Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

CHƯƠNG IV. Trở Ra Miền Bắc (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Kỷ luật nhà binh thật là hà khắc, nhất là quân đội cộng sản Bắc Việt. Trai gái luôn ở bên nhau, hai phần ba là nữ, một phần ba là nam. Tuy rằng lán nam lán nữ cách nhau một cái sân khá rộng, giữa là ban chỉ huy đại đội, y tá, liên lạc viên kiêm điếu đóm hầu hạ cơm nước cho các thủ trưởng. Chỉ có chiều tối là cánh đàn ông thuộc loại gà trống cựa sang thăm cánh đàn bà thuộc loại gà mái tơ. Nhưng tôi chưa hề thấy gà trống nhảy mái bao giờ. 9 giờ tối ai về lán ấy im ắng lạnh ngắt như tờ. Lính gác đêm rất hiếm khi bắt gặp chàng nào nàng nào nửa đêm giả vờ đi xia để hẹn hò với nhau.


 Biết tiếng tôi là người duy nhất trong đạ đội nói được tiếng Lào, và luôn có thơ hay đăng trên báo trung đoàn, các cô gái công binh rất thích tôi. Tuy gọi là bộ đội công binh, nhưng các cô có được mang súng đâu? Có khác chi là thanh niên xung phong, hàng ngày chỉ có việc cuốc đất, cào đất, san bằng mặt đường.

Tôi đang phấn đấu để ra Bắc nên tích cực làm việc, không dám manh động tòm tem với cô nào. Trong lòng tôi rất thích yêu Hoa, nhưng chỉ mới thơ phú bóng gió xa xôi. Hoa cũng cảm nhận điều đó, mỗi khi tôi đến chơi là các bạn gái đi gọi Hoa về. Cô là con gái họ đạo, theo đạo Ki- Tô. Ngày đó tôi còn hiểu về đạo công giáo rất ít, nghe nói Hoa đã có lần tự tử vì chán đời, đang học hành giỏi giang, ước mơ đi học sư phạm thì phải đi lính nghĩa vụ. Tôi cũng vừa mới xuýt chết vì bệnh sốt rét ác tính, tôi cũng bớt buồn nhớ khi mấy tháng trước còn nằm ở lán đại đội bộ. Thủ trưởng Mười gọi tôi lên trao bức thư bố tôi. Thì ra bố tôi bị thương nặng ở Quảng Bình, phải nằm viện nối hay vá lại khúc ruột, ngày đó ông đại tá Đặng Tính trên đường vào Nam có ghé thăm. Bố tôi chỉ cho ông Tính xem các vết thương. Ông tính cũng phải lắc đầu thở dài chỉ nói một câu: Thôi cho anh ấy về…Sau đó chính đại tá Đặng Tính lại tử trận và lính tráng phải bỏ xác ông vào cái thùng phi xăng rỗng, hàn kín mít chở ra ngoài Bắc.

Hoa đọc thơ tôi, nhỏ nhẹ nói: Thơ anh tặng em rất nhiều ý nghĩa, em còn suy nghĩ mới có thể làm thơ đáp lại anh được. Các thủ trưởng cũng vun vào tôi với Hoa và bảo sau này ra Bắc hai đứa sẽ cưới nhau.
Các cô công binh trẻ trung ngây thơ hồn nhiên, tuổi từ chừng từ 16, 17 đến 20 hay 25 là cùng. Cách đơn vị không xa có một bản Lào, ngày hội té nước các cô rủ nhau vào xem, khi về co nào cô ấy ướt như chuột lột. Tôi cũng chả lạ gì mấy cái bản Lào, mà đã vào chỉ là đổi chác. Lúc bấy giờ quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam, không còn chuyện bắn phá các tuyến đường Hạ Lào nữa, hoàn toàn do quân đội Bắc Việt làm chủ. Các xe tải cháy được dọn sạch nên chẳng có díp ô tô đâu mà mang đi đổi chác. Vả lại tôi luôn luôn giữ mình trong sạch liêm khiết, miệt mài lao động để chờ đợi cấp trên cất nhắc cho ra ngoài Bắc học tập.

Tôi rất thương ái ngại cho các cô gái Thái Bình nhiều cô đã bị sốt rét. Y tá Thường vào loại gà trống già, rất hăng hái với chuyện buông màn nhảy lên giường tụt quần chị em ra để tiêm mông. Hy vọng không có cô nào bị áp se như tôi. Chỉ một năm thôi mà nhiều cô môi đã thâm xịt, da dẻ đã không còn được trắng trẻo hồng hào như lúc mới vào bộ đội. Không biết tương lai các em sẽ ra sao? Liệu còn khả năng lấy chồng, sinh đẻ được không? Bệnh sốt rét có bị vô sinh không?

Rồi bỗng nhiên tôi được giấy triệu tập của trung đoàn, tôi sẽ được ra Bắc học tập về ngành kỹ thuật. Tôi đành chia tay Hoa, các cô gái và anh bạn bè trong cùng tiểu đội, trung đội. Tôi chỉ có một thằng bạn thân nhất tên là Đức tiễn tôi lên tận trung đoàn, tôi mang bức thư của Đức đến Gia Lâm thăm gia đình. Sau này nghe tin cuốc phải quả mìn và đã  hy sinh.

Nhớ Bạn Cùng Tiểu Đội
viếng linh hồn T Đ

Mày với tao cùng chung tiểu đội
Ba năm trời sống chết bên nhau
Rừng Trường sơn suốt ngày u ám
Mưa nắng hai muà sốt tái da

Vì cực khổ nên tao quyết học
Phò me hay lục kin khẩu niêu...
Cứ lai dai cũng thành ra sự
Tà hán Việt nam đang đói meo....

Tiếng hát cuả ai vang biển lá
Buồn lòng chiến sĩ lúc xa hương
Có phải tiếng cô Lào đấy nhỉ
Ru hồn người lầm lạc bi thương...

Mày tiễn tao đi một chặng đường
Rừng mây khấp khểnh gió đưa hương
Phong lan ghi lại dòng lưu niệm
Ai có ngờ đâu nét cuối cùng...

Điạ chỉ lần theo tao đến thăm
Gia đình cha mẹ ở Gia Lâm
Kể từ ngày đó tao đi hẳn
Như cánh chim bay chẳng lỗi lầm...

Nghe trái bom bi giết bạn rồi
Chàng trai Hà Nội mới đôi mươi
Khi tôi đã ở ngoài miền Bắc
Tiếng sét ngang tai rụng rã rời...

Một nén hương lòng bạn cuả tôi
Ngậm ngùi cát sĩ nhớ xa xôi
Đôi dòng ngắn ngủi đầy thương mến
Thương xót cho ai chiụ thiệt thòi...

2008 Lu Hà


Trường Sơn  vùng đất Hạ Lào với tôi bây giờ là một chuỗi dài những kỷ niệm khó quên, với những tên gọi: Ngầm K, hang đá, các bản như Sà Teng, Cậm Cọc…Rất cảm động thi sĩ Thanh Hoàng đã gửi tặng tôi bài thơ. Cảnh rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, là nơi chôn nhau cắt rốn cho 100 đưá con sinh ra cùng chung một bọc cuả Mẹ Âu Cơ. Theo trí tưởng tượng cuả những tâm hồn thi sĩ thì những mớ nhau đó đã hoá thành đồng, nhôm, than đá v.v…thành tài nguyên để lại, thành của hồi môn cho những đưá con nghèo Việt Nam. Tuy sự thật ông Lạc Long Quân và bà Âu Cỏ chỉ là một câu chuyện bịa, một truyền thuyết trong tác phẩm văn hoc mà tác giả hư cấu ra mà thôi, như nhà văn Ngô Thừa Ân bên Tàu viết truyện Tây Du Ký vậy.  Là người Việt Nam văn minh có kiến thức ta không nên quá tin vào câu chuyện tổ tiên ta thần thánh quái gở như vậy. Con người là linh thể của tạo hóa và Thiên Chúa, chứ đâu có phải là yêu quái một người đàn bà sinh ra cái bọc có 100 quả trứng như trứng gà trứng vịt vậy để gọi nhau là đồng bào ?  Truyện này có trong tác phẩm văn học Lĩnh Nam Chích Quaí ? Do một danh sĩ đời nhà Trần là ông Trần Thế Pháp soạn ra. Ta hãy tin tổ tiên ta theo lịch sử đáng tin cậy khởi đầu là ông An Dương Vương xây thành Cổ Loa, sau là Triệu Đà ...Ngày nay người cộng sản lợi dụng chữ đồng bào khúc ruột ngàn dặm để moi tiền người Việt tỵ nạn.

Người Nhật tự cho mình là con cái của Thái Dương Thần Nữ, chỉ là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc, sinh sản nơi hải đảo hoang dã quanh năm đầy ánh mặt trời, còn có ý nghĩa. Có lẽ chúng ta quá tự hào đến mức mụ mẫm tự coi minh là con rồng cháu tiên. Ông Lạc Long Quân là rồng, bà Âu Cơ là tiên, thủy hỏa, nóng lạnh sung khắc nên không ở được với nhau mà khi bà Âu Cơ sinh ra cái bọc tức bào thai có 100 trứng, vứt ra ngoài đồng mà nở ra 100 người con mà cũng dễ tin. Theo tôi là danh sĩ đời nhà Trần sao chép chuyện nhảm nhí trong các sách cổ bên Tàu, nên mới có tên Lĩnh Nam Chích Quái, kể toàn chuyện quái dị quái đản ma quỷ ở phương Nam, tức Việt Nam ta, không biết có ý sỉ nhục hay không? Người Việt man di mọi rợ, chỉ nghe gọi bố rồng mẹ tiên mà đã vội mừng rỡ tự hào? Miền Bắc nên nhớ đến các đời Vua Hùng, còn miền Nam nên nhớ đến Chúa Nguyễn Hoàng đã có công khai khẩn và mở mang bờ cõi. Tôi nghĩ như vậy là hợp lý.

Dân ta từ nhiều thế hệ đã quen như vây, tự coi mình là con rồng cháu tiên cũng tốt, cốt chuyện cổ tích thần thoại này cũng có ý nghĩa tích cực, khêu gợi tình đoàn kết miền xuôi miền ngược gồm 100 dân tộc, 100 họ tạo dựng nên nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, Lạc Việt , nhưng đáng lý nói miền Lĩnh Nam đã có 100 bộ tộc, 100 dân tộc Việt sinh sống rồi có lẽ còn hay hơn cái chuyện ma quái đẻ ra cái bọc có 100 quả trứng.

Tôi cũng đã một thời nếm trải qua những năm tháng mở đường trên dãy núi Trường Sơn. Đối với Phạm Tiến Duật  thì Trường sơn là Thiên Đường hạnh phúc và vinh quang. Nhưng đối với tôi Trường Sơn là điạ ngục trần gian. Sốt rét chết chóc nhiều lắm, may có sống sót trở về thì phần lớn những người lính Trường Sơn đều mang bệnh cả sốt rét ác tính. Thật buồn và thương tiếc cho những ngưòi đã ngã xuống hy sinh cả hai trận tuyến Quốc Cộng. Một bên xâm lấn và một bên chống xâm lấn, họ đã tiến hành một cuộc chiến tranh thưà thãi, vô lý không thể tưởng tượng nổi. Nhưng nó đã sảy ra và nó đã trôi qua. Cảm cái ơn tri ngộ cuả Thi Sĩ Thanh Hoàng, tôi xin hoạ lại và có thơ tâm sự thêm

 Đoạ Đày Nơi Rừng Thẳm
mến hoạ thơ Thanh Hoàng

Mưa nắng hai muà nét đặc trưng
Trường sơn thăm thẳm khói sương bừng
Ma thiêng nước độc gieo hoang dại
Bọ chó ruồi vàng giải khắp rừng
Cành lá ngụy trang loài chuột dũi
Đồi thông tung cánh giống chim ưng
Đại bàng sinh phải thời tao loạn
Chồn cáo đười ươi cũng mọc sừng

Dê cỏn ti toe đấu chọi sừng
Hoang vu ong bướm cũng reo mừng
Ngán sao cảnh ngộ thêm ảm đạm
Mệt mỏi nào ai dám ngả lưng
Quai dép ba lô gùi số mạng
Đai da súng đạn tấy sưng gân
Non xanh nước biếc cho ai nhỉ
Mỏi gối chồn chân nhọc tấm thân.

17.2.2010  Lu Hà


Hỡi Các Thi Nhân

Hỡi người thi sĩ của quê hương
Tiếng nấc dâng lên tắc nghẹn lòng
Anh khóc thương đời bao số phận
Sinh lầm thế kỷ nuốt đau thương

Cay đắng làm sao những kiếp người
Có tài có đức vẫn buông rơi
Thở dài tắc lưỡi thôi đành chịu
Biết thế thì sao bởi tại trời?

Hỏi lại rằng ai bóp méo tròn
Buôn thần bán thánh tậu vàng son
Đi tìm chân lý miền hoang dã
Giấc mộng thiên đường trượt lối mòn

Thuở trước chỉ vài chục triệu dân
Giờ đây chen lấn bốn năm lần
Đàn con còi cọc không hề lớn
Hy vọng niềm tin đã héo dần

Tủi hận làm sao hỡi các anh
Hồn thơ thổn thức suốt năm canh
Tim đau tứa máu như dòng chảy
Xói tận buồng gan với sử xanh!

2007 Lu Hà



Giấc Mơ Trường Sơn

Mấy tháng trơì nhai mãi địa liền
Tàu bay rau đất mọc loèn xoèn
Mật vàng xanh đỏ ruồi bu đến
Sốt rét từng cơn nhớ tổ tiên

Hai mùa mưa nắng gió vàng da
Chống gậy liêu xiêu mắt ướt nhoà
Đằng đẵng tháng ngày mong mỏi tết
Thư nhà xa tít gió mây xa

Một chiều ảm đạm gọi lên chơi
Có bức thư riêng đã mở rồi
Ký ninh thuốc đắng nghe vượn hú
Đau lòng con lắm lệ từng rơi!

Run tay tôi đọc bức thư cha
Gió rét từng cơn nấc nghẹn ngào
Bom nổ đạn bay vùng tọa độ
Chớp xanh chớp đỏ tắt lời thơ

Một đơì lính tráng chẳng mề đay
Công trạng xem ra chẳng có gì
Phá núi mở đường thông chiến lược
Tháng ngày mòn mỏi trắng đôi tay

Mới mười bảy tuổi phaỉ tòng quân
Xa Mẹ xa em cả mái trường
Gác bút vác dao ra mặt trận
Anh hùng dũng sĩ ở miền nam

Một quãng đời qua trận gió bay
Hào quang tia chớp để ai hay
Nuí sông kêu gọi cho chủ nghiã
Băng tuyết trời âu đổi hướng rồi

Hơĩ ai đâu đó vẫn còn mơ
Chống Mỹ lời vàng vẳng tứ thơ
Ra trận muà này ôi đẹp quá
Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Thế kỷ qua rồi ngoặt gió đông
Bạn thù đôi ngả lẩn vào trong
Tuyên truyền báo chí liên hoàn trận
Chỉ chết thằng ngơ đứng giưã đường...
            
 22.12. 2007, Lu Hà
Chú thích: Điạ Liền: là loaị rau mọc loà xoà sát đất
                  Tàu Bay: loaị rau  cao như cây rau caỉ, xanh lè



Tặng Anh Phạm Tiến Duật

Con Phượng Hoàng sơ sinh
Xuân Diệu đã gọi anh
Lông măng chưa đủ cánh
Của một thời chiến chinh

Chiến tranh đã qua đi
Người ta còn nhắc laị
Dăm bài thơ chống Mỹ
Ngân vang một cuộc đời

Tôi biết nói làm sao ?
Khi đọc những vần thơ
Ruồi vàng thành bọ chó
Muỗi rừng sâu vo ve

Ôi cuộc đời tang thương
Như cô gái xung phong
Thạch Kim là Thạch nhọn
Anh Duật ơi ! Em đây

Nước mắt cứ chảy daì
Trôi theo hai cuộc đơì
Mà sao đành côi cút
Đêm Trường Sơn mưa rơi

Trong tiếng kèn đưa ma
Kính viếng anh bài thơ
Cuả một người đồng đội
Lính Trường Sơn năm xưa

Hương hồn còn bơ vơ
Con ve sầu ngẩn ngơ
Nuối tiếc thời oanh liệt
Nhưng chẳng dám kêu to....

  Lu Hà


Nhớ Em Cô Gái Trường Sơn
 tặng Như Hoa

Bỗng nhiên tôi nhớ một người
Ba lăm năm trước một thời yêu thương
Giữa nơi bom đạn chiến trường
Gặp em mười bảy lên đường tòng chinh

Em là con gái Thái Bình
Vì ai nên nỗi duyên tình tang thương
Rừng xanh vực thẳm chán chường
Thương em gái nhỏ mở đường Trường Sơn

Cùng nhau chia sẻ nắm cơm
Chặt cây sẻ núi tro tàn lá bay
Lạ lùng giưã chốn rừng nai
Thướt tha yểu điệu chân dài kiêu sa

Từ lâu tôi vẫn hằng mơ
Giống nòi khoẻ mạnh cao to lạ thường
Chôn sâu từ tận đáy lòng
Mai này tôi sẽ đưa nàng đi xa

Bao nhiêu hy vọng đợi chờ
Bài thơ tám chữ thẹn thò gửi trao
Những đêm dưới ánh trăng sao
Lán nam lán nữ se tơ chỉ hồng

Bập bùng bên ánh lửa lòng
Buì ngùi em kể nhà dòng quê Cha
Em là con cái đức Bà
Sinh ra chẳng được trọn thờ niềm tin

Chiến tranh ngọn lửa điêu tàn
Động viên con gái tuổi còn học sinh
Bận đồ quân phục màu xanh
Trung đoàn phản chiến quyên sinh giưã đường

Bộ đồ phụ nữ xú trương
Nhúng vào dòng suối cản đường hành quân
Trăm xe hốt cả trung đoàn
Các em cô gái Trường Sơn mở đường

Thương em anh để trong lòng
Ngậm nguì thổn thức não nùng làm sao
Tâm tình chưa thoả dạt dào
Từ đâu ngọn gió ba đào ác thay

Anh về miền Bắc hậu phương
Đôi ta chia sẻ dạm đường thương yêu
Trường Sơn sáng nắng chiều mưa
Bài thơ dang dở bước qua cuộc đời

Hôm nay lòng vẫn bùi ngùi
Bom rơi đạn nổ rụng rời xác hoa
Hãi hùng như thể chiêm bao
Thương em gái nhỏ năm xưa rừng Lào

Mất còn chẳng biết thế nào
Ba lăm năm giữ giọt sầu trong tim…!

 2008 Lu Hà


 Đánh Mất Tuổi Xuân
 Tặng em cô gái Trường sơn

Thuở trời đất trào cơn sóng đỏ
Hận ngàn thu giông tố mưa rơi
Nước non bàng bạc một thời
Cuốn theo tuổi trẻ một đời chinh nhân
Trai với gái lưá còn rất trẻ
Xếp bút nghiên thể chế lên đường
Chẳng hò hẹn ở chiến trường
Đoàn năm năm chín mở đường Trường Sơn
Anh tòng quân chưa tròn mười tám
Em theo sau tuổi mới trăng non
Vì sao duyên phận lưã lần
Yêu em mà chẳng trọn phần nỉ non
Trong đại đội xa gần là nữ
Luật nhà binh lành dữ biết sao
Cấm đôi trai gái hẹn hò
Cấm cùng đi dạo cơ hồ công khai
Anh lén lút bồi hồi ghi tặng
Gửi cho em vài tiếng thương yêu
Sợ rằng đồng đội biết nhiều
Phê bình kiểm thảo mọi điều gian ngay
Đời ta sao khổ thế này
Yêu nhau chẳng được tỏ bày cùng nhau…
Cứ lầm lũi sớm chiều cuốc đất
Mở con đường đâm nát con tim
Hàng ngày xe chạy ầm ầm
Chiến xa xanh lá tới miền cao miên
Bệnh sốt rét lan tràn đại đội
Mưả mật vàng tê tái thương đau
Than ôi tuổi trẻ còn đâu
Môi thâm mặt tái âu sầu làn da
Sợ mất điểm thi đua tiến bộ
Nên anh đành thất thố với em
Thương em để bụng âm thầm
Ngày đêm toan tính lo tìm lối ra
Nhìn về miền Bắc quê nhà
Tương lai hy vọng đang chờ đón anh
Sau ba năm rừng xanh núi đỏ
Gạt lệ sầu máu rỏ tim phai
Chưa hề thề thốt nặng lời
Anh như cơn gió một thời thoảng qua
Rừng Trường Sơn vi vu gió thổi
Lạnh ru hồn tử sĩ âm u
Mây vàng lãng đãng chiều xa
Như Hoa chẳng biết bây giờ ở đâu?
Sống hay chết làm sao biết được
Chỉ biết rằng một bước lưu ly
Thương em tuổi trẻ thiệt thòi
Đời Hoa tan nát một thời chiến chinh…
 
2008 Lu Hà thương tặng Như Hoa

Xin kết thúc phần hồi ký về những năm tháng tôi là lính công binh mở đường thuộc binh đoàn 559 bằng những bài thơ, để sang một trang, chương hồi khác.
Kể từ tháng 9 năm 1971 tôi đăng lính và ở Trường Sơn 3 năm. Mùa hè năm 1974 tôi được gửi ra Bắc về trường văn hóa Lạng Sơn để lấy bằng phổ thông trung học, tương đương với lớp 10 mà chỉ chuyên về 3 môn toán lý hóa để thi vào đại học kỹ thuật quân sự.

19.6.2019 Lu Hà















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét