Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Tìm Đường Cứu Đói (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Bắc Kinh của Tàu là một thành phố rộng ớn lạnh, rất ít bóng người qua lại. Hay người ta chỉ cho chúng tôi đến những nơi theo quy định, đất nước hơn một tỷ dân mà thành phố hoang vu thế này? Tôi thấy cây cối bên đường rất ít, không lẽ người Tàu chỉ cần ăn thôi và không cần khí trời, không cần oxy để hít thở? Đoàn tàu đưa chúng tôi qua Mông Cổ một biển cát mênh mông, có cồn cát như những cái gò nổi. Tới Ulan Bato dừng lại ở nhà ga lớn, tôi thấy xác xơ nghèo nàn, tôi tò mò bước xuống thấy một ngã to béo cầm chai rượu mời tôi, rồi ngã nói huyên thiên, tôi chẳng hiểu ngã nói gì hình như ngã bất mãn chế độ thì phải? Mấy ngày đêm dòng dã sang tới biên giới Liên Xô phải đổi xe lửa. Tàu hỏa của các nước Âu Châu kín gió hơn, không thoáng mát sạch sẽ bóng lộn như của Trung Quốc. Nhà ga bên phía Nga Xô khá sầm uất, tôi ôm cặp đến nhà băng xì những tấm séc hay gọi là Scheck mới đúng. Tôi ký lia lịa và nhận từng từng tập tiền Rúp của chàng Ivan Dubasov vào cặp. Các cô gái Nga như những nàng Bạch Tuyết, da trắng hồng nõn nà, chỉ nhìn thôi mà đã nôn nao cồn cào cả người. Mấy ngày đêm dòng dã tàu qua Ba Lan, rồi cộng hòa dân chủ Đức. Người Đức có thuê xe khách lớn đón chúng tôi. Họ đã chuẩn bị sẵn mấy thùng táo. Táo gì mà to thế lớn gấp 5 gấp 10 những quả táo tàu, táo dai của ta. Hột nhỏ li ti, ăn chỉ thấy có vị ngọt, có thể ăn no được nhưng không thơm ngon có mùi vị như táo của ta.


Chúng tôi được về một khu nhà khá rộng, có vườn tượt sân cỏ,  giống như một biệt thự của các vị bá tước, nam tước ngày xưa. Nay nhà nước cộng sản trưng dụng coi là tài sản xã hội chủ nghĩa để cho chúng tôi ở đó, học tiếng Đức 3 tháng. Gọi tên là thành phố Görlitz sát biên giới Ba Lan. Có lần tôi cầm hộ chiếu lò mò sang Ba Lan chơi, công an đóng dấu cho tôi, nhưng tôi lại sợ không quay trở lại Đức được, nên vài bước tôi lại xì tấm hộ chiếu và muốn quay trở lại Đông Đức.

Người Đức cũng dùng hệ La Tinh bảng chữ cái cách phát âm có 26 ký tự na ná giống tiếng Việt của ta. Ngoài ra chỉ thêm 4 ký tự là ä, ü ,ö và dấu ß.
Ở đây chúng tôi được chăm bẵm chiều chuộng như những ông kễnh bà kễnh con. Người Việt Nam ta quen thói ngồi xổm cả khi đi đại tiện, và hay nhổ bậy để bà lao công phải phàn nàn. Rèn mãi mới chịu ngồi phệt xuống, nếu cẩn thận thì lót giấy vệ sinh lên là ổn sau đó thì chúng tôi được chuyển về nhà máy da nhân tạo ở thị trấn Coswig thuộc tỉnh Dreden để học nghề, thời hạn là 3 năm. Nhưng khóa của tôi phải kéo dài thêm 6 tháng, vì cuộc chiến tranh Trung Việt người ta cắt luôn tuyến đường xe hỏa, chần chừ dây dưa mãi cuối cùng phải đi bằng máy bay.

Thật ra tôi không hứng thú lắm về cái nghề hóa chất dẻo này, chuyên sản xuất các loại vải da nhân tạo và ni lông. Tôi thừa biết rất độc hại có thể tiêu hủy luôn khả năng tạo giống, sinh lý, sinh sản của tôi. Cả đời tôi sẽ phải sống như một hoạn quan. Nên tôi không chăm chỉ học tập, tôi cứ vờ vĩnh lấy lệ. Mục đích chính của tôi là có tiền gửi về Việt Nam cứu đói cho cả nhà. Tôi cũng còn hận đời mình không vào được một trường đại học. Ngày xưa bạn bè thường bảo sau này mày sẽ là nhà toán học hay nhà văn. Đúng vậy nhà toán học, vật lý, hay hóa học gì đó sau này tôi nghĩ lại chỉ đáng ném vào sọt rác. Còn nhà thơ nhà văn thì có thể lắm? Ai cấm tôi làm thơ hay viết văn. Tôi cần quái gì phải ngồi chai đít, mài mòn đũng quần như kiểu Trần Đăng Khoa phải khăn gói quả mướp sang tận Nga Ba Tư vào trường Gorki để học vài chữ sàm xí đú mà tụi Nga mớm cho mới có thể làm thơ viết văn được? Tất cả là do thiên bẩm tự nhiên, lòng say mê sôi sục, ý chí tự cường, khát khao một chân trời tri thức bao la không phải vì tiền, danh vọng hão huyền mà vì nỗi đớn đau sâu thẳm của linh hồn….

25.6.2019 Lu Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét