Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 219


Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 57

“Tiều mới hỏi chửa thời rồi đẻ
Bởi cớ sao còn kẻ oán than
Nhân sinh sao lắm gian nan
Tự nhiên xúc vật bình an hơn người


Môn cho rằng cảnh đời lỗi đạo
Chẳng kiêng dè bợm trạo sinh nhai
Đàn bà vô ý mang thai
Trách trời oán đất đơn sai tại mình

Thuốc phụ khoa thánh minh căn dặn
Phải tuân theo đều đặn thường xuyên
Bảy điều sư tổ từng khuyên
Giữ thân né tránh sầu miên nhọc nhằn

Chớ xông pha săn văn công việc
Khí huyết tăng bày biện linh tinh
Hai là tới trước kỳ sinh
Dăm ba ngày sẽ thình lình trở thai

Điều thứ ba ép nài ăn uống
Khiến thai nhi to tướng béo phì
Thứ tư dâm dục tù tì
Chăn loan gối phụng tỉ ti ái tình

Thành lao lực đốt tinh phá khí
Bào khô khan dị nghị xa gần
Mặc cho âm hộ rộng dần
Lăng xăng thăm hỏi gây phần loạn sinh

Thứ năm ngại sợ mình thai động
Chữ ưu nghi lại lộng vào thân
Khiến ai vấn bốc tần ngần
Sản hoàng hai chữ bần thần não nhân

Nghe mụ đỡ rặn khan vội vã
Khiến con ra ngược cả bụng cương
Sáu là nguy hại nội thương
Phều phào ốm yếu mình thường thiếu hơi

Nguồn khô cạn rặn hơi quá sớm
Con khó ra lại chớm máu tươi
Bảy phần phận sự chơi vơi
Sách y ghi chép tới nơi tận tình

Cõi nhân gian tử sinh hợp lẽ
Theo luật trời nặng nhẹ phân minh
Truyền thừa xem pháp tướng tinh
Mặt chừng là mẹ lưỡi hình dáng con

Mặt tươi tắn vuông tròn lưỡi thắm
Lưỡi thâm khô ảm đạm mặt xanh
Giá băng mẹ chết thôi đành
Lưỡi xanh mặt đỏ con thành hồn ma

Mặt xanh lưỡi đỏ là mẹ sống
Còn lưỡi xanh mặt đỏ giống nòi tiêu
Hài nhi thất thểu phiêu diêu
Hồn mây thê thảm bóng chiều tịch dương

Phép y lý mạch tường sáng tỏ
Phương pháp nào chỉ rõ cho hay
Tiều rằng mạng sống trong tay
Ngàn cân sợi tóc gió bay lá vàng“




Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 58

“Đường Nhập Môn vẻ vang sản hậu
Một khoa riêng trần cấu bấy nay
Tổ sư có lắm vị hay
Chứng nào thuốc ấy uống ngay khỏi liền

Nghe tâm pháp thày truyền hậu thế
Nguyên ba điều ta kể ra đây
Một là máu trống hỏa đầy
Cuồng kinh nóng táo thân gầy xác xơ

Chứng bại huyết bơ phờ mệt nhọc
Vọng hành tăng kêu khóc đầu đau
Chân tay bụng cứng bám nhau
Ăn nhiều uống lắm trước sau tới cùng

Hay nôn mửa ba xung ba cấp
Chiếu chăn thành hầm hập rên la
Xung vì bại huyết mà ra
Xung tâm, xung phế thật là thảm thương

Cấp mới đẻ thê lương phiền não
Thổ tả càng nhệu nhạo mùi hôi
Tổ xưa dùng thuốc chữa rồi
Có ba việc cấm than ôi tạc lòng

Thang phật thủ xin mong đừng bốc
Vị xuyên khung cực độc chẳng lành
Xuyên khung tán khí đã đành
Lại hay phát hãn rắp ranh hư nhèm

Thang tứ vật hay kèm trong thuốc
Địa hoàng quen thược dược dụng sinh
Chẳng hiềm sống lạnh máu kinh
Ngặt thời phải dụng chín mình chế đi

Khí huyết suy sau khi chửa đẻ
Thược dược chua lạnh sẻ tửu sao
Cấm dùng thang tiểu sài hồ
Hoàng cầm tính mát ngăn hồ huyết đi

Bệnh dày vò tật di dơ dáy
Lời huấn kinh thày dạy chớ quên
Mấy mùi dược tính chẳng hiền
Chớ cho xâm nhập vào miền tam tiêu

Biểu chứng phạm bao điều giả tượng
Có rất nhiều hình tướng y thư
Xưa nay có mấy tôn sư
Trị khoa hậu sản như từ Đan Khê

Dòng Chu tử hành nghề tỏ rõ
Đẻ về sau khá bổ máu hơi
Gốc làm mạch chủ thảnh thơi
Quản chi tạp chứng về nơi ngọn ngành

Thật cao minh ngọn xanh bền gốc
Bá thuật cùng thuốc bốc thiên uyên
Ngợi khen mạch quyết lưu truyền
Bao người sản hậu nhân duyên mất còn

Ngư lại hỏi trẻ con lẫm chẫm
Một hai ba tuổi nhẩm chưa đầy
Đau thời coi hổ khẩu tay
Cho hay thực chỉ vằn bày chứng cai.“


Dòng Chu Tử nghĩa là Bách Gia Chư Tử theo sư phụ Google diễn giải là những dòng triết lý và tư tưởng cổ đại nở rộ trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc.

Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do. Hiện tượng này được gọi là trăm nhà tranh tiếng "bách gia tranh minh“
Thời kỳ này kết thúc bởi sự nổi lên của nhà Tần và sự đàn áp các tư tưởng khác biệt sau đó.
Khổng Tử, người sáng lập Khổng giáo, có ảnh hưởng rất lớn tới hệ tư tưởng của Trung Quốc và Đông Á.
Lão Tử: Vào những năm cuối thời nhà Chu, từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Hoa được nhà Tần thống nhất, hệ thống tư tưởng ở Trung Hoa bước vào giai đoạn nở rộ nhất. Gương mặt quan trọng nhất trong thời kỳ này chính là Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình, nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.

Một nhà triết học khác là Lão Tử, cũng tìm cách cải cách chính quyền, nhưng triết học của ông ít có tính ứng dụng hơn. Ông được cho là người sáng lập Đạo giáo, với giáo lý căn bản là tuân theo Đạo. Trong khi Khổng giáo chủ trương tuân theo đạo trời bằng cách phải sống tích cực nhưng có đức, Đạo giáo khuyên không nên can thiệp và phấn đấu. Người thứ hai góp phần phát triển Đạo giáo chính là Trang Tử. Ông cũng dạy một triết lý gần tương tự. Tuy nhiên, cả hai không tin rằng Đạo có thể giải thích được bằng lời, vì vậy sách của họ mâu thuẫn và thường rất khó hiểu.

Trường phái lớn thứ ba là Mặc Tử, người cũng tìm cách cải cách triều đình để đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên, ông tin rằng nguyên nhân căn bản của mọi tai họa và khốn cùng của con người là do yêu người này mà ghét người kia, và vì vậy ông giảng giải thuyết kiêm ái: Thông thường, người ta với những người có quan hệ gần gũi ta đối xử với họ khác hơn so với một người hoàn toàn xa lạ. Mặc Tử tin rằng chúng ta phải đối xử với tất cả mọi người như đối với người thân nhất của chúng ta vậy. Nếu tất cả chúng ta đều làm như thế, những thứ như chiến tranh và đói nghèo sẽ biến mất.

Một trường phái lớn khác là Pháp gia. Xuất phát từ một nhánh của Khổng giáo, Pháp gia tin rằng con người vốn bản tính ác và chỉ vị kỷ. Kiểu triều đình tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho phúc lợi nhân dân sẽ là một triều đình kiểm soát chặt chẽ các bản năng của con người. Triều đình này sẽ cai trị bằng những pháp luật cứng rắn và chặt chẽ; sự trừng phạt sẽ nghiêm khắc và nhanh chóng. Lòng tin vào việc cai trị bằng pháp luật là lý do tại sao họ được gọi là Pháp gia.

Không trường phái nào trong số trên( vốn đều có mục tiêu thay đổi triều đình) gây ảnh hưởng lớn tới nhà Chu. Triều đình đầu tiên chấp nhận một trong những tư tưởng trên là triều đình nhà Tần. Họ chọn Pháp gia. Kết quả thật bạo tàn, nhưng những sáng tạo của trường phái Pháp gia nhà Tần đã trở thành cốt lõi của các triều đình Trung Hoa sau đó.

Pháp gia: Những chủ trương cai trị không dựa trên tình cảm và theo cách độc đoán của Tuân Tử. Ông đã được phát triển thành một học thuyết là hiện thân của Trường phái pháp luật Pháp gia.

Học thuyết này được Thương Ưởng, Hàn Phi Tử và Lý Tư thành lập, họ cho rằng bản tính con người là ích kỷ và không thể sửa đổi được; vì thế, cách duy nhất để giữ trật tự xã hội là áp đặt kỷ luật từ bên trên, và tăng cường pháp luật một cách chặt chẽ. Phái pháp gia đề cao nhà nước trên mọi thứ khác, coi sự thịnh vượng và quyền lực quân sự của nhà nước quan trọng hơn hạnh phúc của người dân.

Pháp gia đã có ảnh hưởng lớn tới những căn bản triết học cho các hình thức chính phủ đế quốc. Trong thời nhà Hán, những yếu tố thiết thực nhất của Khổng giáo và Pháp gia đã được sử dụng để tạo nên một hình thái tổng hợp.
Đạo giáo: Thời nhà Chu là một giai đoạn chứng kiến sự phát triển của Đạo giáo luồng tư tưởng có ảnh hưởng lớn thứ hai ở Trung Quốc. Những hệ thống của nó thường được cho là của Lão Tử, người được cho là ra đời trước Khổng Tử, và Trang Tử . Mục đích của Đạo giáo là cá nhân bên trong tự nhiên chứ không phải là cá nhân ở trong xã hội; theo Đạo giáo, mục đích cuộc sống đối với mỗi người là tìm cách điều chỉnh mình và hòa nhập với nhịp điệu của tự nhiên (và thế giới siêu nhiên), để theo đúng (Đạo) của vũ trụ, để sống hài hoà. Nó đối lập về nhiều mặt với chủ nghĩa đạo đức cứng nhắc của Khổng giáo. Đạo giáo đối với nhiều tín đồ là một cách bổ sung vào cuộc sống hàng ngày. Một học giả khi là một vị quan phải theo những lời răn dạy của Khổng giáo, nhưng những lúc thư nhàn hay khi đã về hưu thì có thể tìm kiếm sự hòa hợp với thiên nhiên như một người Đạo giáo ẩn dật.

Âm Dương gia: Một khuynh hướng tư tưởng khác thời Chiến Quốc là Trường phái Âm - Dương và Ngũ hành. Là một nhánh được tách ra từ Đạo gia. Những học thuyết đó cố gắng giải thích vũ trụ theo những thuật ngữ của những lực lượng căn bản trong tự nhiên: những tác nhân của âm (tối, lạnh, phụ nữ, phủ định) và dương (ánh sáng, nóng, đàn ông, khẳng định) và Ngũ hành (nước, lửa, gỗ, kim loại, và đất). Khi mới xuất hiện, các học thuyết này được phát triển ở nước Yên và Tề. Về sau, những học thuyết nhận thức luận này chiếm một phần đáng kể trong cả triết học và đức tin của dân chúng.

Mặc gia: Mặc gia được thành lập theo học thuyết của Mặc Tử. Mặc dù trường phái này chỉ tồn tại trước thời nhà Tần, Mặc học vẫn được coi là một phe đối lập chính với Khổng giáo trong giai đoạn Bách gia chư tử. Triết học của nó dựa trên ý tưởng kiêm ái: Mặc Tử tin rằng "tất cả mọi người đều bình đẳng trước thượng đế", và rằng con người phải học theo trời bằng cách thực hiện thuyết kiêm ái (yêu quý mọi người như nhau). Nhận thức luận của ông có thể được coi là những căn bản đầu tiên của chủ nghĩa kinh nghiệm; ông tin rằng nhận thức của chúng ta phải dựa trên năng lực tri giác – những kinh nghiệm giác quan của chúng ta, như nhìn và nghe – chứ không phải tưởng tượng và logíc nội tại, là những yếu tố tạo nên khả năng trừu tượng của chúng ta.

Mặc Tử biện hộ cho tính thanh đạm, lên án sự nhấn mạnh của Khổng giáo đối với đạo đức và nhạc, mà ông coi là phung phí. Ông coi chiến tranh là vô ích và ủng hộ hòa bình. Việc hoàn thành các mục tiêu xã hội, theo Mặc tử, là cần phải thống nhất tư tưởng và hành động. Triết lý chính trị của ông ủng hộ một chính thể quân chủ giống với sự cai trị của thần thánh: dân chúng phải luôn luôn vâng lời những người lãnh đạo, và những người lãnh đạo phải luôn theo ý nguyện của trời. Mặc học có thể có những yếu tố của chế độ nhân tài: Mặc Tử cho rằng những nhà cai trị phải chỉ định ra những quan chức theo phẩm hạnh và khả năng chứ không phải vì những mối quan hệ gia đình của họ. Mặc dù lòng tin của dân chúng vào Mặc gia đã giảm sút từ cuối thời Tần, những quan điểm của nó vẫn còn để lại dấu ấn trong tư tưởng Pháp gia.

Danh gia là một trường phái phát sinh từ Mặc Gia, với một triết lý được cho rằng tương tự với triết lý của người Hy lạp cổ đại là những nhà ngụy biện hay biện chứng. Nổi tiếng nhất trong Danh Gia là Công Tôn Long.

Binh gia là trường phái của các nhà quân sự: tướng lĩnh và nhà tư tưởng quân sự. Binh gia có các đại diện: Tôn Vũ, người nước Ngô (còn gọi là Tôn Tử) với tác phẩm Tôn Tử binh pháp; Điền Nhương Thư, người nước Tề (còn gọi là Tư Mã Điền Nhương Thư), tác phẩm: Tư Mã pháp; Ngô Khởi, người nước Lỗ, với cuốn Ngô Tử binh pháp, người đời sau so sánh ông với Tôn Tử, trở thành đại diện cho Binh gia, cho nên có câu "Binh pháp Tôn Ngô"... Những tác phẩm của họ đã gây ảnh hưởng lớn tới các Binh gia đời sau như: Tôn Tẫn (nước Tề), Bàng Quyên (nước Ngụy), Uý Liêu (nước Tần),...

Trong thời loạn lạc, Pháp gia và Tung Hoành gia có giá trị thực dụng. Nho gia nói "nhân nghĩa", Mặc gia bảo "kiêm ái" thì chưa được công nhận rộng rãi. Còn Đạo gia nói "vô vi" rất siêu thường là một cảnh giới rất cao dùng để tu luyện giống như Phật giáo chỉ là hai môn phái Phật Đạo khác nhau mà thôi.

Như vậy, các tư tưởng trên nói chung đều có mục đích khiến xã tắc yên ổn, thiên hạ thái bình để quốc gia phát triển phồn vinh. Nhưng cách thức thì khác nhau: Nho gia lấy nhân nghĩa làm gốc giúp con người hướng thiện, Pháp gia dùng hình phạt để răn đe làm người ta sợ hãi mà không dám làm loạn.

7.5.2020 Lu Hà









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét