Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 104


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 48“

Kiều là một người phụ nữ có trí tuệ, con người có đức và rất nhân hậu, đắn đo suy nghĩ trước sau. Nàng biết ơn Thúc Sinh đã cứu mình ra khỏi lầu xanh. Nàng không vì được Thúc Sinh yêu thương hết mực mà lấn át cả vợ cả. Nàng chấp nhận cuộc đời làm lẽ thân phận tiểu tinh làm một thứ dây hoa cát đằng ôm gốc cây đại thụ mà nương nhờ. Nàng khuyên Thúc Sinh trở lại quê nhà kể hết sự tình thân thế cảnh ngộ của mình cho chị cả nghe để được nhờ ơn trên che trở đùm bọc. Nên Sinh mới thử vận may rủi trở về quê để dò la ý tứ Hoạn tiểu thư.


“Nghe những lời thiết tha khuyên nhủ
Tạm dời xa trướng rủ màn che
Thong dong Sinh trở về quê
Bánh xe khấp khểnh dãi dề nắng mưa

Thúc ông cũng tiễn đưa một đoạn
Giục giã chàng về Hoạn Thư gia
Lẽ nào cách mặt sông chia
Núi non xum họp trau tria cửa nhà

Nhìn một dải bao la phiêu diếu
Tần hoài vương rặng liễu Dương quan
Ngại ngần giọt lệ chứa chan
Cầm tay bịn rịn thở than mấy hồi

Dù non nước xa xôi ngàn dặm
Miễn làm sao trong ấm ngoài êm
Cùng chung một khúc ruột mềm
Gác son yếm thắm bên thềm trăng soi

Nghĩa đèo bồng mặn mòi cá nước
Tránh sóng cồn nói trước là xong
Cầu xin kẻ lớn rộng lòng
Năm sau xum họp thầm mong tháng ngày“

Cảnh tiễn đưa thật là bịn rịn, cả Thúc ông cũng có mặt trong buổi tạm thời chia ly xa cách.

Chén đưa tiễn hôm nay vời vợi
Bầu đào viên thiếp đợi năm sau
Lại cùng xướng họa cùng nhau
Chiều thu man mát nhuốm màu áo xanh

Kẻ lên ngựa người đành dứt áo
Về khuê phòng ảo não xót xa
Phong sương muôn dặm hải hà
Vầng trăng sẻ nửa canh gà nỉ non

In gối chiếc héo hon bồ liễu
Soi hồng trần ai điếu vó câu
Gió mưa thấm gội mái đầu
Cách xa vò võ đĩa dầu hư hao

Thế mới biết má đào son phấn
Có mấy ai lận đận như Kiều
Thúc Sinh tưởng nhớ sớm chiều
Tao nhân mặc khách thầm yêu đức tài“


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 49“

Giờ nói đến Hoạn Thư là vợ chính thức của Thúc Sinh. Một người phụ nữ sắc sảo được ăn học đến nơi đến chốn, cũng là người có nhan sắc nhưng chỉ hiềm nỗi ăn ở với Thúc Sinh đã lâu mà không có con. Mẹ con nhà Hoạn Thư tức Hoạn bà và con gái ăn chay niệm Phật để xin trời Phật cho một đứa con dù trai hay gái cũng đều tốt cả. Vì cả Thúc Sinh và Hoạn Thư đều là con một. Cả hai bên đều không có anh chị em ruột. Cảnh ngộ cũng thật là buồn cho cả hai nhà. Có thể Thúc Sinh không yêu vợ lắm, vì cha chàng thúc ép lấy con gái nhà họ Hoạn vốn dĩ từng là bầy tôi thân tín của Minh Hoàng Đế. Có thể đây là một cuộc hôn nhân chính trị sự liên minh giữa hai tầng lớp xã hội quan lại và giới thương gia. Một bên cần tiền một bên cần thế lực?

Nếu so sánh Thuý Kiều với Hoạn Thư về tài sắc cũng là kẻ tám lạng người nửa cân. Hoạn Thư là con gái của quan Thượng Thư Bộ Lại đứng đầu tất cả các quan  trong triều tương đương chức Tể Tướng, còn Thuý Kiều chỉ là một cô gái Lầu Xanh. Về danh chính ngôn thuận thì Thuý Kiều là người đuối lý vì là vợ lẽ nhưng lại quan hệ lén lút vụng trộm. Việc này Thuý Kiều đã nhận ra và bảo Thúc Sinh về thưa với chị cả nhưng tiếc cho Thuý Kiều khi trao gửi thân phận cho một người nhát gan tuy có tình nghĩa nhưng lại hèn đặc tính của giới thương gia chỉ nghĩ đến lợi lộc, nên mới xảy ra cơ sự này. Trong việc này lỗi lớn nhất chính là Thúc Sinh. Nếu Thúc Sinh cứ can đảm đàng hoàng nói trước với Hoạn Thư thì chắc chắn nàng sẽ bằng lòng đón Kiều về nhập gia.

“Kể chi nỗi đường dài cát bụi
Nhớ chăng người thui thủi vào ra
Tùng quân thương lái xa nhà
Con quan bộ lại gọi là Hoạn Thư

Keo sơn đã thừa dư năm tháng
Ngóng trông hoài đằng đẵng thu ba
Khai hoa mãn nguyệt thiết tha
Ăn chay cầu tự Hoạn bà đốt nhang

Đường quan lộ thênh thang  rộng mở
Lắm gia nhân đầy tớ trong nhà
Người luồn kẻ cúi lão gia
Tiểu thư khéo miệng lại già tuổi khôn

Nàng âu yếm bồn chồn sóng mắt
Chàng ưu tư dìu dặt đắn đo
Bâng khuâng mặt nước thăm dò
Hồ càng im ắng nỗi lo phập phồng

Duyên ràng buộc tơ hồng oanh yến
Lệnh nghiêm đường đã đến thì nên
Nai vàng thơ dại đỗ quyên
Ve sầu thoát xác triền miên u hoài“

Biết chuyện Thúc Sinh có bồ bịch ở bên ngoài và biết bản tính ăn chơi bốc trời cái thói trăng hoa của Thúc Sinh nhưng Hoạn Thư không nỡ đành hạch Thúc Sinh. Chứng tỏ nàng rất yêu chồng, ra sức bảo vệ danh dự uy tín cho chồng. Mà có khi cưới Kiều về lại là cái lợi lớn cho Hoạn Thư vì không có Kiều thì vẫn có các cô gái khác ở kỹ viện. Nhưng Hoạn Thư không thích chuyện dan díu mà nàng cho rằng là mèo mả gà đồng. Nên nàng buộc lòng phải dùng Kiều để dạy cho Thúc Sinh một bài học. Chứ trong thâm tâm nàng không muốn xử ác với Kiều, nàng chỉ hy vọng Thúc Sinh mở miệng ra nói một câu xin nàng cho phép cưới vợ lẽ và chỉ đích danh là Vương Thúy Kiều. Nhưng rốt cục cái việc hé răng ra nói mà Thúc Sinh cũng không dám nói ra. Theo tôi chính Thúc Sinh đã dại dột đẩy nàng Kiều vào địa ngục của ái tình, một bi thảm kịch trần gian bởi cái tính lừng khừng thiếu bản lãnh tâm lý xã hội học của chàng

“Phong phanh chuyện chàng ngoài cửa các
Chốn đào hoa xào xạc bướm vàng
Thị phi chợ búa sỗ sàng
Đong đưa miệng lưỡi phũ phàng thế gian

Khéo ăn ở chứa chan tình nghĩa
Đã bấy lâu tròn trịa dưới trên
Gia phong lề thói giữ nền
Công dung ngôn hạnh tổ tiên phụng thờ

Đường hậu duệ ong tơ kén mật
Vẫn muộn màng trầy trật bấy nay
Đi  chùa lễ Phật cầu may
Huyền sương chày ngọc đắng cay lam kiều

Cứ thành thật biết điều phải quấy
Câù xin ta nhờ cậy ơn trên
Dại gì mang tiếng nhỏ nhen
Đỏ lòng xanh vỏ đậu nghiền ra tương“


4.12.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét