Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 105


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 50“

Khi viết tập truyện thơ Tài Mệnh Tương Đố, tôi thấy nhân vật Hoạn Thư này khó viết nhất. Một người phụ nữ Trung Hoa tôi cho là cũng nhân hậu, về bản lĩnh  cuộc sống và tình trường theo tôi còn vượt trên cả nàng Kiều. Giá như nàng Kiều khi được làm đệ nhất phu nhân coi như hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ của triều Nam Đình Từ Hải mà có được sự khôn ngoan sáng suốt như Hoạn Thư thì Từ Hải đâu đến nỗi phải chết đứng?


Trong mối tình tay ba này chính Hoạn Thư là người đau khổ nhất. Khi thấy chồng ngoại tình lén lút cưới một cô gái lầu xanh về làm vợ, Hoạn Thư đau khổ lắm, nước mắt nàng Hoạn Thư chảy ngược vào tim buốt nhói vô cùng, chứ đâu có chảy xuôi lã chã ra ngoài? Có bà vợ lính sĩ quan Sài Gòn ngày xưa có lối đánh ghen rất ti tiện tàn bạo thú tính vô cùng bằng cách tạt cả một sô Axit vaò mặt tình địch lại còn bảo nổi máu Hoạn Thư. Hoạn Thư là một bậc thuyền quyên thục nữ, học vấn uyên thâm con quan tể tướng đương triều thời Minh đâu có lối đánh ghen kiểu hèn hạ tiểu tỳ như vậy?  Làm như thế người chồng sẽ cảm thấy ghê tởm vì mình, như một con ác quỷ mất hết nhân tính lương tri, sẽ không muốn chung đụng chăn gối nữa, cực chẳng đã thì ăn nằm qua quít tạm bợ miễn cho xong nhiệm vụ xác thịt mà chẳng có hứng cảm hạnh phúc gì? Khi người vợ có chồng ngoại tình trước hết phải tự hỏi mình? Quá khứ hiện tại và tương lai có gì mập mờ uẩn khúc? Vì sao mình không còn hấp dẫn lôi quấn quyến rũ nữa? Sau đến mới xét đến tính trăng hoa của người chồng và cuối cùng phải tìm hiểu về tình địch mình là người như thế nào? Hoạn Thư đau khổ không biết tâm sự cùng ai mới sang nhà mẹ đẻ kể hết sự tình và nhờ Hoạn bà dùng thủ hạ trong phủ nhà đi bắt cóc Kiều về. Khi Thúc Sinh về tới nhà kế hoạch bắt cóc Kiều đã thực hiện xong rất hoàn hảo. Thúc Sinh phải đi bằng ngựa băng rừng vượt suối qua bao nhiêu thành quách bản làng nên thời gian khá dài. Còn Hoạn bà cho tay chân đi bằng đường thủy tắt qua miền hải đạo nên nhanh hơn. Thúc Sinh nào có ngờ Vương Thúy Kiều đã nằm gọn trong tay mẹ con Hoạn Thư từ lâu rồi. Chàng vẫn đinh ninh nàng Kiều vẫn còn ở Lâm Truy ngày đêm chờ mình quay trở lại.

“Việc đã rõ tận tường như thế
Còn giấu ta kể lể quang co
Lại còn phô diễn đủ trò
Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu?

Làm cho phải lún sâu thêm nữa
Giãy không ra ngập ngụa bùn đen
Thân lươn chẳng biết thấp hèn
Chồng ta rồi lại đòi phen mặn nồng

Có hai đứa tâng công với chủ
Sư tử càng gầm rú thét vang
Thị uy vả miệng bẻ răng
Chồng tao đâu giống gió trăng chơi bời

Ai cũng sợ nửa lời chẳng dám
Kín như bưng mấy dặm ngậm tăm
Buồng đào công tử tới nằm
Mưa ngâu rả rích nhện tằm giăng tơ

Sinh xuống ngựa như mơ như tỉnh
Bên lầu hồng xúng xính thiết tha
Tiểu thư cười nói mặn mà
Quan san quân tử vào nhà hàn huyên

Vui chén rượu thuyền quyên má phấn
Tiệc tẩy trần hờn giận thiếp chàng
Bấy lâu xa cách mơ màng
Chỉ trong giấc ngủ mọi đằng ái ân“

Sinh khờ khạo cứ tưởng vợ mình chẳng biết tí gì về chuyện mình ở Lâm Truy. Mấy lần định mở miệng nói ra, nhưng thấy Hoạn Thư vẫn cứ mặn nồng ân ái thiết tha, lại còn đằm thắm hơn xưa. Cứ tưởng bếp lò của vợ mình để lâu không ai nhóm củi, ẩm ướt quá sức chịu đựng nay bỗng mình vác mặt về, lửa tình bốc cháy ngùn ngụt là chuyện thường tình.

“Xem ý tứ muôn phần êm thấm
Ai bắt ta thêm giấm chua nhà
Mấy lần Sinh định nói ra
Tóc tơ bất động hay là bỏ qua

Nào ai khảo mà mua rắc rối
Rút dây rừng sợ tội cây xanh
Môi kề má ấp thâu canh
Trai du bướm trắng gái hành chày sương

Tuần trăng hẹn long nương thuê thỏa
Nhồi phấn hoa lõa xõa mây rồng
Thiên thai đỉnh giáp non bồng
Vu thần ẻo lả tuyết hồng thảnh thơi

Tiểu thư lại những lời đâu đó
Vàng mười ta cầm cố bấy lâu
Dù cho bãi bể nương dâu
Đá vàng cho tới trắng râu bạc đầu

Đêm mộng tưởng đĩa dầu hao cạn
Mơ chàng về tát cạn biển đông
Khen thay một giải tâm đồng
Xích thằng duyên nợ vợ chồng trăm năm

Sinh thấy vợ xa xăm ánh mắt
Miệng cười xinh bát ngát hương hoa
Thuận đà vun xới thái hòa
Loan bồng phượng bế nhạt nhòa trăng soi“

4.12.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét