Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 138


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 6“

Khi từ giã Hớn Minh hai chàng hẹn cùng gặp lại nhau ở kinh đô để thi võ trạng nguyên và văn trạng nguyên. Vì tình hình giặc giã khắp nơi, miền biên cương kẻ thù ngoại bang nhòm ngó nên khoa này triều đình đặc biệt cho thi cả hai môn văn và võ.  Khi Vân Tiên vừa về đến ngõ đã thấy tiếng trẻ con bi bô học chữ những kiến thức cơ bản của đạo nho như nhân chi sơ tính bổn thiện, mở đầu trong quyển Tam Tự Kinh. Câu này có ý nghĩa là con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.


 “Về tới cổng rầm rì chim chóc
Giữa sân đầy trẻ học chữ nho
Vân Tiên chạy tới gọi to
Cả nhà rạng rỡ học trò vây quanh

Chiều lam tỏa mái tranh phên vách
Đã bấy lâu đèn sách võ công
Làm trai thỏa chí tang bồng
Mẹ cha ngày tháng ngóng trông con hoài“

Tư tưởng Khổng Tử, được Mạnh Tử phát triển ghi chép cẩn thận để lại muôn đời sau. Tư tưởng đạo lý này được tồn tại, giáo dục trong Nho giáo, trái ngược với câu nói Nhân chi sơ tính bổn ác của Tuân Tử.

Người ta lúc đầu vốn có cái tính tốt lành. Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau. Nếu không dạy dỗ  thì cái tính ấy thay đổi. Cách giáo dục là lấy làm trọng. Suy nghĩ naỳ tôi thấy rất gần với tư tưởng của Lão Tử và Platon ở phương tây. Nên tôi tin vào tư tưởng chính thống của Mạnh Tử, chứ không phải là của Khổng Tử.  Mạnh Tử là triết gia Nho giáo, coi nh ư  là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" đứng sau Khổng Tử.

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương nhà Chu. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị . Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu. Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử.

Còn Tuân Tử thì nhân chi sơ tính bổn ác rất gần với tư tưởng của học thuyết tiến hóa của Đác Uyn ( Darwin) và tư tưởng khập khiễng của Đức quốc xã Hitler. Con người sinh ra là mang tính dã thú, tính vật nên cần phải dùng pháp luật để gò ép.
Thường thường người ta hiểu rằng: Người ta lúc ban đầu, tức là khi mới sanh ra và còn bé, thì cái tánh vốn lành. Nếu cố chấp như vậy, tưởng chưa đúng hẳn. Là vì, có nhiều đứa bé, vừa năm bảy tháng hoặc một hai tuổi, đã cho thấy cái ý chẳng lành của chúng nó rồi: hoặc cắn vú mẹ, hoặc đập phá đồ, xé rách quần áo, ăn đồ nhơ uế, và hay giận dữ.

Vậy thì con người ta lúc còn bé, chưa hẳn có tánh trọn lành. Ai có hấp thụ nghiệp quả nhà Phật, ắt công nhận lý lẽ ấy. Tuy vậy, cái bổn tánh thiên nhiên của người ta vốn lành. Vậy nên hiểu: Cái tánh thiên nhiên của người ta, cái tánh vốn trời phú cho từ lúc đầu, thì vốn lành.

“Màu thanh khâm cân đai thơm thảo
Nợ công danh mũ áo văn khoa
Trạng nguyên bảng nhãn thám hoa
Vinh quy bái tổ nhạt nhòa muôn nơi“

Thanh khâm nghĩa là áo cổ xanh, học trò bên Tàu ngày xưa mặc áo cổ xanh. Trả nợ thanh khâm: trả nợ bút nghiên, tức là đi thi đỗ đạt vinh hiển tổ tông.
Ngày xưa có 3 cấp độ thi tuyển của triều đình gồm hương, hội và đình. Hương tuyển chọn tú tài, hội cử nhân còn thi đình là cao nhất gồm trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và các tiến sĩ. Lục ông đã nghĩ tới con gái nhà họ Võ để gả cho Lục Vân Tiên. Võ công và Lục công vốn là bạn cùng học chữ nho với nhau, là chỗ thâm giao hai nhà đã đính hôn.

“Võ Thể Loan là người con gái
Mười bốn xuân mối lái nhân duyên
Đoan trang tiết hạnh thuyền quyên
Việt Hồ đính ước thuộc miền Hàn Giang“

Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã cho chúng ta biết về lai lịch nhà thông gia họ Võ như sau:

Cho theo một đứa tiểu đồng
Thư phong một bức dặn cùng Vân Tiên:
Xưa đà định chữ lương duyên
Cùng quan hưu trí ở miền Hàn Giang.
Con người là Võ Thể Loan,
Tuổi vừa hai bảy dung nhan mặn mà”

Hai bảy không phải là 27 tuổi mà có ý nghĩa hai nhân bảy là mười bốn tuổi. Lục Vân Tiên mới 16 tuổi không thể cha lại đính hôn cho con trai với bà cô già. Tôi thấy cụ Nguyễn Đình Chiểu làm thơ lục bát vẫn chưa vần nên tôi đề nghị là:

“Cho theo một đứa tiểu đồng
Phong thư hẹn ước vợ chồng Vân Tiên
Xưa đà định chữ lương duyên
Cùng quan hưu trí ở miền Hàn Giang.
Con sang bên đó gặp nàng
Thể loan mười bốn tuổi vàng thướt tha”

Các bạn đừng phàn nàn về tôi đã làm thơ song thất lục bát rồi sao không yên phận mình là kẻ vạn bối, lại cứ xía vô vào thơ lục bát của bậc tiền nhân làm gì? Thiên hạ vẫn bình luận về thơ của nhà thơ lớn miền Nam đó sao? Còn tôi đọc thơ tiền bối và chính tôi là người cảm xúc nhiều nhất. Nhờ có thơ của bậc tiền bối mới có kẻ hậu bối Lu Hà này. Vả lại tôi không đòi sửa lại mà chỉ dám đề nghị theo thiển ý của mình mà thôi.

“Cha viết thư con mang sang đó
Kết giải đồng nhạc phụ mai sau
Đắn đo cân nhắc vàng thau
Chung thân giao ước trầu cau họ hàng“

Hàn-Giang là tên một con sông ở tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Tây bên Tàu. Ở tỉnh Ðịnh Tường cũ (Nam Kỳ) cũng có có sông Hàn Giang cũng là miền quê thân thuộc của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Ngày xưa vẫn có tục lệ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Nhiều mối nhân duyên cha mẹ đã định sẵn khi còn là cái bào thai. Bạn bè văn chương, võ công, lúc sinh thời tâm giao thường hay hứa hẹn: Nếu sinh ra trai gái thì cho chúng kết thành vợ chồng, nếu cùng là con trai thì là huynh đệ, nếu cùng là con gái thì là tỷ muội. Sự thân thiện của các cụ lại dây dưa tới cả đời con cháu gọi chung là kết giải đồng tâm.

“Lục Vân Tiên bàng hoàng bỡ ngỡ
Lời song thân đâu nỡ chối từ
Tiểu đồng chẳng rõ thực hư
Theo thày quẩy gánh vân du xuân hè

Gió nồm nam đường che nắng dọi
Cảnh nước non vòi vọi đá cao
Trúc mai dào dạt xiết bao
Chim đùa ríu rít xôn xao hoa cười

Ngôi nhà lớn xinh tươi chậu kiểng
Võ công vui nghe tiếng rể hiền
Đọc thư xem tướng Vân Tiên
Lăng xăng nhạc mẫu mừng nên Châu Trần“

Nhạc mẫu tức là mẹ vợ tương lai của Lục Vân Tiên, tức mẹ đẻ ra nàng Võ Thể Loan.

“E kẻ Tấn người Tần xao nhãng
Mong chóng ngày ngẫu đặng đồ giai
Vuông tròn trọn vẹn cả hai
Đẹp dâu nam giản cùng trai đông sàng“

Tấn Tần: hai nước ở đời Xuân Thu bên Tàu. Kẻ Tấn người Tần: mỗi người một xứ khác nhau.
 Ngẫu: một đôi, một lứa. Giai: tốt đẹp. Chữ ngẫu liền với chữ giai thành một danh từ "giai ngẫu", một lối nói bóng trong văn chương cổ thi.

Nam giản: dòng suối phía Nam. Thơ Thái Tần Kinh Thi tả người phụ nữ nghèo, thanh thiết, đi hái rau tần làmột thứ rau mọc trên mặt nước ở dòng suối phía Nam đưa về làm lễ dâng cúng tổ tiên.

 Ðông sàng: giường bên đông. Khích Giám đời Tấn, sai người nhà đến Vương Ðạo kén rễ, các con cháu họ Vương nghe tin, ai cũng làm ra vẻ đứng đắn nghiêm chỉnh, chỉ có Vương Hi Chi là nằm ưỡn bụng trên tấm giường bên phía đông mà ăn bánh đậu một cách tự nhiên, như không hay biết gì. Khích Giám là người giỏi bèn gả con cho Hi Chi. Sau Hi Chi thành một nhà văn, và chữ viết rất tốt, có "thiếp Lan Ðình" cùng một số bút tích lưu truyền đời sau. Do đó, người ta gọi là chàng rể "đông sàng".

“Nay ngãi tế mới sang xem mặt
Nàng Thể Loan ngào ngạt hương bay
Thướt tha yểu điệu ai hay
Vân Tiên tư lự nghĩ ngay nàng Kiều“

 Ngãi còn có nghĩa là tế: Con rể hiền có nghĩa hiếu thảo.Thực ra tâm trạng Lục Vân Tiên cũng không vui vẻ gì khi gặp mặt nàng Võ Thể Loan mà chàng nhớ tới hình bóng nàng Kiều Nguyệt Nga.

Thôi đành vậy mọi điều xếp đặt
Kiều Nguyệt Nga bằn bặt tăm hơi
Dặm đường cách trở đôi nơi
Vẫn chưa thề nguyện trọn lời nước non

Võ công nói con còn thi cử
Nhận bảng vàng mọi sự sẽ xong
Chàng thưa: ngày tháng thong dong
Sôi kinh nấu sử theo dòng đại khoa

Khi đỗ đạt tiểu khoa song hỉ
Chẳng lo gì văn sĩ lâm môn
Vinh quy kính bái tổ tôn
Quan viên yến tiệc thành hôn hai nhà

Vương Tử Trực tài hoa văn võ
Cha mời sang cùng thử một phen
Thấp cao tỏ rõ bút nghiên
Bõ công ngày tháng luyện rèn sớm khuya“

Ðại khoa nghĩa là đại đăng khoa thi đỗ. Tiểu khoa là đăng khoa cưới vợ cũng là một việc mừng như thi đỗ. Cho nên mới có câu:
“Song hỉ lâm môn“ nghĩa là ngoài cánh cửa dán hai chữ hỉ cực to. Đỗ cao lấy vợ đẹp, cho dù có hứa hôn mà thi trượt coi như lợn treo cám, đừng có mà mon men tơ tưởng đến con gái nhà người ta.

Nhưng Võ Công muốn chắc ăn nên làng bên có chàng Vương Tử Trực cũng nổi tiếng hay chữ. Công cũng ngấp nghé Trực cho con gái mình nhưng nghe nói con trai của Lục Công văn võ kiêm toàn. Cũng là kẻ đứng núi nọ nhìn núi kia, nên họ Võ mới mời Trực đến chơi. Đúng là vừa nhắc đến Tào Tháo thì Tào Tháo đến thật. Lục Vân Tiên cùng Vương Tử Trực giao hảo trong bữa cơm thân mật gia đình hai chàng cùng tuôn châu nhả ngọc… Rõ ràng văn chương Lục Vân Tiên hơn hẳn Vương Tử Trực một bậc làm Võ Công như mở cờ trong bụng, cười híp mắt lại.

25.12.2019 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét