Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 168


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 8

“Một xâu chuỗi hột ôm trước ngực
Ba ngôi hương cách thức đã xong
Mười điều giới luật thong dong
Ung dung thần thái đẹp lòng tăng ni“


Chuỗi hột đó gọi là tràng hạt được sử dụng cả thống tôn giáo khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, đạo giáo để đánh dấu các lần lặp lại các bài cầu nguyện, tụng kinh hay các việc sùng kính. Chuỗi Mân côi của Đức Trinh Nữ Maria trong Công giáo, và sự tưởng nhớ lại của Thiên Chúa trong đạo Hồi. Chuỗi tràng hạt là một vật dụng trong việc tụng kinh Phật giáo gồm một vòng xâu hạt. Hạt có thể làm bằng hàng thảo mộc, bằng xương, bằng đá . Đôi khi hạt chuỗi làm bằng thủy tinh, ngà voi, san hô, mã não, hổ phách. Phật giáo Đại thừa dùng chuỗi hạt với con số 108 hoặc một ước số của 108. Điển hình là phái Tịnh Độ dùng chuỗi có 27 hạt.
Theo nghi thức xuất gia trong đạo Phật các tu sĩ phải làm lễ dâng hương gồm giới hương, định hương và tuệ hương. Mười điều giới cấm phải tuân thủ: Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói tục, không uống rượu, không sửa tóc, không dùng nước hoa, không nhảy nhót múa hát, không được ngồi trên giường cao, không ăn trái bữa quá ngọ tức quá 12 giờ trưa, không cất giữ tiền bạc châu báu. Nếu Dương Từ làm đúng như vậy thì anh chàng đã trở thành một tỳ kheo hoàn hảo.

“Chức thượng tọa trụ trì bổn phận
Gióng chuông chùa phấn chấn phù đồ
Chắp tay miệng niệm nam mô
A di đà Phật sư cô vãi bà

Đọc kinh kệ ngâm nga trầm bổng
Gió nồm nam lồng lộng vi vu
Lăng nghiêm Viên giác chu du
Kim cang thấu triệt thiên thu vững vàng“

Nam mô tiếng Phạn là Namah có nghĩa là cung kính thỉnh nguyện. A di Đà tiếng Phạn là Amitabha tên một vị Phật ở Tây Trúc. Lăng nghiêm, Viên giác, Kim cang tên gọi ba bộ kinh Phật như Cựu ước và Tân ước bên Công giáo vậy.

“Bạch hòa thượng đạo tràng thanh tịnh
Trần Kỷ xưa dự định đăng khoa
Dùi mài kinh sử từng qua
Văn chương ế ẩm mới ra ở chùa

Chốn quan trường ăn cua bốc mắm
Biết bao điều khắm lặm điêu ngoa
Đủ trò đút lót xuýt xoa
Cửa sau thậm thụt quan nha vì tiền

Bởi xã hội đảo điên tham nhũng
Người có tài hờ hững khinh khi
Bất bình thày mới bỏ đi
Quyết tâm xuống tóc tu mi anh hùng

Thói kèn cựa mánh mung xảo trá
Bầy quan tham sa đọa sơn hà
Tòa sen giác ngộ Phật Đà
Muối dưa đạm bạc ta bà lánh xa“

Sư phụ bổn mạng trong đạo phật là vị sư đã trên 40 tuổi được giáo hội tăng đoàn phong là Hòa thượng ở đây là Trần Kỷ đã hướng dẫn Dương Từ chọn vị Phật theo bổn mạng trong 12 giáp. Trong sách pháp uyển châu lâm có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển, có mười hai loài thú, được Bồ tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ tát dặn những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích, nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…”.
Nên ta biết tất cả vị Phật đều phổ độ chúng sinh, tuy nhiên có những vị Phật ngầm bảo hộ nhiều hơn cho từng tuổi riêng biệt, độ mệnh theo phân định tuổi tức là căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của bạn để phân định, không thay đổi theo từng năm. Bất kỳ vị Phật nào độ mệnh, theo quan niệm dân gian, đều mang lại điều tốt lành cho bạn, ngầm bảo hộ bạn trong cuộc sống. Mỗi Phật bản mệnh đều có rất nhiều công đức đặc thù khác nhau, tu hành theo Phật bản mệnh có thể đạt được những công đức tương ứng. Hòa thượng Trần Kỷ là người có tài văn chương cũng tấp tểnh học theo Khổng Tử đua đòi công danh nhưng thi lần nào cũng bị đánh trượt nên ngán đạo Nho mà chuyển sang Phật.

“Cất tiếng hát lòng ta thổn thức:
Rằng người xưa đốt đuốc đi chơi
Cưu mang chi cái sự đời
Lân nghiêu phụng Thuấn tả tơi thế này

Tuồng rách nát ai hay rắn Hán
Hươu Tần kia đại nạn lâm đầu
Than ôi bãi bể nương dâu
Hưng vong thế sự trắng râu bạc đầu

Bao pho sách dãi dầu mưa nắng
Đạo thánh hiền ngậm đắng nuốt cay
Nho sinh sĩ tử ngày nay
Chính nhân quân tử đổi thay tấc lòng”

Dương Từ mới vào trong đảnh lễ
Sửa hành trang kinh kệ vân du
Trọn đời một kiếp đi tu
Bôn ba tứ hải thắng thù đó đây”

Đốt đuốc đi chơi  do từ chữ: ” bỉnh chúc dạ du“ trong câu thơ cổ:
Trú đoản khổ dạ trường
Hà bất bỉnh chúc du“
Nghĩa là ngày ngắn lại khổ nỗi đêm dài, sao ta lại chẳng chịu cầm đuốc mà đi chơi? Tiếc rằng thời gian đi vùn vụt, đời người như ánh mặt trời chiếu qua song cửa sổ, ngoảnh đi ngoảnh lại đã xế chiều rồi. Đêm loại choáng hết cả phần lớn thời gian ta sống.

Phụng Thuấn, lân Nghiêu tức là hai con vật quý giá nhất trên đời là con chim phụng và con kỳ lân để chỉ hai vị vua hiền nhất ở bên Tàu. Các nhà nho theo phái Khổng-Mạnh coi hai vị vua Nghiêu và Thuấn là mẫu mực lý tưởng nhất mà bao đời về sau cứ mơ ước hoài hoài.

Hươu Tần là chuyện con hươu của nhà Tần trong Hán thư có chép:
“Tần thất kỳ lộc, thiên hạ công trục chi“
Nhà Tần mất con hươu thiên hạ cũng đuổi bắt.
Rắn Hán là con rắn của nhà Hán. Cũng có chép chuyện:
- Bái Công  tức Lưu Bang lúc hàn vi chỉ là một anh đình trưởng quèn chuyên đi thu thuế thu xâu, học hành chữ nghĩa ít ỏi chán đời say rượu đi ngang qua cái đầm gặp con rắn to chắn đường. Bái Công tức giận rút gươm ra chém chết. Con rắn đó chính là con bạch đế. Sau đó Bái Công khởi nghĩa chiêu mộ anh hùng hào kiệt tuy không được 108 anh hùng hảo hán lương sơn bạc nhưng lại thu phục được Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà, Trần Bình mà lấy được thiên hạ lê ngôi vua. Bái Công là một hoàng đế lưu manh, ít học chẳng cần biết đạo thánh hiền, các vua Nghiêu, Thuấn, nhà Chu, Khổng Mạnh là ai? Nhưng cũng gọi là Hán Cao Tổ đến mấy trăm năm sau nhà Hán vẫn còn được Gia Cát Lương tức Khổng Minh ngưỡng mộ. Bái Công không ngu như Tống Giang lắm chữ nghĩa thánh hiền mà  vẫn đến mức phải bị vua Tống Huy Tông ép uống thuốc độc, gọi là ngự tửu ban cho đại công thần có công đánh bại Phương Lạp. Các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc 108 người chết quá nửa chỉ còn 36 người về kinh đô. Một số người bỏ đi, không theo đoàn quân thắng trận trở về nên chỉ còn 27 người về tới kinh. Tống Giang được phong chức quan cai trị ở Sở Châu. Tống Giang biết trong rượu có độc, nhưng vì là ngự tửu nên không thể không uống. Tống Giang lo lắng sau khi mình chết thì Lý Quỳ sẽ làm loạn nên mời sang chơi, đổ rượu độc cho Lý Quỳ uống để phòng hậu họa.

Sau khi làm đủ các lễ Dương Từ ở trong chùa một thời gian và được phong lên chức đại đức thượng tọa và chàng xin phép sư phụ đươc đi du ngoạn thiên hạ cho biết đây biết đó, học tập tinh tấn thêm ở bên ngoài.


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 9

“Hết vinh nhục đọa đầy vị kỷ
Bất tái lai xuân chỉ một lần
Giàu sang phú quý thanh bần
Đời người ngắn ngủi tủi thân trái đào

Bóng theo gót phều phào tuổi hạc
Thiền trượng này vẫn vác trên vai
Giới đao trong cõi trần ai
Sát sinh né tránh nguôi ngoai tấc lòng“

Thiền trượng tiếng Phạn: khakkhara (gậy phát âm thanh), cũng gọi tích trượng ( gậy thiếc), là một loại gậy có gắn những vòng kim loại được sử dụng chủ yếu trong các nghi thức cầu kinh của Phật giáo và cũng được dùng như vũ khí. Thiền trượng có nguồn gốc từ Ấn Độ, tiếng leng keng từ những vòng kim loại trên gậy phát ra để báo cho các sinh vật nhỏ (chẳng hạn như côn trùng) tránh đường để khỏi bị giẫm phải. Thời cổ đại, nó còn được dùng để xua đuổi động vật nguy hiểm.
Thiền trượng của lỗ Trí Thâm Lỗ Trí Thâm tức Lỗ Đạt là một nhân vật rất nổi tiếng trong tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am. Binh khí của vị hòa thượng sở hữu sức mạnh vô song này là một cây Nhật Nguyệt Quyền Trượng. Đây là loại quyền trượng 2 đầu khác nhau: một đầu là một lưỡi dao cán mỏng có thiết kế phần lưỡi tròn như mặt trời (Nhật), đầu kia có hình vầng trăng khuyết (Nguyệt) nên có tên là Nhật Nguyệt Quyền Trượng. Món binh khí này do Lỗ Trí Thâm tự thuê người rèn, nặng tới 62 cân, gấp rưỡi cân nặng các binh khí thông thường khác.
Trong lần chạm trán đầu tiên giữa Lỗ Trí Thâm và Dương Chí (một trong những tướng lĩnh hàng đầu của Lương Sơn Bac), Nhật Nguyệt Quyền Trượng từng đâm xuyên qua thân cây to một người ôm không xuể. Có thể nói, đây là một loại vũ khí cực kỳ lợi hại, mang tính sát thương rất cao. Nhưng với Dương Từ một ông lão hơn 60 tuổi cây thiền trượng chỉ là một cái gậy chống cho các nhà sư đi khất thực mà thôi. Dương Từ không hề biết võ công. Dương Từ chỉ mang theo một con dao nhỏ gọi là giới đao.

”Vật có chủ đừng hòng chiếm đoạt
Cuộc tranh giành tiễu phạt triền miên
Đau thương tang tóc gây nên
Chi bằng an tọa cửa thiền thảnh thơi

Miền Hà lãnh mây trời phảng phất
Buổi hoàng hôn cảnh vật tuyệt vời
Chập chùng sóng biển xa khơi
Dương Từ ngây ngất tìm nơi trú nhờ

Một tiểu sanh ngây thơ bước tới
Trâu đằm mình ở dưới mé tây
Ngẩn ngơ sáo trúc cầm tay
Kề môi réo rắt vui thay nụ cười“

Dương Từ đã tới tận nơi thâm sơn cùng cốc hẻo lánh gọi là miền Hà Lãnh và bỗng nghe một tiếng hát buồn thảm mà chạnh lòng mình:

“Lời thạch kim à ơi tiếng hát
Cỏ heo may dào dạt oanh ca
Trời Nghiêu Thuấn đã đi xa
Bóng chiều ngao ngán sa bà mấy ai?

Cõi nhân gian hiền tài lương đống
Lá mùa đông tiếng trống thu ba
Trái ngang heo hắt canh gà
Nửa đêm thức giấc cảnh nhà neo đơn

Người thiếu phụ tủi hờn má phấn
Một thân mình lận đận nuôi con
Nhưng lòng vẫn mãi sắt son
Nửa vầng trăng khuyết héo hon canh tàn…

Hát rồi thổi chưá chan phong vị
Thoảng hơi thiền ý nhị làm sao?
Dương Từ vội vã hỏi chào
Phải chăng sư phụ chuà nào gần đây“

Đó là một tiểu đạo sĩ đã học được bài hát lâm ly sầu thảm này từ sư phụ của y. Sau khi chào hỏi xong Dương Từ được chú bé chỉ đường lên núi gặp sư phụ.

Tiểu sanh mới cho hay ngành ngọn
Đạo sĩ truyền mấy ngón cầm thi
Ghé tai thân mật thầm thì
Thuốc thang phù chú ai bì thày ta?

Chốn Tây lâm am nhà vài dặm
Cứ thẳng đường vực thẳm núi cao
Chênh vênh mai trúc xì xào
Vẳng nghe tiếng hát nghẹn ngào thi âm.

*Nguyên tác thơ lục bát: “Dương Từ Hà Mậu”

4.2.2020 Lu Hà










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét