Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 215


Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 45

“Ngoài giả lạnh tứ chi khô họng
Nước đái vàng nhiệt nóng ngoài da
Trùm không khát nước đái ra
Nước trong hàn giả rõ là ấm chân


Hơi nóng giả phân vân thời lạnh
Âm đới dương chứng cách cho tường
Ngoài rờ hầm hập trong thường
Bên trong thấy lạnh chán chường khí âm

Phép y trị chớ lầm hàn nhiệt
Chàng chớ quên nhất thiết” ôn lương”
Hai bên chân giả tận tường
Vọng, văn, vấn, thiết nhiều đường âm dương

Không định kiến mọi đường cứu chữa
Phép thổ y hãn hạ ai hay
Đại phu bốc thuốc khéo tay
Cao nhân chứng thực đạo thày sáng danh

Thổ vì tà thực hành dám chẹn
Thượng tiêu còn tức nghẹn hơi ngăn
Hãn vì biểu thực tà căn
Mồ hôi dàn dụa nằm lăn ra giường

Càng vật vã bất thường gập bụng
Hạ vì tà mà trúng âm kinh
Đớn đau cũng bởi do mình
Tà như xen nửa thực tình vào trong

Nghề thuốc giỏi thong dong hòa giải
Y thuật cao phải trái giãi bày
Biểu hư phép hãn mới hay
Hợp làm thanh giải cho tày kinh dương

Lý hư kia bất lương phép hạ
Cố hợp đường tiêu bổ kinh âm
Phải chăng mấy bệnh u thâm
Hạ lầm âm thoát hãn lầm vong dương

Ôi cũng lắm sách phương thuốc khác
Bổ hòa, công, tán, xác thân cho
Tổ sư căn dặn nguyên do
Chứng coi tận mắt mạch dò ngoài trong

Còn dốt nát chẳng thông sách thuốc
Đáng bổ thì tả, gốc công làm hòa
Khiến ai mở cửa dắt tà
Chứng khinh làm trọng học ra hại người

Ngư than thở cảnh đời trôi nổi
Học thuốc sai lạc lối chân trời
Bám theo kiến thức lỗi thời
Tầm chương trích cú nhiều nơi mịt mù

Cõi hoàng tuyền âm u khí lạnh
Chốn dương trần oán trách chi ai
Nỗi buồn mãi chẳng nguôi ngoai
Cứu người một mạng xây đài vinh quang

Câu kinh luận ngỡ ngàng đâu đó
“Cang hại thừa chế” ở khí  vần
Nhãn quan chưa rõ máy thần
“Cang hại” hai chữ cổ nhân muộn phiền.“



Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 46

“Môn cho rằng tự nhiên thiên bẩm
Thái cực sinh gốc thấm tình người
Âm dương năm tạng tìm nơi
Giao hòa phối ngẫu muôn đời cặp đôi

Quân hỏa cũng nửa vời âm hóa
Thủy khí theo tướng hỏa mà thừa
Ai hay thủy xuống hỏa dư
Thổ suy mộc khí lừ đừ lần theo

Nếu mộc xuống hắt heo kim khí
Kim yếu dần hỏa thị sang hòa
Âm dương như thể hai nhà
Năm hành thắng thế mới ra tật tàn

Hơi dâm thái gian nan cang quá
Dục đợi chờ hỏa họa dây dưa
Khí cang giờ lại dư thừa
Lẽ trời báo ứng chẳng chừa ai đâu

Trong kinh luận một câu ghi nhớ
Nghĩa con vì mẹ nợ trả xong
Thù ai cậy thế nạ đòng
Chờ thời dưới cũng cầu mong phận mình

Như quân hỏa chẳng bình cang động
Hại âm tình ác mộng phế kim
Biết ngay thận thủy đắm chìm
Thuận luôn chế hỏa dằn kìm hơi cang

Lấy đôi thủy hỏa, dàng cho vững
Để kim, mộc, thổ cũng như đây
Khen cho con tạo dựng xây
Âm dương sinh tử bấy chầy hóa công

Hay ở chỗ gieo trồng sự sống
Cùng núi sông chuyển động không ngừng
Hết cùng tắc biến chẳng dừng
Tĩnh kia động nọ nửa chừng lấn nhau

Theo năm tháng bạc màu sương gió
Sinh diệt hoài chăng chớ dằng dai
Đến khi cang cực nghiêng vai
Chữ rằng một cực kim cài hỏa xông

Hỏa cực độ sắt ruồng tự thủy
Thủy cực thành thổ lụy dưỡng doanh
Thủy dù sang mộc cũng đành
Muôn loài thụ tạo sinh thành thế gian

Cùng tinh tú tuần hoàn vũ trụ
Máy nhiệm màu đồn trú trước sau
Thử xem phong mộc làm đau
Vẫy vùng kiệt sức về sau nghiêng mình

Kim khắc mộc bất minh phải tính
Động kinh qua giữ tĩnh hết tình
Biết ngay thấp thổ cực hình
Gân run thịt nhão giật mình tay chân

Thổ cùng cực bất thần tự mộc
Tĩnh quá lâu động bốc mới xong
Xem hai chứng ấy tạc lòng
Dù cho bách bệnh xét trong dò ngoài“

Thu Hà đã diễn ngâm thơ tôi phần 215 này, gồm hai bài thơ tôi viết nhiều về kinh dịch, cảm xúc từ bản gốc thơ lục bát của cụ Nguyễn Đình Chiểu viết bằng thể thơ lục bát, còn tôi biến hóa thành song thất lục bát cố gắng hết sức để tránh viết rườm ra, giống như xây dựng một đại lộ, một bản trường ca bi ai hùng tráng về y thuật đông phương cổ truyền. Công khai phá mở đường ngăn sông sẻ núi phát quang cây cối phá đá phải kể công đầu là của bậc tiền bối Nguyễn Đình Chiểu, còn tôi là kẻ hậu sinh vạn bối làm công việc sửa sang tráng nhựa tô son, sơn phết thêm cho con đường đại lộ thuận tiện mà thôi. Cụ Nguyễn Đình Chiểu là người miền Nam, một nhà nho miệt vườn uyên thâm nho học, cụ dùng rất nhiều tiếng địa phương vùng Gia Định nay gọi là Sài Gòn, còn tôi là dân Bắc, nên nhiều từ tôi sửa lại. Ví dụ: Cụ Nguyễn Đình Chiểu gọi mắc nàn thì tôi là mắc nạn. Cụ tai nàn thì tôi là tai nạn vân vân và vân vân…
Về phần kinh dịch cực kỳ khó hiểu, ngay đến bậc thánh nhân như đức Khổng Tử cũng không thuộc và chưa hiểu hết. Nên tôi tránh bình giảng linh tinh dài dòng. Tôi buộc phải chắp tay đảnh lễ xin hỏi đại sư phụ vạn thế sư biểu tân thời là thày Google giải thích cho.
Kinh dịch là bộ sách kinh điển của China (Tàu). Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu kinh dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Tàu. Cho tới nay, kinh dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học . Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...

Kinh có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch có nghĩa là "thay đổi" của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

  Bất dịch - bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật trung tâm - là không đổi theo không gian và thời gian.
    Biến dịch là hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
    Giản dịch là thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.

Tóm lại: Vì biến dịch, cho nên có sự sống. Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống. Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
Hay: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch Hệ từ hạ truyện).
Lịch sử ra đời

Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy. Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ, được cho người sáng tạo ra bát quái là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ, được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.

Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn  (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.

Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ, để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu.

Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử đã viết Thập Dực, để chú giải Kinh Dịch. Ông nói:
-"Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn."

 Vào thời Hán Vũ Đế của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện, và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch .

Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa này đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc, gần đây một số tác giả Việt Nam như Kim Định, Nguyễn Thiếu Dũng và Thích Viên Như  và những người khác cho rằng Kinh Dịch do người Việt sáng chế hoặc phát triển.

Sau này Lão tử khi giáng sinh đã lập ra Đạo giáo đã tiếp tục kế thừa phát triển Kinh dịch lên tầm cao mới.

1.5.2020 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét