Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

CHƯƠNG I. Tuổi Âú Thơ (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Tôi sinh vào giờ tý, năm nhâm thìn, một đêm mưa gió trời giông chớp giật, mưa gió bão tố nổi lên đùng đùng, tiếng khóc oa oa như xé tan bầu không khí tĩnh lặng thấp thỏm chờ đợi của cả gia đình, ông bà nội ngoại, cô gì chú bác.


Tôi là cháu trưởng của cả một giòng họ lớn, là kẻ sau này để ôm chân bàn thờ ông bà ông vải. Ông nội tôi mừng lắm, từ nay có cháu đích tôn, là cửu ngũ chí tôn, lại mang tuổi rồng. Cái khoảng giờ khắc thật là độc đáo giữa đêm 30 rạng ngày mồng 1. Ông tôi cười ha hả bảo rằng: Thằng này trông tướng mạo phương phi, anh tiết phát ra ngoài, mắt sáng như hai vì sao, nhân trung trường, đã giàu thì giàu nứt đố đổ vách, đã nghèo thì nghèo rớt mồng tơi, đã sáng thì sáng như trăng rằm mà đã tối thì tối đen như hũ mực. Học một hiểu mười, tinh thông sách vở kim cổ đông tây, đã dốt thì dốt đặc cán mai, ù ù cặc cặc chả biết quái gì.

Nay tôi đã qua cái tuổi biết được mệnh trời, biết điều phải quấy, chuẩn bị vài năm nữa là sang tuổi nhân sinh thất thập cổ lai hy, nhưng cũng đã biết làm theo tâm ý của mình, cũng có thể làm được mọi điều tùy ý nhưng có giới hạn.

Tôi không giàu có đến mức nứt đố đổ vách, hay nghèo rớt mồng tơi, vặt mũi không đủ đút miệng. Nhưng tôi lại làm chủ cả một lâu đài văn hóa tinh thần đồ sộ. Ở cái lứa tuổi đáng lý vui thú điền viên, suốt ngày lăng xăng với mấy chậu cảnh hay bể cá vàng, hay thảnh thơi ở trại dưỡng lão thì tôi lại bận rộn hăng say viết lách, hết làm thơ thì lại viết văn mà không biết chán. Các con tôi phải kêu lên bố cứ ngồi lỳ trước máy điện toán 8 tiếng hơn cả một người lao động, mà lao động không tiền, không bạc, không bổng lộc gì mà cũng cứ ham như con nghiện vậy? Tôi đúng là một con nghiện viết lách, nghiện nặng , càng viết càng thấy mình sảng khoái minh mẫn khỏe ra mới lạ. Quả là tạo hóa rất công bằng, nên sắp 70 tuổi rồi mà tướng mạo tôi vẫn trẻ trung như một vị đạo sĩ tu luyện nhiều năm trên núi tiên. Có bà Thổ Nhĩ Kỳ ở nơi làm việc, tò mò hỏi: Tại sao ông không có nếp nhăn bên khóe mắt, tại sao lại có hàm răng chắc khỏe như vậy?

Vì ham viết lách nên một thời gian tôi không chú ý đến sức khỏe lắm, nên béo phì huyết áp cao, triệu chứng cả lượng đường trong máu cũng cao nên tôi nghiên cứu kỹ môn khí công y đạo, 2 tháng trời luyện, huyết áp, đường huyết bỗng nhiên giảm xuống như người bình thường, tuy có phải nhịn ăn đi mà sụt mất đi 8 kg thì đã sao? tiếc gì cái 8 kg bệnh tật thừa thãi đó?

Tâm hồn tôi trẻ trung, các cô gái trẻ yêu thơ, không dám gọi tôi là cụ, là bác, là chú, mà chỉ gọi tôi là thi sĩ Lu Hà. Nhiều cô cứ gọi tôi là anh, xưng em, không nề hà kiêng dè tuổi tác. Cuộc đời này thật là thú vị.

Khi tôi ra đời, cả nhà vây quanh bếp lửa, mẹ tôi nằm nghỉ trong mùng. Bỗng bà nội tôi hỏi: Mẹ xã xem thằng cu Hà thế nào mà tao cứ thấy im thin thít?
-Mẹ tôi trả lời: Cháu nó ngủ ngon lắm bà a.
Bà tôi không tin mới giật vội, bế tôi lên xem thì ra tôi đang thoi thóp sắp tắt thở vì đói lả thì ra mẹ tôi  mất sữa. Bởi tại thời gian mang thai ăn nhiều sâm nhung và cao hổ cốt mà ông tôi cho ăn, bảo là dưỡng thai.

Trong lúc nguy kịch như vậy thì ông tôi  mới nghĩ ra một mẹo: Chấm vài giọt chanh chua lên miệng, thì thấy cái miệng tôi chóp chép, phản xạ hô hấp dần dần trở lại, và bà tôi pha nước lá vối với đường cho tôi uống từ từ.

Đường đã cứu mạng sống của tôi, đường thật là quý giá để nuôi dưỡng các tế bào, đường đã giúp tim đập trở lại bình thương, kể cả các vị mắc bệnh tiểu đường cũng đừng sợ đường. Chỉ nên kiêng đường cho những ai lười biếng, như các vị bô lão trong trại an dưỡng. Các vị tham ăn nhiều chất tinh bột, có vị chỉ ăn một quả sầu riêng   đã ngã lăn quay, chết bất đắc kỳ tử, vì lượng đường trong máu lên cao đột ngột, trong khi chất Insulin trong tỳ vị của các vị tiết ra không kịp để tiêu hóa. Nếu cứ chăm chỉ luyện tập thể dục, tập khí công thì sợ quái gì ăn các chất nhiều tinh bột, sợ quái gì đường. Có khi không chết vì thừa đường mà chết vì thiếu đường thiếu máu đó.

Thật là xúi quẩy cái năm sinh ra cái thằng tôi đó lại là năm cải cách ruộng đất, tuy ông tôi và bố tôi cũng là cán bộ cộng sản, nhưng bà nội tôi vẫn bị quy thành phần, nên của cải trong nhà bị mấy ông mấy bà nông hội vét sạch sành sanh, mẹ tôi không có tiền mua sữa bò cho tôi uống, bà tôi cứ phải bế tôi đi khắp làng xin sữa, chầu chực ngoài cửa các bà có con mọn: Bà cháu tôi cắn răng cắn cỏ lạy các bà các thím, các cô làm ơn làm phúc cho cháu bú nhờ một hơi. Cứ  nhẫn nại kiên trì thớt mặt đi ăn mày xin sữa thiên hạ như vậy mà tôi được cứu sống đó.

Tôi vẫn nhớ bác Tâm có anh Qúy sinh cùng năm với tôi, nhưng trước tôi vài tháng, đã cho tôi bú nhờ, tôi ham ăn bú hết phần sữa của anh Qúy, nên đến đến lượt anh Qúy thì bầu sữa của bác Tâm chỉ còn toàn là nước lã thôi.

Giọt Sữa Ân Tình
Kính dâng Mẹ

Mẹ ơi! con đã sinh thành
Mưa rào đổ xuống năm canh mẹ buồn
Ơn trên con được vuông tròn
Lọt lòng mất sữa thương con rã rời

Ba mươi năm ấy tối trời
Sao mai mồng một sáng ngời trần gian
Đời con vương vấn thu tàn
Đông qua xuân laị muôn vàn long đong

Xót xa đói sữa xé lòng
Bà thương bế cháu lưng còng xin ăn
Bạc đầu chẳng quản gian nan
Cầu cho cháu sống thế gian nhân quần

Biết bao người mẹ bần hàn
Quang tâm bác ái chứa chan cam lồ
Góp từng giọt sữa thơm tho
Mong con chóng lớn qua đò trầm luân

Dòng đời bao nỗi gian truân
Công cha, nghiã mẹ tình dân xóm làng
Tinh cầu trái đất sầu tang
Khi con trở laị khắp làng hỏi thăm

“ Kính chào! thưa phải bác Tâm?
Ngày xưa giọt sữa từ tâm cõi lòng “
Có anh tôi nói thật lòng:
Chớ đâu có ý kể công một thời

“ Bà anh năn nỉ xin tôi
Bác sang cho cháu một hơi bú nhờ
Thương anh tôi mơí lò dò
Nửa đêm trời tối đập vào cây cau

Sáng ra sưng tấy cái đầu
Thương anh đói khóc càu nhàu đòi ăn
Nhà tôi thằng Qúy hết phần
Chỉ còn nước lã sữa tan mất rồi?”…

“ Bác ơi! Lòng cháu bồi hồi
Gọi là chút ít mảnh đời xa xăm “
Cuộc đời nghĩ thật oái oăm
Hồn anh theo ánh trăng rằm xa chơi…

Viễn phương lòng dạ rối bời
Cùng giòng sữa mẹ tả tơi rã rời
Thành tâm một nén hương trời
Gưỉ về Cố Quốc cho người bạn xưa!

* Khi tôi đã 5 tuổi cũng biết anh Qúy con bà Tâm bị ốm và qua đời
muà Vu Lan 2007 Lu Hà

Vào năm 1980, khi tôi đi học nghề ở Đức về, coi như là áo gấm về làng có qua nhà bác Tâm chơi, Bác Tâm trai đang nằm trên giường lật đật ngôì dậy, nhìn thấy tôi mà bác ứa nước mắt ra, vì bác nhớ đến người con trai thứ 2 của bác chết trận ở trong miền Nam, thằng Quỳnh là bạn thân với tôi hồi nhỏ, nó kém tôi một tuổi nhưng lại tỏ lém lỉnh khác người. Nhà ông bà tôi ở xóm 3, trước đó ông tôi có dựng cho mẹ con tôi một căn nhà tranh lợp bằng lá cọ, vách nứa, khi mẹ sinh ra tôi đầy tháng, ông bà cho ra ở riêng, nhà ở xóm 2. Nhưng khi tôi đã 5 tuổi thì dòng sông Thao cuồn cuộn hung dữ xé tan căn nhà tranh nhỏ của mẹ con tôi đi cùng một mảnh vườn nhỏ với mấy sào đất trồng mía. Cuối cùng hai mẹ con tôi lại chạy về nhà ông bà nội, tá túc ở tạm và tôi lại chơi với thằng Quỳnh, nó là người bạn cố tri cuả tôi tôi thời thơ ấu

Một buổi chiều theo mẹ từ xóm 2 về xóm 3 thăm ông bà nội, tôi thấy một đứa trẻ đen trùi trũi xưng tên là Quỳnh và hỏi tôi biết chuyện gì hay kể cho nó nghe? Tôi biết chuyện ông Thạch Sanh đánh mãng xa cứu nàng công chúa còn nó là chuyện ông Thánh Gióng mới 3 tuổi mà lớn nhanh như thổi, vươn vai đứng dậy trở thành chàng dũng sĩ cưỡi ngựa săt, tay cầm doi sắt, ngựa hí lên và phun lửa ra trận. Cùng vào vỡ lòng và lớp 1 nhưng nó học giỏi hơn tôi, tỏ ra lanh lợi hơn tôi, nó đã biết thả trâu, và đã biết bơi lóp ngóp, còn tôi  là một cậu ấm cháu ông đồ hay chữ nhất làng, nhưng  không thể ranh mãnh tinh khôn bằng nó. Cả làng đều gọi đùa nó là ông trạng Quỳnh. Tôi theo nó học được lắm trò chơi ranh ma nghịch ngượm quỷ quái như giả làm ma dọa người làng, nên bác Tâm trai gọi hai thằng là ông trùm, nghịch ngợm như quỷ sứ.

Ngày ở xóm 2 hai mẹ con tôi vào những đêm mưa gió thật là khổ sở, cái nhà giột mẹ tôi để cái chậu, hứng những giọt nước chảy long tong tôi lại thấy là lạ, tỏ ra rất thích thú. Tôi không thấy bị ướt bị lạnh vì mẹ ủ chăn ấm, có lẽ sau này lớn lên đọc trong sách vở mới biết chỗ ráo con nằm, còn chỗ ướt mẹ nằm chịu vây. Trước cửa nhà là 3 cây na không biết trồng từ lúc nào mà khi tôi lẫm chẫm biết đi đã thấy  ở đó rồi. Mẹ tôi bảo 3 cây na này là của chú ruột thằng Hà trồng đấy Tôi thơ thẩn ra vườn chuối sau nhà thấy một hố rác sâu thẳm chỉ dám rón rén ngó xem cái gì ở dưới đó? Mới thấy toàn là cóng bơ là cóng bơ nhiều vô kể mà không hiểu tại sao? Tôi mới hỏi: Bầm ơi sao nhà ta lắm cóng bơ thế? Sau này lớn lên mới biết, trong miền Nam gọi là cái lon. Mẹ tôi mới bảo đó là những hộp đựng sữa bò, ngày xưa bầm phải bán hết  tư trang nhẫn vàng của hồi môn của ông bà ngoại cho để nuôi con lớn bằng sào bằng gậy, cả lương tháng của bố mày cũng gửi về không thì chết rồi. Cô ruột tôi  đến chơi cứ nói đùa, Hà ơi, mày hãy ra đầu làng mà bú con bò nó đang chảy sữa ra đó. Tôi ngơ ngác không hiểu làm sao? Cô lại xui tôi đi bú con bò to lớn kềnh càng  đến dễ sợ? Những buổi sáng nghe gà gáy o o thì tôi đã thức dậy, tôi rất thích những khoái cảm mơ mơ mộng mộng mình là một chàng Thạch Sanh có sức khoẻ kinh người một mình vào hang sâu chém rụng đâu con mãng xà con trăn tinh hung dữ và cứu nàng công chúa sinh đẹp kiều diễm….

Tôi rất thích chăm sóc đàn gà, tôi cứ đứng ngây người ra ngắm đàn gà con mổ thóc ăn mà không biết chán, những buổi chiều nằm trên cái trõng tre nhìn ngắm những đám mây đủ các hình thù kỳ lạ, lúc thì thấy giống con voi, con lợn, con chó, con ngỗng lừ đừ bay tít ở trên trời cao thật là thú vị và mơ ước sau này lớn lên mình sẽ lên tận đó chơi cho thỏa thích. Tôi rất thích cởi truồng tắm dưới trời mưa rào, nhặt những quả nhãn rụng chín mọng bên nhà hàng xóm, đựng đầy cái bát ô tô. Về nhà mẹ lại cất đi bảo ăn cơm xong mới cho ăn nhãn. Tôi lại bị cảm lạnh lên cơn sốt hầm hập, mẹ tôi mài thần sa pha vào nước cho uống, mẹ lại bảo uống nửa viên thuốc cảm, thuốc có vị đắng nên tôi nhất định không uồng nên mẹ mới bày ra mẹo nhỏ. Biết tôi thích ăn chuối nên mẹ dụng lưỡi dao bổ nhẹ đầu quả chuối và nhét nửa viên thuốc cảm vào.

Dậy dậy, mẹ cho ăn chuối. Tôi nghe thấy có chuối ngồi phắt dậy, mẹ giả vờ bóc vỏ chuối, nhưng tôi sinh nghi chuối sao dễ bóc thế? Tôi tợp vội ngay một miếng nhai ngấu nghiến bỗng thấy lạo xạo đăng đắng trong miệng mới khóc ré lên: Bầm lừa con ăn thuốc đắng quá. Sau này mẹ tôi chuyển chiến thuật mới, pha nửa viên thuốc cảm vào chén nước đường cho tôi uống.

Bên cạnh nhà tôi là chị em con Thu, con Thu cũng trà tuổi tôi chừng 3 tuổi, bà Tha và Mẹ tôi cứ gọi đùa 2 đứa tôi là Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài. Bọn trẻ con trong xóm làm đám cưới cho tôi đủ cả quan viên hai họ, lấy ổi na, mía, chuối làm yến tiệc, chúng nó bảo con Thu là vợ tôi. Con Thu còn tụt quần cho tôi xem cái bướm hồng xinh xinh của nó. Tôi thấy cái đó thật là lạ, chẳng giống cái quả ớt của tôi tý nào. Tại sao thế nhỉ, tôi thắc mắc hoài mà không dám hỏi ai? Tự mình khám phá ra thôi. Như bố mẹ tôi, hay ông Tha bà Tha cũng khác nhau như vậy mới được gọi là vợ chồng? Như con Thu và em gái cái của đó rất giống nhau thì gọi là chị em? Tuổi ấu thơ của tôi là một chuỗi dài những thắc mắc, những câu hỏi ngộ nghĩnh như thế đó. Sau này dòng nước Sông Thao đã cuốn phăng đi căn nhà nhỏ của mẹ con tôi, và cả nhà con Thu đi, ông bà Tha phải đưa cả gia đình vào nơi rừng núi khai hoang dưng lại nhà cửa cơ nghiệp ở đó và tôi cũng mất vợ, , mất bạn gái, mất chị em con Thu từ đó. Mẹ con tôi may mắn không phải vào Yên Lập một huyện miền núi xa xôi hoang vu hẻo lánh như bố mẹ nhà con Thu.
Vì mẹ con tôi còn nhà ông bà nội ở xóm 3 thì dòng sông Thao chỉ lở đến đất cái  vùng đất sét thì bị chặn đứng không lở nữa, còn xóm 2 chỉ là vùng cát bồi mà thôi. Về xóm 3 thì tôi lại có thằng bạn rất thân thiết, chính là thằng Quỳnh con trai độc nhất nhà bác Tâm. Bác Tâm gái tốt mái nên sòn năm một, sinh ra toàn con gái, con gái đầu lòng là chị Tâm. Hinh như 9 cô thị mẹt thì phải? Bác Tâm trai phải cố gồng hết chưởng lực mới sinh ra được 2 thằng con trai, kể cũng tôi cho bác phải nã đại pháo liên tiếp dồn dập công đồn mới có anh Quý và thằng Quỳnh. Anh Quý chẳng may bị yểu mạng. vậy chỉ còn thằng Quỳnh là đứa con trai độc nhất cho cả nhà. Thật là buồn cho bác, khi tôi đến chơi thấy bác rưng rưng nước mắt, mà lòng tôi cũng thấy thương cảm xót xa vô cùng. Đành ngồi im lặng chứ biết an ủi làm sao. Bác kể khi chị hai và một vài người nữa vào Nam tìm mộ em khắp cả vùng rừng núi cao nguyên, người chỉ chỗ nọ người chỉ chỗ kia mà không sao tìm đúng. Khi đến bên một con suối chị chắp tay lầm rầm khấn vái: Quỳnh ơi! em có sống khôn chết thiêng thì hiển báo cho chị biết giờ em đang ở đâu? Mới dứt câu thấy luồng gió lạnh thoảng qua, tàn hương bay vào một bụi cỏ thì chị thấy lạ lần tới thì giật mình thấy một mô đất và một tấm gỗ nhỏ ghi đúng tên tuổi thằng Quỳnh, thôn quán tỉnh huyện ở ngoài Bắc. Hài cốt thằng Quỳnh được chị hai và mọi người đào lên dùng cồn rượu rửa sạch gói vào ba lô mang ra ngoài Bắc. Bác Tâm bảo thằng ấy linh thiêng thật. Bác lại kể chuyện hồi học cấp 3 ở Đông Phú nó đã từng đi thi học sinh giỏi toán.

Vậy tuổi ấu thơ tôi chỉ có hai người bạn, con trai là thằng Quỳnh, và gái là con Thu mà thôi.

Bạn Gái Đầu Tiên

Nhà tôi cạnh nhà Thu
Cách mấy hàng cây na
Ven bờ sông nước chảy
Cuả một thời xa xưa

Khi tôi mới lên năm
Cô bạn gái đầu tiên
Tuổi cũng vưà sấp sỉ
Mặc quần đen lon ton

Mẹ tôi với bà Tha
Sớm tối thường lân la
Thì thào hay cười bảo
Chúng ta là dâu gia

Sơn Bái Chúc Anh Đài
Cũng chẳng còn xa xôi
Chờ cho hai trẻ lớn
Đếm bao muà trăng soi…

Chẳng đợi chờ cho lâu
Bọn trẻ con bảo nhau
Ta chơi trò đám cưới
Tôi rước Thu về nhà…

Chúng tôi thành vợ chồng
Tôi thường sang thăm nàng
Khi bà Tha đi vắng
Nhóm lưả nướng khoai lang

Hai tâm hồn ngây thơ
Yên vui và hiền hoà
Ăn khoai cười khúc khích
Tro bếp vương đầy nhà

Bà Tha bỗng đâu về
Đùng đùng như dầu sôi
Cầm roi tre quát tháo
Tôi hết đường tháo lui

Tôi đứng bên cạnh Thu
Đội cái rế lên đầu
Bôi mặt đen ma quỷ
Muá may doạ bà Tha

Bà Tha bật phì cười
Sang mách bảo mẹ tôi
Nó mới tròn năm tuổi
Mà gan lỳ thế thôi

Vào những chiều hoàng hôn
Chập chờn cánh chuồn chuồn
Trước quan viên hai họ
Tôi và Thu thành hôn

Tiệc cưới có ổi na
Vòng hoa cưới trên đầu
Bọn trẻ con hàng xóm
Rước kiệu đi quanh nhà...

Hơn hai mươi năm sau
Gặp lại Thu trên tàu
Gánh gồng cùng chúng bạn
Thu đi buôn cà chua

Thu bảo đã lấy chồng
Thu đã có nhà riêng
Tôi mừng Thu hạnh phúc
Mà lòng vẫn vấn vương!

2008 Lu Hà

Ngày 4.6.2019 Lu Hà











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét