ nữ[.
Tái hôn

Lúc này, Hạ Cơ tuy con trai là Trưng Thư đã chết nhưng vẫn điềm nhiên bình tĩnh. Dù đã hơn 40 tuổi nhưng nhan sắc vẫn rất động lòng người, sau khi Hạ Trưng Thư bị giết, bà bị bắt đem về nước Sở. Đến kinh sư nước Sở, Sở Trang vương đã lập chỉ nạp Hạ Cơ làm phi tần, nhưng bầy tôi của Sở Trang vương là Khuất Vu lại ngăn cản, nói rằng Trang vương dẫn quân vào nước Trần, lại cưới Hạ Cơ là mẹ của Trưng Thư, sẽ khiến người nước Trần sinh dị nghị, rằng Tảng vương mê sắc mới gây chiến. Sở vương bèn thôi. Về sau, Lệnh doãn Tử Phản trông thấy Hạ Cơ bị mê hoặc, muốn nạp làm kế thất; nhưng Khuất Vu cũng lại can, dẫn chứng việc bà ta hại chết tình nhân, chồng và con, họa thủy mang tai vạ đến bất kỳ ai hoan lạc với bà ta, Tử Phản e dè nên cũng đành thôi.

”Võ Hậu xưa thanh xuân dai dẳng
Thẩm Tự Cơ đeo đẳng tư thông
Họ Trương hai ngã thay chồng
Ngày đêm hú hí má hồng thắm tươi
Mới đáng sống một đời sung sướng
Phải tội gì gắng gượng người ơi
Muôn loài thụ tạo ý trời
Chính chuyên chi để chết thời thành ma“

Lịch sử Tàu có hai hai người đàn bà quyền lực nhất là Lữ Hậu và Võ Hậu. Lữ Hậu chính là vợ Hán cao tổ Lưu Bang sau khi chấp chính tư thông với tả thừa tướng Thẩm Tự Cơ còn Võ Hậu chính là hoàng đế Võ Tắc Thiên đã 80 tuổi còn dâm loạn với hai anh em nhà họ Trương đáng tuổi con cháu mình.
Lịch sử ghi có 4 tình nhân nổi tiếng nhất của Võ Tắc Thiên là Tiết Hoài Nghĩa, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông và Thẩm Nam Mậu, những người được cho là rất đẹp trai và mạnh mẽ, đủ để thỏa mãn vị hoàng hậu hoang dâm này.

Tiết Hoài Nghĩa, tên thật là Phùng Tiểu Bảo, lần đầu gặp Võ Tắc Thiên khi bà 61 tuổi, nhờ sự tiến cử của Thái Bình Công Chúa. Bảo được mô tả là người có dáng người lực lưỡng và khuôn mặt rất đẹp. Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái, gọi Nghĩa là chú để có cớ cho vào cung, bắt giả làm nhà sư, ban cho tên mới là Hoài Nghĩa.

Sư Hoài Nghĩa ra vào cung tự do, lên điện không chào, chính là người dựng Minh Đường, tạo tác tượng Phật Di Lặc khổng lồ và một ngôi chùa đẹp để vui lòng Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên sau đó Võ Tắc Thiên có Thẩm thái y thì lạnh nhạt với Hoài Nghĩa, khiến gã tức giận nổi lửa đốt cháy toàn bộ tượng và chùa, sau bị đánh đến chết.

Võ Tắc Thiên không tiện trị tội, sai công chúa Thái Bình ra tay. Ngày 25.12.694, Thái Bình gọi Hoài Nghĩa vào vườn rồi huy động các cung nữ lực lưỡng đánh đến chết. Xác Hoài Nghĩa được đem đến đền Bạch Mã và hỏa táng, sau đó trộn lẫn vào trong đống đất bùn được sử dụng để xây một ngôi chùa.

Các quan thấy Võ Tắc Thiên đa dâm lụy tình cũng tiến cử con em, thậm chí chính mình vào để hầu Nữ hoàng hòng kiếm lợi lộc. Võ Tắc Thiên bèn lập ra Phụng Thần viện, với danh nghĩa là nuôi chim hạc, là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn mình.

Phụng Thần viện trở thành nơi dâm loạn nhất của chốn cung đình. Những thanh niên bị thất sủng sẽ bị giết để diệt khẩu và ném xuống hồ. Sau này cháu nội là Đường Huyền Tông cho khai quật đã phát hiện hàng đống xương người dưới hồ.

Mối tình giữa Võ Tắc Thiên với Thẩm Nam Mậu khởi đi trong một lần bà triệu Thái y họ Thẩm vào cung để hỏi về… thuốc kích dục. Thẩm Nam Mậu dâng phương thuốc có công hiệu, Võ Tắc Thiên nhân thấy thái y cũng thuộc dạng mỹ nam liền bắt ông phục vụ mình. Dù bồi bổ thế nào, Thẩm thái y cũng không đáp ứng nổi, cuối cùng lao lực mà chết.

Sau khi Thẩm thái y chết, công chúa Thái Bình tiến cử Trương Xương Tông có tài thổi sáo, rất đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Tắc Thiên rất vui. Trương Xương Tông nhận tiện tiến cử luôn anh mình là Trương Dịch Chi vào hầu hạ. Cả hai được phong chức tước bổng lộc cực hậu.

Thái y Thẩm Nam Mậu thì... chết vì lao lực do phải "phục vụ" Thiên Hậu liên tục.

Khi Võ hậu lâm bạo bệnh, ngay cả Tể tướng Trương Giản Chi cũng không thể lại gần bà vì chịu sự ngăn cản của Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông. Ngay sau cái chết của Võ Tắc Thiên, vì không còn ai hậu thuẫn, anh em họ Trương đã bị ám sát trong cuộc đảo chính của Trương Tể tướng.
Trương Giản Chi cùng các đại thần phát động binh biến, ép Võ hậu thoái ngôi và đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần hai. Bà bị giam lỏng ở biệt cung cho đến khi qua đời không lâu sau đó ở tuổi 82.

Nàng Kiều nguyệt Nga nghe Bùi Kiệm kể chuyện để kiêu dâm để dụ rỗ mình, thấy chối tai bỉ ổi quá nàng phải tính kế mau mau trốn thoát khỏi căn nhà này.

”Quanh cối xay con gà trống gáy
Nghe chối tai hết thảy gần xa
Tiểu nhân rình rập trong nhà
Nguyệt Nga tính chước thoát ra cho rồi

Bùi ông vẫn xa xôi ngon ngọt
Trói buộc nàng vào cột con trai
Kiên trì xuân bất tái lai
Trăng thanh gió mát thuyền ai cắm sào“

4.1.2020 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét