Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

TÂM HỒN MỘT NỮ THI SĨ THANH CAO








Ngày xưa có 7 vị Thất Hiền. "Trúc Lâm Thất Hiền" là thành ngữ dùng để chỉ bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn ở bên Tàu  vào thời gian giữa những năm 200 - 300 sau Tây Lịch . Bảy người hiền đó là các ông :  Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm

Gọi là Trúc Lâm Thất Hiền vì bảy ông này hay gặp nhau ở rừng trúc đàn ca, ngâm vịnh, bàn bạc văn chương và say túy lúy . Có thực bảy ông này "hiền" không mà được danh Thất Hiền ?


Chữ "Hiền" có ba nghĩa :

- Hiền lành, ngoan ngoãn . Thế nhưng khi ta nói "hiền huynh", "hiền muội" thì lại không có nghĩa người anh hiền lành hay người vợ hiền lành . Họ có thể là tướng cướp nhưng gọi họ là  "hiền huynh", "hiền muội" cũng không sai,

- Hiền có nghĩa thân tình, đáng yêu, đáng kính, tỏ vẻ thân kính như hai tiếng gọi "hiền huynh", "hiền muội"  ở trên . Trong tiếng Pháp, tiếng Anh, ta có chữ  tương đương là cher và dear,

- Hiền có nghĩa tài năng và đức hạnh . Nghĩa này dùng để chỉ bảy ông hiền trên đây . Có nghĩa bảy ông này là những người tài giỏi và đức độ  . Về ý nghĩa thứ ba này, xin đặt một câu hỏi rằng những thành ngữ như "hiền tài", "hiền đức", "hiền lương"  có dư một chữ không ?  Thế thì hai chữ "hiền triết" có phải dùng để chỉ các triết gia hiền tài không ? Ngày xưa chữ "triết" không dùng để chỉ một môn triết học như bây giờ mà nó bao gồm nhiều môn học khác như Toán học, Siêu Hình học, Luận Lý học v.v. Vì thế các nhà toán học ngày xưa cũng đều là các triết gia cả và chữ "triết" thời xưa có thể dùng để chỉ sự hiểu biết sâu rộng trên mọi lãnh vực . Ta dùng "hiền triết" cũng vì ý đó .

Trúc Lâm Thất Hiền giỏi văn thơ, uống rượu để quên đời, ngông cuồng, ngạo mạn để che mắt triều đình . Họ phê phán Khổng Giáo, đề cao Lão Tử, Trang Tử.Tư tưởng và cách sống của họ tạo nên một trường phái lãng mạn gọi là Phong Lưu. Hôm nào bạn đọc ra chợ bán đồ sành, đồ sứ Trung  Quốc, cứ tìm trên mấy bình trà hay chén đĩa nếu thấy hình mấy ông đứng ngồi vất vưởng trong rừng trúc thì chính là bảy ông hiền này đây.

Ngày nay trên mạng Facebook tôi thấy có nữ thi sĩ Thi Nguyên đã làm ra những băng clip tự phổ nhạc và hát, ngâm thơ mình hay cuả các bạn thơ tri âm tri kỷ với phương châm cây nhà lá vườn vui vẻ thoải mái để hỏi học những cái hay cái tốt cuả thi ca nghệ thuật. Việc làm này cuả Thi Nguyên, tôi coi giống như việc làm cuả bảy vị thất hiền trong rừng trúc vậy.

"Giữ dùm em cho tình mình mãi thắm.
Mắt dịu hiền soi hồ thẳm tinh khôi...."
Thi Nguyên

Giữ mắt anh tình, giữ môi anh ấm, giữ má anh thơm, giữ thân anh khoẻ, giữ tóc anh mềm là 5 tiêu chuẩn cuả một nggười đàn ông mà Thi Nguyên đã chọn.
Mắt thị giác, môi lưỡi xúc giác vị giác, má làn da. Vậy ta chỉ nhìn da là biết ngay một người khoẻ mạnh hồng hào hay xanh nhớt bủng beo bệnh tật...và thân là vẻ đẹp ngoại hình. Thi Nguyên ngâm rất cảm xúc từ tâm trạng cuả mình. Huynh sẽ nghiên cứu lại chưa biết chừng sẽ cảm tác ra lục bát hay song thất cho vui.

Em làm băng clip này có hai thế mạnh cơ bản: em là nữ thi sĩ tự làm thơ và hiểu thơ bạn bè trên Facebook, trong khi đó những ca sĩ chuyên nghiệp không có khả năng này, họ chỉ biết hát theo yêu cầu cuả nhạc sĩ và khán giả.

Thơ lục bát hay các thể thơ thiên về vần bằng em dễ hát hay tự phổ nhạc hơn. Nhưng thơ song thất lục bát, thơ đường luật, tứ tuyệt dùng để ngâm thơ cũng rất tuyệt bởi cung điệu lên xuống cuả trắc bằng luyến láy nghe rất reó rắt.

Còn thơ để phổ nhạc theo anh thường vẫn là lục bát, 5 chữ và thơ tự do. Anh không hiểu về nguyên tắc phối âm cuả các nốt nhạc lắm. Nhưng theo cảm giác cuả anh :tại sao thơ tự do dễ phổ nhạc như bài Đồi Tím Hoa Sim cuả Hữu Loan, nếu về nghệ thuật làm thơ thì Hữu Loan còn kém? Bởi vì giọng hát lên xuống hơi dài vắn theo khả năng hơi sức cuả ca sĩ và nhạc sĩ dễ phổ nhạc thơ tự do hơn. Cái nhịp thơ tự do làm cho ca sĩ dể luyến láy theo cung bậc. Nhiều bài hát tra cứu khảo sát về nội dung rất vô nghiã nhưng hát nghe lại hay là ở chỗ đó.

Như Trịnh Công Sơn chẳng hạn, rất sợ ai đó hỏi ý nghiã nên ông ta từ chối giải nghiã vì sợ lộ tẩy, nên thoái thác không trả lời, không giải nghiã là để thử trí thông minh cuả khán giả các fun ...Đó chẳng qua là cái mẹo ranh cuả nhạc sĩ cò mồi háo danh thiếu ngay thẳng, không có tình yêu thương tha nhân thật sự và vướng cái nền đạo đức thiếu trách nhiệm trước tha nhân mà thôi. Nên ông biện bạch chày cối như vậy? Tự ông đánh mất đi cái lương tâm cuả một người nghệ sĩ sáng tác ra không phải vì cảm xúc tâm hồn quái gì mà chỉ là theo đơn đặt hàng hay chỉ thị mệnh lệnh cuả ai đó để tuyên truyền và thủ lợi....?

Theo anh, nếu bài hát mà phổ nhạc từ thơ cuả ai đó kỳ công làm thì ý nghiã, tính logich cuả bài hát sẽ rất cao.

Anh làm thơ bất cứ câu thơ nào anh cũng chịu trách nhiệm, ai hỏi mà là người có thiện cảm hay cả bọn Cam nhí nhố hỏi anh cũng giải nghiã, nếu bọn Cam thì tương kế tựu kế sẽ mở rộng ra để cảm hoá giáo dục các vị đó luôn, nhiều vị cảm thấy tẽn tò sinh ra hận cả anh.Mới đầu các vị tưởng thơ anh tối nghiã mà không tự biết thân phận mình ngu tối không đủ sức hiểu nhưng bản tính gian manh đểu giả cuả cái nghề làm Cam kiếm xu nên cứ thích vờ vĩnh hỏi để dồn anh vào thế bí.

Anh là Lu Hà chứ có phải chú Trịnh vịt giời làm nhạc đám ma đâu? Được bài Diễm Xưa gì đó tối nghiã nhưng bọn Nhật nó khen mà đã vội cuống lên. Nên phải xét lại trình độ thẩm mỹ và toàn bộ nên văn hoá hoang đảo cuả Nhật còn kém xa Việt nam ta lắm. Họ mới phất lên về những tiến bộ công nghệ vài thế kỷ nay nhờ các thương thuyền buôn bán. chứ trình độ văn hoá cuả Nhật chưa được là bao so với Trung Hoa và Việt Nam.

Có thể họ dốt quá không hiểu ý nghiã bài nhạc cuả Trịnh là thứ nhạc cóc nhái vô nghiã phản chiến nghe giống dân ca Nhật là do sự tình cờ cuả âm nhạc mà thôi.

Em cứ tiếp tục như vậy anh rất vui, tạo thi hứng cho anh, các bạn và cả em nưã. Nhưng cảm xúc là quan trọng khi em tự cảm thấy chứ không nên vì nể nang hay để lấy lòng ai đó em sẽ tự làm cho giá trị và những cố gắng cuả mình giảm đi và ít người ủng hộ sẽ gây tâm lý chán nản. Chắc em rất thông minh và hiểu lời anh nói.

Em cũng biết em không phải là ca sĩ chuyên sống về nghề hát hò, nhưng cái kiểu cây nhà lá vườn tự biên tự diễn thì ca sĩ chuyên nghiệp lại thua em. Em hát cho anh nghe và các bạn chơi thơ cùng em. Ngày xưa có 7 vị thất hiền gặp nhau trong rừng trúc chỉ để làm thơ gảy đàn ngâm nga thưởng thức cái trí thanh cao cuả tâm hồn, họ là những nhà hiền triết.

Đó là những tâm sự, suy tư riêng đàm đạo về thơ ca với thi sĩ Thi Nguyên và các bận hiền nhân trí giả. Những ai đó có hứng nghe chơi cũng không sao, không thích thì xin miễn bàn.

Cám ơn Thi Nguyên, chúc em vui.


Giữ Mãi Cho Đời

Ai chăm chút cho hoa chói lọi
Giọt sương tình vưà mới tinh khôi
Chuyện mình thần thoại lưá đôi
Thuyền say sóng nước bao đời nhớ mong...

Thì em hỡi mênh mông huyền ảo
Vần trăng lên đừng sợ tiêu tan
Hương thơm ngây ngất non ngàn
Làn da nóng bỏng muôn vàn tứ thơ...

Lòng mở rộng đón chào biển cả
Hai trái tim in dấu yêu thương
Sáng soi khắp chốn thiên đường
Thơm tho tình ái quân vương thế trần...

Nghe tiếng hát bàn dân thiên hạ
Trầm trồ khen một đoá phong lan
Thướt tha yểu điệu thanh tân
Toàn thân mềm mại thiên thần ngẩn ngơ...

Hãy giữ mãi hồn thơ trong trắng
Buổi sơ đầu ánh nắng chiều buông
Dìu nhau trong một đoạn trường
Dạt dào ong bướm má hồng xôn xao...

Nào ai nỡ xì xào bàn tán
Thiếu bóng mình thơ thẩn ban mai
Nghẹn ngào bốn bể trần ai
Rưng rưng ngấn lệ chương đài cánh hoa...

Tôi biết lắm lòng hoa day dứt
Rừng trúc lâm réo rắt giọng đàn
Hiền nhân thức giả muôn vàn
Nụ cười tao ngộ chưá chan nỗi niềm...

Bài thơ này để tri ân Thi Nguyên đã mở ra chương trình ngâm thơ mình và thi hữu rất cảm động
11.1.2013 Lu Hà

Tôi làm bài thơ này để tri ân động viên cô em gái thơ Thi Nguyên. Bởi vì tôi là người từng trải có đôi mắt nhìn thấu tận lương tâm, tâm điạ cuả người thiên hạ. Tôi biết có nhiều kẻ không đủ bản lãnh trình độ và họ không dám công khai viết ý kiến phản hồi vào chương trình ngâm thơ mình và bạn hữu cuả Thi Nguyên. Họ bám víu vào tí chút tình huynh muội gì đó và tính cả nể cuả Thi Nguyên để gửi Email riêng bắt Thi Nguyên đọc nhằm giảm bớt sự nhiệt tình cuả Thi Nguyên.

Bởi vì họ không có khả năng làm thơ, và bản chất thì tầm thường mà chỉ nghe Thi Nguyên ngâm thơ cuả tôi là người hay mắng họ. Nên họ tìm cách gửi Email với lý do chia sẻ để luồn cái tâm điạ nhỏ nhen cuả mình vào làm cho cô em gái Thi Nguyên cuả tôi ngượng và không dám làm tiếp chương trình rất hữu ích nhiều ý nghiã trên diễn đàn thơ ca Facebook.

Tạo dựng vốn tự tin là biện pháp tích cực nhất để trau dồi cảm xúc, nghệ thuật thơ ca và tài năng sẽ từ từ phát triển vưà lợi lạc cho Thi Nguyên và nhân thế. Học phải đi đôi với hành, văn ôn võ luyện hàng ngày phải kiên trì mới hy vọng khá lên được, không thì cứ lem nhem suốt đời thôi. Ở đời mọi thứ đều có giá cuả nó người cố gắng có giá cuả người cố gắng, kẻ thiếu trí năng bạc nhược hay dèm pha xúc xiểm cũng có cái giá cuả kẻ bất tài và tự chịu sự dằn vặt cuả tâm linh và hay sinh ra lắm bệnh tật vì cái tâm ghẻ lở hèn mọn mà ra. Hãy vui lên, nhộn lên, hát lên, ngưỡng mộ hiền tài và tự bản thân mình cũng phải cố gắng lên là phương thuốc trường sinh hiệu quả nhất, dù không được sống dai thì cũng ít bệnh tật, da dẻ hồng hào và bớt đi những vết chân chim ở đuôi mắt đối với phụ nữ và đàn ông cũng bớt đi vết nhám đen những hạt đồi mồi...

Thi Nguyên phải thấy vui là sự cố gắng cuả Thi Nguyên không phải vô vọng, vô nghiã. Nếu không có chương trình này thì làm sao tạo cho tôi cảm xúc để làm bài thơ Giữ Mãi Cho Đời kia chứ? Tự Thi Nguyên hiểu Bài thơ mà tôi tốn công viết tặng có giá trị hay những Emai huynh huynh muội muội vớ vẩn chỉ nhằm mục đích làm người ta thối chí hay vờ vĩnh khen cái này chê cái kia ra bộ nên cải tiến vân vân và vân vân....

Tóm lại theo Lu Hà huynh thì Thi Nguyên cứ làm tự nhiên theo cảm xúc cuả mình vì đây chỉ là sinh hoạt thơ có tính chất phạm vi nhỏ trong giới bạn bè thi hữu thật sự và hiểu thơ chứ có phải chương trình ca nhạc kiếm tiền cuả ca sĩ A ca sĩ B quái đâu. Hãy sống hồn nhiên vui vẻ trẻ trung, cứ làm thơ và ngâm thơ đi nhé cho vui với cõi trần gian giả tạm ô trọc này.

Tôi rất xúc động khi Việt Nam có hàng nghìn hàng vạn ca sĩ, ngâm sĩ nhưng không ai thèm ngâm thơ tôi. Có đề nghị họ ngâm thì họ trả lời thẳng thừng: Đáng tiếc tôi không quen biết anh, tôi chỉ ngâm những bài thơ đã đi vào lịch sử, và thơ bạn bè, những người thân quen cuả tôi thôi.

Tôi ngán ngẩm quá thì ra đời nay thiên hạ chỉ chạy theo cái danh và tiền bạc chứ họ không có trái tim và tấm lòng cảm thụ văn chương nghệ thuật. Những cái gì thuộc về dĩ vãng xa xôi những người đã chết từ đời tám hoánh rồi không còn khả năng tranh đua với đời thì lại được dựng lên ngâm nga hát hò... Ngày xưa Hàn Mạc Tử còn sống có ai thèm ngâm thơ ông đâu, phải chờ 50 năm sau mới có người ngâm để trả lại cái công ông đóng góp cho đời.

Chính vì vậy mà tôi đề cao ngưỡng mộ cô em thơ Thi Nguyên làm thơ, hiẻu thơ, có trình độ uyên thâm về đường thi và các thể loại khác và chính cô ta lại ngâm thơ tôi để cho tôi nghe khi tôi còn tại vị. Chứ còn để 50 năm hay 100 năm sau khi thịt xác tôi đã thối rưã ra rồi còn mang thơ tôi ra để ti tỉ ngâm đối với tôi có nghiã lý quái gì, vì người chết rồi thì còn biết gì nưã. Ừ còn cái linh hồn đó không biết vãn sanh vào cõi nào đây, ai biết đó là đâu?

Thi Nguyên đã ngâm bài thơ này tôi nghe rất xúc động:

Đồi Thông Lá Đổ.

Trên đồi nắng trải sóng xoài
Mình tôi mộng ước mãi hoài dáng em
Bóng xanh ấp ủ êm đềm
Sợi vàng óng ánh láng mềm làn da...

Vi vi gió thổi la đà
Bướm ong ngây ngất chiều tà đòi cơn
Xạ hương thơm ngát nụ hôn
Nôn nao trần tục linh hồn thơ bay...

Mà sao tràn ngập đắng cay
Bâng khuâng ngồi ngắm hàng cây lạnh lùng
Chim đàn kêu gọi trập trùng
Thu rơi lá rụng não nùng tha phương...

Lời nguyền non nước quê hương
Tan vào mây gió thê lương xứ người
Thuyền tình theo sóng biển khơi
Vẳng nghe tiếng vọng ở nơi cuối trời..

Lòng tôi tầm tã mưa rơi
Ngậm ngùi đau xót tả tơi tủi hờn
Sầu dâng kỷ niệm vùi chôn
Đồi thông lá đổ nỗi buồn cô đơn...!

8.1.2013 Lu Hà

Bài này Huynh vưà làm xong, vì vừa nghe Khánh Ly hát bài Chiều Vàng. Thực lòng không ngưỡng mộ Khánh Ly lắm vì bà hay hát giọng đám ma về những bài ca phản chiến vô ý thức thiếu trí tuệ cuả anh chàng Trịnh Công Sơn, nhưng bài Chiều Vàng này cuả nhạc sĩ Nguyễn văn Khánh thì lại rất hay. Huynh hồi tưởng lại đã từng nghe những bài hát loáng thoáng đâu đó còn đọng trong tâm hồn như Đồi Thông Đôi Mộ, Chuyện Tình Lan Và Đẹp, Lá Đổ Chiều Thu gì đó cuả Đoàn Phú Tử v. v... Lim dim mắt suy ngẫm triền miên về thân phận tha hương lữ khách mà thấy buồn thơ tự nhiên tuôn trào.  Vậy gửi luôn để Thi Nguyên thưởng thức. Nếu có thể ngâm cho huynh nghe nhé. Chúc muội vui.

Viết ngày 12.1.2013 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét