Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Tâm Tình Cùng Paul Nguyễn Hoàng Đức Về Trường Ca



Ông bạn thi nhân triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức ơi!

Trước hết tớ là thi sĩ Lu Hà chứ không phải Lưu Hà. Tớ có phải con cháu dòng giõi họ Lưu xuất thân từ anh đình trưởng Lưu Bang thời bắc Hán lên làm hoàng đế đâu? Sau này là anh Lưu Bị thời nam Hán cũng chỉ là anh chàng bán dày đan chiếu cói cũng tung tăng muốn thi tài với thi nhân văn nhân Tào Tháo.


Lu Hà là tên gỉa phỏng để làm kỷ niệm. Lu theo nguyên âm tiếng Pháp là lulu, còn Hà là tên người Việt ghép lại thành 2 chữ: Lu Hà  làm luôn bút danh của tớ.

Bản trường ca của ông bạn là từ một khối óc trí tưởng tượng sáng tạo kỳ vĩ của một triết gia kiêm thi sĩ. Ông bạn viết như vậy chỉ  có các vị tao nhân mạc khách, các trí gỉa, học gỉa hay một số người có học vấn trình độ cao mới hiểu nổi thôi. Tớ chắn chắn như vậy. Mục đích tâm nguyện của ông bạn từ tâm khảm tâm hồn luơng tâm mình muốn làm món quà  tinh thần tặng cho dân tộc đồng bào Việt Nam và các bạn trẻ Việt Nam.

Tớ rất ngại dùng chữ nhân dân Việt Nam. Vì từ nhân dân này là do áp đặt của ông Mao Trạch Đông bên Tàu vì muốn thuần hóa nô lệ làm nhục người Việt.

 nguời Việt còn u mê dại khờ  không hiểu, nên dùng mãi quen rồi nên ai cũng tưởng lầm chữ nhân dân chỉ cho tất cả mọi người từ trẻ đến gìa sống trên mảnh đất hình chữ S. Trước năm 1975 tất cả mọi người Việt ở miền Bắc Việt Nam đều là nhân dân, nhưng sau năm 1975 hàng triệu quân cán chính thể miền Nam cộng hòa không được coi là nhân dân mà phải qua các trại cải tạo hàng chục năm may ra mới chính thức gọi là nhân dân. Phải bị thuần hóa thuần dưỡng như những con thú trong chuồng  làm quen với các phản xạ có điều kiện theo kiểu Pawlow . Pawlow gọi là thí nghiệm sinh vật học. Còn nguời cộng sản gọi là qúa trình tẩy não. Vì vậy tớ rất ngán khi dùng chữ nhân dân để gọi đồng bào mình.

 Tớ thích gọi là quốc dân, hay đồng bào, hay toàn dân. Giản dị thế thôi nhưng hoàn toàn là của mình.

Tớ đã bám theo bước chân ông bạn cảm đối, cảm tác, dịch thơ, họa thơ , cảm nhận ra thành dòng trường ca của tớ bằng các thể thơ Việt Nam: 5 chữ, 8 chữ, lục bát và song thất lục bát từ khúc 69 đến 151. Còn các khúc truớc thì mới cảm đới từ khúc 1 đến khúc 14. Hôm nay tớ sẽ hoàn thành cho xong khúc số 15. Như vậy tớ còn phải nỗ lực sáng tạo tiếp từ khúc 16 đến khúc 68. Có thể nhiều khúc còn bỏ xót? Trong khi ông bạn coi như hết trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình, để mặc cho thiên hạ chiêm ngưỡng tán thưởng bàn luận tán tụng hay chê bai. Ông bạn thủng thẳng ngồi vuốt râu uống trà và bận dồn tâm trí vào các tác phẩm khác. Một nhà thơ khi thai nghén tác phẩm của mình trong qúa trình sáng tạo và khi tác phẩm ra đời in ấn hay tung lên công khai trên mạng Facebook thì nó lại trở thành đứa con tinh thần chung của cả một dân tộc hay toàn thể nhân loại. Rộng hơn là của toàn vũ trụ, mà vũ trụ lại là một khối tâm linh liên đới của từng đại ngã và tiểu ngã. Các tâm linh ràng buộc lẫn nhau trong bản đại hợp xướng vũ trụ tình mà Thiên Chúa làm nhạc trưởng.

Khi còn thai nghén thì thai nhi phát triển tự nhiên do duyên nghiệp tiền kiếp hay  do cái duyên sinh của người mẹ. Không ai có thể ra chỉ thị lèo lái cưỡng ép cái thai nhi. Này thai nhi khi mày sinh ra phải thật giống tao, giống thằng bố mày ngủ với mẹ mày. Mày không được giống ngã hàng xóm hay ông cụ cố nội 7 đời bà cố ngoại 5 đời nghe không?

Tớ và ông bạn âu cũng là cái duyên thơ gặp nhau như Lý Bạch và Đỗ Phủ hay Bá Nha và Chung Tử Kỳ vậy. Ông bạn viết gì tớ hiểu ngay cảnh giới  tâm linh của ông bạn mà hòa đồng thăng hoa cộng hưởng thêm.

Thơ Lý Bạch làm Đỗ Phủ hiểu ngay và ngược lại. Trong khi người đương thời chê Đỗ Phủ thì Lý Bạch bảo: Nếu thiên hạ gọi tôi là Trích Tiên thơ tiên thì ông Đỗ Phủ ấy là thơ thánh. Còn có cả thơ qủy nữa đấy mà thiên hạ đọc lên phải sởn gai ốc vì cái hay ma mỵ khó hiểu của thơ như Lý Hạ. Cùng với Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Tiên Lý Bạch, Thi Phật Vương Duy, Lý Hạ được mệnh danh là Thi Quỷ mà thiên cơ khéo sắp đặt cho bốn thiên tài Phật Tiên Thánh Quỷ cùng hội tụ trong một thời đại cực thịnh của thi ca Trung Hoa - Đường thi.

Bá Nha gảy đàn hay nhưng thiên hạ toàn tai trâu cả ai mà hiểu được cái hay? Vậy không thể lấy số đông để định giá cho tài đánh đàn của Bá Nha. May thay lại có Chung Tử Kỳ là hiểu hết, chỉ nghe tiếng đàn thôi cũng biết tâm trạng của Bá Nha.

Thơ tớ làm ra ít người like trên facebook, nhưng tớ nghĩ cũng phải, họ có hiểu quái gì đâu mà like. Trường ca cập thời cuả ông bạn có gía trị lịch sử thời đại nhưng có mấy ai hiểu mà vào like. Quanh đi quẩn lại chỉ lèo tèo chục người vào đọc như cô Lâm Thu Hiền, Ba Nguyên, Mạc Đăng Khoa, Tô Huy Thịnh… kê ra thành danh sách chừng 10 người?

Ở Việt Nam nghe nói có các giải thi thơ do các nhà thơ nhà văn mậu dịch tổ chức. Khi nhận giải thì mặt mày hớn hở tươi tỉnh rạng rỡ, cứ tưởng mình là chúa thơ mình có viết thế nào người ta mới trao giải. Giống như ông Nguyễn Minh Triết khoe khoang truớc quốc hội là mình có thế nào mới được tổng thống Mỹ long trọng tiếp chuyện? Mình cũng tranh thủ khai thác mâu thuẫn  phân hóa nội bộ chính phủ Mỹ. Mình còn tự hào với Cu Ba là hai tiền đồn canh giữ hoà bình thế giới thay phiên nhau đứng gác Việt Nam thức thì Cu Ba ngủ, cu Ba thức thì Việt Nam ngủ?

Thơ mậu dịch cũng vậy cho ra đời những đứa con thiểu năng bủng beo vàng võ nhưng cứ yến tiệc mừng cái quái thai ra đời, người mẹ sinh ra nó sẽ tràn trề hạnh phúc trong một ngày về đứa con về tác phẩm của mình . Sau nó có chết non chết yểu thì mặc xác nó. Mình không còn chịu trách nhiệm về nó nữa. Đứa con tinh thần rệu rã đó phải tự chống chọi với bão tố cát bụi thời gian đào thải sàng lọc.

Trường ca cập thời cập thời về vua Thủy Tề và vương quốc cá không mộ cũng vậy. Đứa con tinh thần này phải tự nó chống chọi với bão tố búa dìu thi luận văn luận ngôn luận. Nó khoẻ mạnh tráng kiện thì nó sẽ sống mãi trường tồn vĩnh cửu. Còn nó èo uột bủng beo thì nó sẽ chết yểu. Con người hiện thời có thể còn nhiều người chưa đủ trí thông minh cảm nhận đón nhận nó thì con người thế hệ thứ 2 thứ 3  và các thế hệ tiếp theo sẽ thông minh dần lên, tâm hồn rộng mở hơn, trái tim nồng hậu hơn sẽ vui vẻ đón nhận nó. Họ đã đón nhân đứa con tinh thần của bác Paul thì họ cũng đón nhận luôn của tớ. Coi như là hai đứa trẻ song sinh diện mạo khác nhau từ hai nguồn tâm linh tiểu ngã trong khối tâm linh đại ngã, tiến tới vương đạo của vũ trụ.

Thật ra Lý Bạch và Đỗ Phủ là những thi nhân đời xưa nhưng xét về gia tài văn hóa tinh thần của họ để lại chỉ đáng một góc nhỏ tí ti so với anh em mình. Lý Bạch  hay Đỗ Phủ may ra mỗi người còn khoảng 40 bài thơ đường lưu truyền trong nhân gian? Đó là một sự thật, nhưng nguời ta vẫn thích ca ngợi Lý Bạch và Đổ Phủ mặc dù nhiều người chả bao giờ đọc thơ hai vị đại thi nhân này. Còn nói đến Paul Nguyễn Hoàng Đức và Lu Hà thì: Hừ vô danh tiểu tốt .



Thôi mặc họ ta cứ làm những gì từ trái tim và luơng tâm tâm hồn văn nhân của ta ông bạn nhé.

Chúc ông bạn vui vẻ dồi dào sáng tạo.


10.12.2016 Lu Hà  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét