Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 171


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 12

“Lão chống gậy ngân nga hoan lạc
Lá hôn chân xào xạc miền tây
Lắc lư vai nặng bầu đầy
Rượu thơm ngây ngất bóng cây chập chờn


Phong cảnh lạ từng cơn gió thổi
Chắp hai tay xin hỏi lão ông
Gần đây có bậc thày không?
Cao tay pháp thuật thần thông cứu đời?

Dương Từ tới tỏ lời kính cẩn
Lão thản nhiên chẳng bận đến ai
Ung dung ngày rộng tháng dài
Nơi miền sơn cước khứ lai chẳng màng

Hơn sáu mươi tuổi đang sung sức
Nhờ khí trời thể lực dẻo dai
Kể chi tán, kiệu, mão, đai
Tiều phu đốn củi hươu nai bạn cùng“

Dương Từ đã xuống tóc qui y theo Phật, nhưng trên bước đường chu du thiên hạ, đã gặp một ông Tiều Phu đốn củi trên núi rừng, thực ra ông là một danh sĩ ẩn cư sống thuận theo thiên nhiên, nên gần 70 tuổi mà xem ra lão rất cường tráng, lão giới thiệu cho Dương Từ cách thức đến thăm đạo sĩ Huyền Hồ.

“Đầu Tây Lâm cúc tùng mai trúc
Thày Huyền Hồ đáng bực trí tri
Hứa Do Sào Phủ kém chi
Giang hồ kiếm khách tu mi với đời“

Hứa Do và Sào Phủ là hai cao sĩ đời Đường Nghiêu. Vua Nghiêu nghe danh tiếng là bậc hiền tài thông thái muốn nhường ngôi cho. Hứa Do từ chối lui về Côn Sơn ở ẩn. Về sau Vua Nghiêu lai sai người đến mời một lần nữa. Hứa Do cao ngạo cho rằng lời thuyết khách danh lợi ấy làm bẩn tai mình, mới ra bờ sông Dĩnh Thủy rửa tai. Lúc đó Sào Phủ đang cho trâu uống nước, mới hỏi cớ sao túc hạ lại rửa tai? Hứa Do bèn kể lại nguyên do vì cớ sao mà hai lỗ tai bị bẩn. Sào Phủ bèn cho trâu lên quãng trên uống nước, vì cũng sợ bẩn miệng trâu.
Ông lão lại hỏi Dương Từ nguyên cớ gì lại đi tu? Dương Từ cũng chân thật kể cho biết lý do. Ông lão cũng có lời khuyên.
“Lão trượng hỏi sao ngươi cạo trọc?
Hình thày tu lóc cóc mõ khua
Sớm khuya hiu hắt cảnh chùa
Muối dưa đạm bạc bốn mùa nước non

Đội ơn Phật cho con nối giõi
Chịu tam hương tôi mới đi tu
Ba ngôi tam bảo Dương Từ
Thiện Trai được gọi chân như thuyền từ

Sao không học Đặng Du thuở trước
Chịu thiệt thòi giữ được bảng son
Xót xa Tử Hạ mất con
Mù lòa đôi mắt héo hon nỗi lòng“

Bá Đạo tự là Đặng Du, người nước Tấn giứ chức Thái Thú ở Hà Đông lại gặp năm thiên hạ đại loạn mới mang vợ con và một đứa cháu ruột con người em trai đi chạy trốn giữa đường gặp bọn cướp đuổi sát bờ sông. Ông liệu tính thuyền nhỏ không bảo toàn cả con lẫn cháu, mới bảo vợ rẳng:
-“Em ta chỉ còn một đứa con trai duy nhất, không thể để cho nó tuyệt giống, chúng ta còn trẻ vẫn có thể sinh ra đứa khác.Vậy ta đành bỏ con lại, mang cháu nó đi“
Về sau, ông được đề cử làm thái thú đất Ngô Quận, nổi tiếng thanh liêm, dân chúng rất kính phục, nhưng vợ ông lại không may mắn sinh đẻ được nữa.Tử Hạ người nước Vệ họ Bốc tên Thương thời xuân thu, học trò giỏi về văn chương của Khổng Tử, chỉ có một đứa con trai duy nhất. Con ông chẳng may đoản mệnh còn rất trẻ, ông khóc mà mụ lòa cả đôi mắt.

“Đã qui y thong dong đây đó
Việc của ta nào có phiền ai?
Đạo vàng theo gót Như Lai
Từ bi hỉ xả đào mai cúc tùng

Vậy xin hỏi trập trùng sơn dã
Có chùa nào thư thả nghỉ chân?
Khẩn nài tha thiết trượng nhân
Chỉ đường đi tới bội phần tri ân

Chùa lai vãng xa gần chẳng thiếu
Này Hàn Sơn, Lâm Thủy, Thiên Thai
Khói nhang Linh Diệu tuôn hoài
Âm dương đôi ngả giao đài mù sương

Có hai hang Diêm vương Bích lạc
Khách thập phương thù tạc văn chương
Đông nam cỏ rạp bên đường
Ngựa xe tấp nập khói hương nhạt nhòa“

Dương Từ mới đáp lại với ý rẳng mình đã xuống tóc đi tu qui y cửa Phật, cây mỗi nhà mỗi cảnh mà không thể học theo Đặng Du hay Tử Hạ được. Mới hỏi đường đi thăm viếng cảnh chùa. Chùa thì nhiều nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Linh Diệu có đủ hai hang âm dương thần bí, khách thập phương lai vãng. Còn Hàn Sơn tên ngôi chùa ở huyện Ngô, tỉnh Giang Tô. Tương truyền có hai nhà sư đời Đường tên là Hàn Sơn và Thập Đắc đã tu trì ở đó, nên đời sau gọi là chùa Hàn Sơn. Lâm Thủy tên con sông bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây chảy qua Lam Điền rồi đổ vào sông Bá.


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 13

“Hướng tay chỉ một tòa sừng sững
Chim én bay dựng đứng sơn kỳ
Đông vui thủy tú nhung y
Chi lan kẽ đá ầm ỳ suối reo

Cửa hang ngỏ hắt heo gió thổi
Trẻ dắt già hồ hởi bước vào
Trai thanh gái lịch xôn xao
Thiều quang chín chục dạt dào xuân xanh“

Thiều quang là ánh sáng tươi đẹp chỉ mùa xuân. Chính chục thiều quang tương ứng với ba tháng mùa xuân. Dương Từ mải vui cảnh mùa xuân lộng lẫy tươi roi rói chim bay bướm lượn hoa đua nở mà lỡ độ đường không tìm được quán trọ, may thay lại gặp một ngôi miếu cổ mới chui vào đó tá túc tạm một đêm và sảy ra một chuyện kỳ lạ. Tôi đã miêu tả tường tận bằng thơ song thất lục bát về một giấc mơ.

“Ngôi miếu cổ thôi đành nghỉ tạm
Tối như bưng chẳng dám lục tìm
Xung quanh vắng vẻ im lìm
Nặng đôi mi mắt bóng chìm vực sâu

Từ mơ thấy lính hầu tấp nập
Phán quan ngồi dáng dấp nho gia
Trông lên tuổi vẫn chưa già
Cân đai mũ mão trau tria thiếp vàng

Quân hộ vệ hai hàng võ phục
Giải Dương Từ hối thúc đi nhanh
Thẻ bài lệnh tiễn đồng thanh
Trước sân cẩm thạch ngọn ngành hỏi tra

Thằng sãi kia bôn ba đây đó
Vào miếu ta rúm ró nằm co
Vợ con sao chẳng chịu lo
Cửa nhà bỏ bễ so đo mãi hoài

Dám xưng hiệu Thiện Trai pháp đạo
Hoa hạ hay ngơ ngáo man di
Rõ ràng tỏ dạng nam nhi
Tóc râu cha mẹ cớ gì cạo đi?

Công dưỡng dục bù trì như thế
Lại chóng quên trốn thuế vô chùa
Nắng mưa dầu dãi bốn mùa
Thê nhi eo óc cá cua rau đồng

Một trăm roi vào mông buốt nhói
Đao phủ đâu dẫn tới pháp đình
Dương từ hồn lạc phách kinh
Giật mình tỉnh dậy ra mình chiêm bao

Trời hửng sáng chiếu vào khe cửa
Cạnh bức tường lưng tựa não nề
Ngó lên liễn chỉ tên đề
Thì ra Hàn Tử Xương Lê nhạt nhòa:

“Một sách đạo nguyên lòa mắt thánh
Ba tờ Phật biểu chát tai vua”
Thiên thu cơn gió thoảng qua
Vàng thau phủ bụi phân bua lẽ đời

Ngàn năm để tiếng cười mai mỉa
Phật Lão Nho tròn trịa dễ sao?
Đúng sai miệng lưỡi lao xao
Còn Ki-Tô giáo nghẹn ngào tổ tông.“

*Nguyên tác thơ lục bát: “Dương Từ Hà Mậu”

Hàn Dũ tự Thoái Chi sinh tại đất Hà Dương, Hà Nam bên Tàu nay thuộc Mạnh Châu, tỉnh Hà Nam; tổ phụ người đất Xương Lê nay thuộc Hà Bắc, nên ông thường tự xưng là Hàn Xương Lê ( làm quan về đời vua Đường Hiến Tông tới Binh bộ thị lang, Lại bộ thị lang.

Hàn Dũ sinh ra trong một gia đình có học. Khi còn bé thì mẹ đã mất. Năm ông lên 2 tuổi thì cha cũng mất. Ông sống cùng anh trai là Hàn Hội (tức Hàn Lão Thành). Khi anh ông đi làm quan thì ông cũng được đi theo tới kinh đô và Thiều Châu. Sau đó Hàn Hội mắc bệnh mà chết nên ông cùng chị dâu họ Trịnh quay trở về quê nhà tại Hà Dương, sau chuyển tới Tuyên Thành. Ông cùng cháu của Hàn Hội đều do một tay Trịnh thị nuôi dưỡng lên người, tình nghĩa giữa ông và cháu của Hàn Hội như chân với tay.

Năm lên 6 ông bắt đầu đọc sách, đến năm 12 tuổi đã có khả năng sáng tác văn chương. Ông đã có tới Trường An dự thi nhưng ba lần đều không đỗ. Cuối cùng, vào kỳ thi năm Trinh Nguyên thứ 8 ông đỗ tiến sĩ và ứng thi vào Lại bộ nhưng cũng không trúng ba lần. Đến năm Trinh Nguyên thứ 11 mới được tiến cử.

Năm Nguyên Hòa thứ 14 (819), nhân việc Đường Hiến Tông cho rước xương Phật vào cung để thờ, Hàn dâng biểu can gián. Vua Hiến Tông cả giận hạ lệnh đem Hàn Dũ ra xử tử. May nhờ có các quan như Bùi Độ và Thôi Quần hết sức kêu xin, Hàn mới thoát khỏi tội chết, bị giáng chức xuống làm thứ sử ở Triều Châu, một nơi xa xôi hẻo lánh, khổ sở.

Sau khi Đường Mục Tông lên ngôi, ông được triệu hồi về kinh, lần lượt đảm nhận các chức vụ như Quốc tử giám Tế tửu, Thị lang Binh bộ, Thị lang Lại bộ, Kinh triệu doãn kiêm Ngự sử Đại phu. Vì thế người ta gọi ông là Hàn Lại bộ. Năm 824, ông bị bệnh mà chết. Đến năm Nguyên Phong thời nhà Tống, ông được truy phong là Xương Lê bá. Hiện tại, ở trấn Tây Quắc, huyện cấp thị Mạnh Châu còn mộ của ông tại Hàn trang. Ông là người chủ trương vinh danh Nho giáo châm biếm Phật giáo. Loạng choạng thế nào nhà sư Dương Từ lại vào miếu thờ ông ngủ trọ miễn phí, nên bị ông quở trách phạt đánh đòn trong giấc mộng.

6.2.2020 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét