Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Luận Bàn Tính Kiêu Dũng Nhân Văn Và Xảo Thuật Lạm Dụng Khiêm Tốn



Trích Nguyễn Hoàng Đức:
Nhân việc tôi đăng bài “Chia sẻ đức tin” sau trường ca thần học 32 kỳ “Ngước lên cao”, trong đó có tự ứng cử “đó là trường ca thần học đầu tiên ở châu Á”, có bạn trao đổi với tôi: “Đã là một tín đồ Công giáo thì nên khiêm nhường thì hơn, anh tự ứng cử trường ca của anh là đầu tiên ở châu Á, nhưng thế giới đã ai công nhận đâu!” Tôi thực sự cám ơn ý kiến rất chân thành, đúng mực, và cũng rất chuẩn chỉ của người bạn. Và tôi viết bài này là cách trao đổi tâm tình ít ra là tâm tư của mình một cách tôn trọng ý kiến của bạn mình….“


“Ở đời có những khoảng cách huyền nhiệm:
- Bạo liệt không sợ bất kể cái gì nhiều khi giống anh hùng?!
- Tự tin quá hóa tự tôn?!
- Kiêu hãnh quá hóa kiêu căng?!
- Khiêm nhu hóa nhu nhược?!
- Khiêm tốn lúc nào cũng hạ mình cúi gập người “tôi không dám” nhiều khi chỉ là biểu lộ của tâm lý nô tài. Tâm lý này khiến châu Á rất ít tài năng lớn...”

Ý kiến của Lu Hà:

Bác Đức viết hay lắm, tớ rất thích thú giọng văn hào sảng hùng khí của bác. Văn sĩ thực thụ chính danh văn sĩ phải có cái kiêu của kẻ dũng, cái đức của kẻ nhân, cái mưu của kẻ trí, lòng vị tha của người có đạo và phải biết dấn thân trong trường văn trận bút bão táp mưa sa của ngôn từ, phải có cái ngông của một tâm hồn thi nhân phóng khoáng.
Một người đại khiêm tốn như bác cả cũng lén viết sách ca ngợi mình bằng cái tên khác. Vậy khiêm tốn kiểu này có đáng không? Chỉ những ai dốt đặc cán mai chẳng có cái gì để viết mới lạm dụng chữ khiêm tốn để kìm hãm người khác và tự vớt vát tí danh dự vì sự bất tài kém cỏi của mình. Một người cạm cụi viết xong một tác phẩm phải lao tâm khổ trí dường nào? Sự đền bù của xã hội là động viên tri ân hay giúp đỡ vật chất để tăng cường sức khoẻ trí não chưa thấy đâu mà chỉ nghe những lời cằn nhằn đạo đức gỉa là anh phải khiêm tốn hữu xạ tự nhiên hương làm tác gỉa cũng cảm thấy buồn ngao ngán. Phê bình kiểu này chả tích sự gì làm giảm nguồn càm hứng của người ta. Cái quan trọng phải đọc và tìm cái vô lý hay khiếm khuyết gì đó trong tác phẩm. Cái đó không hề quan tâm mà lại quan tâm chuyện củ hành củ tỏi về cách thức dẫn giải giới thiệu tác phẩm của tác gỉa theo giọng văn gây tâm lý tò mò ngạc nhiên hấp dẫn cho bạn đọc như của bác Đức.

Tớ chưa có dịp đọc “Ngước Lên Cao“. Nay nghe giới thiệu vậy cũng thấy hấp dẫn rồi. Bây giờ vẫn còn bận rộn với:“ Trường Ca Cập Thời, Vương Quốc Không Mộ“ của bác.

Hãy học tập Nitzsche, người hùng cô độc dấn thân cho sự hiện sinh, tạo ra những phóng thể tinh thần. Mặc dù Nitzsche không ngoan đạo, nhưng tư tưởng của ông là một tấm gương triết học cho sự phấn đấu và sáng tạo.

Người làm thơ viết văn phải có cái kiêu của kẻ dũng tướng ra trận không sợ chết. Một người nhút nhát dút dè khiêm nhường ủy mị như đàn bà thì sao dám xông pha trường văn trận bút tỉ thí với người ta? Đây lại là lĩnh vực trí tuệ hoạt động thần kinh cao cấp phải có hứng thú hào sảng mới viết lách được.

Ngày xưa cụ Cao Bá Quát rất ghét bọn quan trường ngu dốt hủ bại, quan giám khảo ăn của đút, những bài văn hay cố tình đánh trượt. Chúng muốn chèn ép cả cụ Cao khi cụ bênh vực sĩ tử có tài. Nên cụ Cao mới bực mình bảo:
Trong thiên hạ có 3 bồ sách thì Quát này chiếm 2, còn một bồ thì Nguyễn Văn Siêu bạn ta nửa bồ rồi, còn nửa bồ thì tất cả văn sĩ trong thiên hạ chia nhau.
Nguời ta có câu: Thần Siêu Thánh Quát.

Các quan trong triều hay chữ lập ra hội thơ lấy tên Thi Xã.

Cao Bá Quát diễu luôn:

“Khen thay cái mũi vô duyên
Câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An“

Cái thứ thơ mậu dịch mái ấp lấy tên là Thi Xã thối như nước mắm chở lên thuyền rao bán ở sứ Nghệ An.

Thời đó các văn sĩ rất ghét Cao Bá Quát cho là cụ kiêu ngạo, coi văn chuơng thiên hạ chả ra gì?

Sau này vua quan nhà Nguyễn ra lệnh đốt sách Cao Bá Quát. Ai giữ một quyển sẽ chém đầu. Hằn thù văn tài của người ta đến thế là cùng. Giữ một quyển hay vài câu thơ uyên bác giàu cảm xúc trí tuệ như của cụ Cao mà còn bị mất đầu thì đủ nói cả cái triều đình nhà Nguyễn háo danh bất tài cực ngu xuẩn. Cái gọi là khiêm tốn chỉ là lạm dụng của tụi lưu manh mất dạy vô học mà thôi.

Gia Cát Lượng thời trai trẻ tự ví mình như Trương Tử Phòng, Lã Vọng, Phạm Lãi, Quản Trọng, Nhạc Nghị sang sứ Đông Ngô bị mỉa mai là kiêu ngạo.

Thực ra người có tài mà anh không viết lách gì cứ im ỉm thì ai biết đó là đâu, phải to mồm hào sảng dõng dạc chứ. Cái kiêu dũng của một văn tài thực sự là nét đẹp đáng khen gấp vạn lần cái khiêm tốn của tụi tiểu nhân hãm tài mở mồm ra là vì khiêm tốn nên không viết gì là kiểu khiêm tốn đáng khinh bỉ.

Còn những người chả có tài cán gì văn bằng giáo sư tiến sĩ mua được ở nước ngoài, hay trong nước tự phong mà vênh vang khoác lác tự hào như ông giáo sư Vũ Khiêu chẳng hạn. Chả có tác phẩm quái nào bày bán cũng phong là quốc sư hiền nhân học gỉa. Học gỉa cái con khỉ mốc. Anh chàng giáo sư rỏm Hoàng Quang Thuận chôm chỉa đạo thơ của du khách vãng lại cảnh chùa rồi tự nhận vua Trần báo mộng đọc cho. Thơ viết trục trặc đọc như đấm vào tai sai be bét cả niêm luật đường thi cũng bảo gửi thi giải Nobel. Báo chí truyền hình đài phát thanh ra rả ngợi ca là thần thơ tái thế. Người như vậy đáng lên án phỉ nhổ là không khiêm tốn. Còn bác Đức này tác phẩm Ngước Lên Cao chủ đề về thần học hướng tới Thiên Chúa của bác, bằng mấy câu dẫn dụ bạn đọc xin làm ứng cử viên dự thi có gì đâu mà phải phàn nàn? Làm cụt hứng nguồn sáng tạo tinh thần của người ta đi. Khỉ ơi là khỉ cho cái tính khí hẹp hòi bần tiện của nhiều người Viêt Nam còn nặng nề ì ạch đến ngaỳ nay. Than ôi cho dân tộc Việt Nam qúa bất hạnh nghèo hèn dốt nát mê muội khổ đau!

Về đề tài này năm 2009, Lu Hà tôi cũng có viết một bài luận dài với tựa đề:
Khiêm Tốn Hay Kiêu Ngạo Trong Cảm Hứng Thi Phú“. Các bạn có thể tìm đọc trong các trang Boggers của tôi.

23.1.2017 Lu Hà






 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét