Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 134


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 2“

“Quận Đông Thành khát khao mong đợi
Mái nhà tranh vời vợi nhớ thương
Chôn nhau cắt rốn quê hương
Vườn rau ao cá vấn vương sớm chiều“


Cụ Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên sinh ra ở quận Đông Thanh đúng ra là quận Đông Thành, nhưng vì để câu thơ lục bát cho vần nên cụ viết là Đông Thanh.
“Có người ở quận Đông Thanh,
Tu nhân tích đức, sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên,
Tuổi vừa hai tám, nghề chuyên học hành”

Theo tôi tài làm thơ lục bát của cụ Đồ Chiểu kém Nguyễn Du một bậc cũng như thể song thất lục bát thì bà Đoàn Thị Điểm kém Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều một bậc. Theo tôi đề nghị nên viết là:
“ Có người ở quận Đông Thành,
Tu nhân tích đức, sinh nhanh con hiền”

Sinh nhanh và sớm sinh là cùng nghĩa, chứ không phải là đẻ non, không có nghĩa Lục Vân Tiên ra đời thiếu cân thiếu tháng. Nghĩa là trời thương ông bà họ Lục ăn ở hiền lành đã tu tâm tích đức nhiều mà sinh nhanh một đứa con hiền tài để ôm chân bàn thờ ông bà ông vải báo đáp tổ tiên.

Có giai thoại người Pháp cho Tôn Thọ Tường, là bạn của Đồ Chiểu đến dụ dỗ cụ.  Nhưng lần nào đều bị Đồ Chiểu tìm cớ lánh mặt, Sau Tường gửi tặng hủ mắm cá lóc, mà Tường nói rõ trong thư là chính tay của vợ mình làm, để biếu bạn xưa. Sau khi ăn gần hết hũ mắm, Đồ Chiểu mới phát hiện ở dưới đáy hũ có mấy thỏi vàng, nên cụ vô cùng giận, mới viết thư trách Tôn Thọ Tường và sai người trả lại vàng.

Michel Ponchon, tỉnh trưởng tỉnh Bến Tre cũng đã mấy lần thân hành đến nhà Đồ Chiểu. Có lần lấy cớ nhờ nhuận sắc bản Lục Vân Tiên, nhưng ông giả vờ điếc đặc. Có lần viên quan này thông báo việc trả lại ruộng đất ở Tân Thới  thành Gia Định cho cụ Đồ Chiểu, nhưng nhận được câu trả lời:
 "Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi sá gì!".
 Lần khác, M. Ponchon đặt ra vấn đề cấp dưỡng, Đồ Chiểu nói:
 "Tôi đây đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quý mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi"
Duy nhất có một lần, M. Ponchon hỏi Đồ Chiểu về một ước nguyện. Đồ Chiểu nói chỉ mong ước chính phủ Pháp cho ông tổ chức một buổi lễ tế vong hồn những người dân đã chết trận, và đã được viên quan này đồng ý. Hôm đó, tại chợ Đập (nay là chợ Ba Tri), nghe Đồ Chiểu đọc bài văn tế thảm thiết, đông đảo mọi người đến dự đều không cầm được nước mắt.

Trong truyện thơ Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu có câu:
“Vợ Tiên là Trực chị dâu” là câu thơ bị dư luận phê bình nhiều nhất. Có người coi đó là một câu thơ “dễ dãi, chưa được trau chuốt”, có người chỉ giải thích đó là “tác giả theo cú pháp chữ Hán” nhưng có nhiều người đã cho câu thơ này chỉ là một câu vè, không xứng đáng với văn tài trác tuyệt của Nguyễn Đình Chiểu.

Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc phiên âm câu thơ này là Jan-nô , người kế tiếp là A-ben đê Mi-sen  sau đó là Trương Vĩnh Ký , Văn Minh, Phạm Văn Thình , Đinh Xuân Hội và Dương Quảng Hàm... Đối với Jan-nô và A-ben đê Mi-sen là hai người nước ngoài, thì việc tìm hiểu câu thơ một cách chặt chẽ chưa phải là một điều bắt buộc, nhất là công việc làm của họ không có tính chất văn hoá,thuần ngôn ngữ của người Việt.

Như vậy, câu “Vợ Tiên là Trực chị dâu” là một câu viết sai ngữ pháp. Cuối cùng, xét theo văn cảnh, đây là cuộc đối thoại giữa Vương Tử Trực và Võ thể Loan. Trực đứng vào hàng con cháu của Võ Công, do đó, chàng không thể dùng tên tục mà xưng hô với Võ Công được. Có giận Võ Công lắm thì chàng cũng chỉ dám gọi ông là người và xưng trống không với ông, chứ tuyệt nhiên chàng không dám xưng là Trực. Dù câu Vợ Tiên là Trực chị dâu, có được kể là viết đúng ngữ pháp đi chăng nữa, phong tục cũng không cho phép tác giả viết một câu như thế. Một người vẫn tự coi là có nhiệm vụ làm bình phong cho phong tục như Nguyễn Đình Chiểu chắc chắn là không bao giờ có thể viết nên một câu có tính chất phản thuần phong  mỹ tục như vậy?

Linh cảm như có điều gì chẳng lành khi được sư phụ cho xuống núi, nhưng thiên cơ bất khả lậu. Lục Vân Tiến tâm dạ áy náy không yên mới quay lại dò hỏi ý Tôn Sư còn điều gì  còn dấu diếm chàng mà không tiện nói ra?

“Chàng trở lại bao nhiêu vướng mắc
Tôn sư càng thất sắc hỏi trò
Con còn có lắm mối lo
Quan san muôn dặm thăm dò hồ nghi?

Mới buổi sáng khoa kì bàn bạc
Trăm sự đành ký thác lời thày
Song đường tuổi hạc mây bay
Xin cho được rõ việc này ra sao?

Lòng sư phụ nghẹn ngào thương xót
Dắt tay trò rành rọt khuyên răn
Thiên cơ tàng ẩn dữ rằn
Lành mờ lại tỏ băn khoăn ích gì?“

Tôn sư đã hé lộ cho Lục Vân Tiên biết qua đường công danh của chàng còn nhiều trắc trở. Sư phụ rất giỏi bói quẻ am hiểu phong thủy chiêm tinh, kỳ môn độn giáp, biết lúc này âm thịnh dương suy, họ Lục sẽ gặp đại nạn không thể tránh khỏi. Lục Vân Tiên phải đơi khi nào có quý nhân xuất hiện, thấy chuột chạy ngoài đường sẽ tự khắc giải nghiệp. Tương lai sẽ rạng mở.

“Số con lại khoa kì sắp tới
Đường công danh chới với mây lòa
Sao tinh bản mệnh nhạt nhòa
Khí âm lấn lướt lệ hòa máu rơi

Cõi trần thế việc đời chẳng khác
Giải Ngân Hà đối chác ngàn sao
Soán ngôi đoạt vị lao đao
Thỏ vừa lấp ló gà vào cung nga

Vầng trăng chiếu bao la thiên hạ
Đợi bao giờ ngục đá tiêu tan
Qúy nhân phù trợ giang san
Ra đường gặp chuột ngút ngàn cao xanh

Con sẽ nên công thành danh toại
Phải kiên gan phiền toái làm gì
Càn khôn xoay chuyển vân vi
Máy trời thời vận tức thì đổi thay

Bậc tuấn kiệt đắng cay cùng cực
Chí không phai rừng rực lửa lòng
Ngược xuôi tủi hận long đong
Giữ mình cho trọn thuận dòng khứ lai“

Cụ Nguyễn Đình Chiểu mượn lời Tôn Sư cho Lục Vân Tiên biết trước vận mạng của chàng, tùy cơ mà quyền biến. thuận với hoàn cảnh ý trời.

“Số con hai chữ khoa kỳ,
Khôi tinh đă rạng, Tử vi thêm loà.
Hiềm vì ngựa chạy đường xa,
Thỏ vừa ló bóng, gà đà gáy tan.
Bao giờ cho tới bắc phang,
Gặp chuột ra đồng, con mới nên danh”

Cuối cùng Lục Vân Tiên đã hiểu lời thày căn dặn cứ phải thuận theo tạo hóa máy trời. Việc gì đến sẽ đến, việc gì sảy ra sẽ sảy ra. Cái quan trọng là giữ cái tâm của mình luôn trong sáng, kiên trì ắt sẽ thành công.

“Lời thày dặn chẳng sai sau trước
Ứng nghiệm dần từng bước võ uy
Vân Tiên vội vã lạy quỳ
Trời vừa ló rạng chia ly ngậm ngùi

Thày đưa tiễn buồn vui thách đố
Bầu Nhan Uyên Tử Lộ mang đai
Trần duyên con hãy còn dài
Quốc trung con thảo thượng đài vinh danh“

Hai học trò giỏi của Khổng Tử, thuở nhỏ rất nghèo, Tử Lộ chỉ có một dây đai, Nhan Uyên chỉ có một bầu nước. Nhưng cũng làm nên sự nghiệp.

Lục Vân Tiên hăm hở xuống núi, đi được mấy ngày vượt qua chặng dài sơn khê rừng núi hiểm hóc và giữa đường chàng gặp một bọn cướp và người bạn tình trăm năm của mình.

“Tiên xuống núi trời xanh mây tạnh
Mấy ngày đường phong cảnh vấn vương
Xa thày bè bạn học đường
Bâng khuâng tư lự nhớ thương nghẹn ngào

Rồi bỗng thấy xôn xao bốn phía
Tiếng khóc than hồn vía chơi vơi
Dân lành tán loạn khắp nơi
Rừng xanh tản mác tả tơi áo quần

Tiên chặn hỏi thất thần sợ hãi
Một bà già van lạy xin tha
Ở đây tướng cướp lâu la
Tên là Đỗ Dự hiệu là Phong Lai

Rất hung hãn Sơn Đài lập trại
Vẫn thường hay con gái bắt đi
Cướp đi chẳng xót thứ chi
Hai cô thiếu nữ xuân thì chẳng buông

Giữ kiệu hoa sã suồng dâm tặc
Con nhà ai vóc ngọc mình vàng
Dung nhan kiều diễm đoan trang
Uổng thay thục nữ phũ phàng tuổi xuân“

21.12.2019 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét