Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Mùa Xuân Hy Vọng (4)


Truyện kể của Lu Hà phần 4

Hàng ngày tôi tập trì thiền tâm đức của Phật, yêu mến môn tập khí công để nâng cao sức khỏe thần trí, nhưng tôi tin tưởng có một Thiên Chúa toàn năng, Thượng Đế tối cao hơn cả Chúa Jeus và Phật Thích Ca. Ngài là ai không hình không tướng mà chỉ cảm thấy có trong tâm hồn tôi, có trong không gian và thời gian. Tồn tại thực sự trong vũ trụ này và tự mình chiêm nghiệm được trên con đường đời đầy khổ đau, bất hạnh, thất bại và thành công, yêu thương, ruồng bỏ và nhục nhã. Những lời dạy của các bậc thánh nhân hiền triết chỉ đáng để tham khảo kiểm nghiệm. Họ thông thái cái này thì họ lại cực kỳ ngu xuẩn ở cái khác. Cuối cùng họ chỉ là những diễn viên quay cuồng khua môi múa mép cho thiên hạ xem về một tấn trò đời mà thôi. Xin hãy đừng mù quáng mà tin lời họ nói, và cũng đừng bỏ ngoài tai những lời họ dạy. Lời nói chỉ có giá trị khi mình áp dụng vào thấy mình an nhiên tự tại, vui vẻ, vô tư sảng khoái thì lời nói đó, lời dạy đó mới có ý nghĩa.


Bạn bè trong đội chẳng có ai đáng để tôi nói chuyện, tôi không khinh thường họ nhưng đơn giản tôi không quan tâm. Có anh Liêm già ở cùng phòng có thể coi là người hiểu chuyện. Anh có một người em trai học về môn toán ở Hung Ga Ri tiếng Đức gọi là Ungarn tới thăm và thằng Hưng ở lớp trước nay cũng đã về nước. Thằng Đức cận lúc nào cũng cặp kè cặp kính xem có về trí thức nhưng tôi cảm thấy nó bị nhồi sọ nhiều về cái chủ nghĩa tập thể, cái tình thương yêu giai cấp vu vơ. Nó hay thậm thụt đi lại với 3 ông kỹ sư từ Việt Nam sang học tập thêm kinh nghiệm về ngành chế biến thực phẩm gì đó gọi là nghiên cứu sinh. Ba ông này tên là Khôi, Nguyên, Quỳ sang Đức đã gần 2 năm mà khả năng nói tiếng Đức rất kém không bằng mấy thằng công nhân học nghề chuyên nói tiếng bồi, do giao du thực tế nhiều với công nhân Đức mà có. Tụi này chỉ nói rất lưu loát nhưng lại không viết được. Chính vì vậy tôi hay sang đội bên cạnh chơi với thằng Trần Xuân Hà. Nó mới sang Đức tiếng tăm còn bập bẹ nó cần đi theo tôi để học hỏi thêm, còn tôi cũng hy vọng học lỏm thêm từ nó vài miếng võ. Chuyện quan hệ xã hội giao du bạn bè tôi là người thực dụng như thế đó.

Hình như Thượng Đế tối cao đã xui khiến tôi, dẫn dắt tôi buổi sáng chủ nhật sang đội bên cạnh rủ thằng Hà đi Dresden chơi. Khi chúng tôi bước xuống cổng sân nhà ga lớn chuẩn bị lên xe khách đi đến trung tâm giải trí thì thằng Hà nhớn nhác rỉ tai tôi. Lu Hà ơi có một con bé xinh quá nó cứ nhìn mày tủm tỉm cười. Tôi hỏi đâu? Nó chỉ hai mẹ con một bà người Đức. Tôi mới tiến tới lễ phép chào bà chào cô. Hai mẹ con đi đâu đấy?
-Bà già rất phúc hậu trả lời: Đến trung tâm giải trí ngoài trời
-Tôi nói ngay: Chúng tôi cũng muốn đến Rummelfreizeit đây.
Thực ra tên gọi chính xác là Fucikplatz, hồi đó thời DDR người ta lấy tên Julius Fucik một nhà văn cộng sản Tiệp Khắc năm 1942 bị tụi Gestapo hành hình ở đó.Trên chuyến xe tôi ngắm nghía cô gái này và dáng vẻ người mẹ sao chẳng giống người Đức chút nào, tóc đen nháy một cách kỳ lạ giống như người Việt Nam nhưng có đôi mắt to trong sáng, sống mũi cao. Tôi thấy trong lòng cảm mến thương thương. Suốt cả buổi tôi chỉ quấn quít bên cạnh cô gái hết đu quay, lại lái xe ô tô con chạy điện, vân vân và vân vân… Đến khi nhớ ra thì còn thằng Hà nữa, mới nhớn nhác nhìn quanh thì ra nó đã bỏ về từ lúc nào. Bà mẹ lại rất cảm tình với tôi khi tôi quan tâm đến con gái bà. Bỗng nhiên bà bị say nắng muốn ngã quỵ xuống tôi biết tình hình nguy cập nên chạy vội ra đường đón tắc xi đưa bà về nhà ở tận thị trấn Pirna. Khi vào nhà thấy một bà cụ da ngăm ngăm đen rất nhanh nhẹn bước ra, tôi chào cụ nhưng cụ không trả lời. Cụ nhìn tôi lạnh lùng như có ý dò xét. Bà cụ chính là bà ngoại của cô gái đó. Không biết bà ngoại cho uống nước gì lúc sau bà mẹ đã ngồi dậy mỉm cười cám ơn tôi. Bà mẹ có làn da trắng nhưng bà ngoại thì da lại ngăm ngăm đen. Đồ đạc trong nhà toàn những thứ đồ cổ cũ kỹ của một dân tộc xa xôi nào đó từ hàng nghìn năm trong muôn vạn tiền kiếp của tôi, rất gần gũi thân thiết, chứ không phải của người Đức chính tông. Tôi có một sự linh cảm như thế.

3.7.2019 Lu Hà












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét