Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Tình Muộn




Bình thơ Quỳnh Lan

 Mở đầu bài thơ Quỳnh Lan viết:

“Nếu thuở áy xuân thì thời con gái
Mình gặp nhau và anh nói yêu em
Thì bây giờ mộng ước sẽ đẹp thêm
Muộn màng mất anh ơi tình hai đứa“


Người ta thường bảo: Cuộc đời là một phương trình vô định nhiều ẩn số. Ái tình là con thuyền buồm mất lái lênh đênh trên biển cả đại dương không biết đâu là phương hướng bến bờ. Thôi thì mặc kệ cho giông tố phũ phàng sóng đánh , gió thổi, bèo dạt, mây trôi đến đâu thì đến. Cái bến bờ lý tưởng ta thường khao khát ước vọng, thầm mong muốn, thì không thể đạt được mà lại sa vào bãi cát bùn lầy gai cào đá chọc xây xát cả trái tim thương yêu. Đến khi hối tiếc thì đã muộn mằn, lá rụng chiều thu hoàng hôn tắt bóng mà chỉ còn biết than vắn thở dài…

Người ta mới tìm đến lời thơ tiếng hát để an ủi phần nào bế tắc và giải phóng tâm linh thoát khỏi nỗi ám ảnh đau thuơng của linh hồn. Khóc ra thơ, nức nở những lời bi ai thống thiết là đạt tới cảnh giởi siêu thăng sả bỏ ưu phiền. Thơ phải buồn mới hay và hy vọng còn có người đồng cảm thương xót cho ta.

Chữ “nếu“ thuở ấy nghe sao mà chát chúa xót xa. Giống như tâm trạng của Lu Hà sau 30 năm đằng đãng kêu lên ai oán, như con cuốc kêu thương cho số phận mình:

“Gần ba thập kỷ mất tăm hơi

Bỗng nổi sung lên giận dữ đời
Thương tiếc làm chi đừng nói nữa
Ngậm mồm ai phải chịu cho ai?“ và chàng còn nuối tiếc cả năm 18 tuổi:


Năm tôi mười tám tuổi
Lần đầu đến nhà chơi
Thẹn thùng không dám nói
Cháu vào đây ngồi chơi

Mẹ em cũng biết duyên
Tôi đã thầm yêu em
Nhưng tuổi đời chưa chín
Nên chẳng dám nói lên

Là bạn học cuả nhau
Tôi cũng chẳng khôn nhiều
Nên tình tôi câm lặng
Không dám ngỏ chữ yêu“

Chờ đến khi cả hai mái đầu đã trắng xóa còn nói anh yêu em thì còn nghĩa lý gì?

“Thì bây giờ mộng ước sẽ đẹp thêm
Muộn màng mất anh ơi tình hai đứa“

Vậy Lu Hà tôi sẽ xin được phép đóng vai người tình xưa của Quỳnh Lan và trả lời rằng:

“Lan ơi! Đàn đứt dây rồi
Nuối thương chi nữa nổi trôi cánh bèo
Duyên em ván đóng mái chèo
Tình anh cô quạnh hắt heo gió lùa“

Cuộc tình như một cung đàn nỉ non thỏ thẻ ái ân giữa hai trái tim sôi nổi bồng bột vội vàng. Câu chuyện đàn đứt dây cung chỉ cho những mối tình dang dở có nguồn gốc từ một điển tích của Tàu.

Chắc các bạn cũng biết cuộc tình của Tư Mã Tương Như và nàng Trác Văn Quân nhỉ?

Vốn con người phóng lãng hào hoa rất mực, ông mua được một chức quan nhỏ, làm quan ít lâu, chán nản cáo bịnh lui về quê quán, qua chơi nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu. Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.
Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc "Phượng cầu hoàng" (Chim phượng trống tìm chim phượng mái).

“Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
Thời vị ngộ hề vô sở tương,
Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt cương hề cộng cao tường.“

Dịch nghĩa:
“Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng.
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.“

Tư Mã Tương Như quả là một tay cao thủ tán gái. Nhằm đúng vào lúc qủa phụ gúa chồng. Theo lễ giáo phong kiến thì nàng phải 3 năm thủ tiết ôm bài vị thờ chồng sau mới được tái giá. Trong lúc tâm trạng buồn thảm vì tuổi xuân phơi phới mà nàng chả yêu thuơng quái gì lão chồng gìa quá cố. Tiếng đàn giữa đêm khuya lại ghè đúng trái tim mềm yếu của nàng mà bóp với những câu:

“Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường“

Đúng là cách vẽ đường nhắn nhủ cho hươu chạy, cho chim sổ lồng cho cá về biển khơi, châu về Hợp Phố.Tội gì mà chịu cảnh cá chậu chim lồng. Đời người đàn bà thì lại quá ngắn ngủi.

Tiếng sét ái tình, tiếng gọi của tình yêu và nàng Trác Văn Quân nửa đêm leo cổng vượt tường bỏ nhà theo họ Tư Mã là phải.
Đúng vậy. Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con. Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm ăn. Không ai dám nỡ kết án cuộc tình này là đôi gian phu dâm phụ. Cô Văn Quân danh nghĩa coi như gái không chồng và chàng Tư Mã hào hoa chưa vợ. Thanh mai trúc mã đẹp đôi nên thơ quá đi thôpi.

“Em gặp anh bến đời em đã lựa
Biết làm sao ngang trái quá anh ơi
Đêm chợt buồn lặng lẽ bước đơn côi
Con tim héo nhớ anh nhiều nhiều lắm“

Quỳnh Lan biết anh chàng đó thầm yêu trộm nhớ mình nhưng chàng ngần ngừ mà để lỡ mất thời cơ. Con gái như bông hoa nở có tuổi có thì. Ngạn ngữ có câu:

“ Trai ba mươi tuổi vẫn còn xoan
Gái ba mươi tuổi đã toan về gìa“

Ngày xưa cuộc sống khó khăn, phụ nữ nông thôn 30 tuổi lam lũ vất vả mà cô nào chưa chồng coi như là ế. Chả bù cho ngày nay các cô kiều nữ ca sĩ nghệ sĩ 40 hay 50 tuổi mà cứ mỡ màng như con gái 18 đôi mươi, ai nhìn cũng mê mẩn cả tâm thần. Chờ mãi không thấy anh ngỏ ý thì em đã chọn cho mình một bến đậu, thuyền đã đóng ván và em sẽ qua sông. Đò em đã có người chèo và anh chỉ còn là trâu chậm uống nước đục nhai cỏ héo mà thôi. Thuơng anh lắm nhưng biết làm sao được.

Lu Hà cũng có cảm xúc tương tự như Quỳnh Lan ngh ĩ về thời trai trẻ qua bài
thơ:

Chiều Buông Phúc Xá

Tôi lại ngồi làm thơ
Tặng người em gái xưa
Ven bờ đê Phúc Xá
Của một thời xa xưa ......

Giòng sông cứ chảy hoài
Như bao nhiêu kiếp đời
Ngậm ngùi theo ra biển
Ánh hoàng hôn buông trôi

Thuở tôi đến bên em
Sấp sỉ mười tám xuân
Mà em chẳng chiụ hiểu
Nỗi lòng người chinh nhân

Tôi phải biết làm sao
Khi em còn ngây thơ
Hay lòng em trống rỗng
Bóng hình tan khói mơ

Thương con tằm ươm tơ
Miệt mài ăn lá dâu
Âm thầm mong thành kén
Cho cuộc tình bơ vơ

Mẹ cha đã hưá hẹn
Sao ta chẳng nghe lời
Cõi dương trần đen bạc
Nơi suối vàng âm u….

Lu Hà

“Có những lúc em mơ vòng tay ấm
Nụ hôn yêu cho vơi bớt niềm đau
Chợt buồn tênh anh hỡi không thể nào
Mình hai lối duyên trời không sắp đặt“

Trải qua một cuộc bể dâu, khi người con gái đã nếm trải đủ mùi vị đắng cay của cuộc đời. Và hiện tại là cảnh đơn côi lạnh lẽo như nàng Hằng Nga ở nơi lầu quỳnh gác ngọc, có thể cuộc sống vật chất không có gì phải lo toan nhưng trong trái tim tâm hồn vẫn cảm thấy trống rỗng thiếu thốn. Nàng mơ vòng tay ấm áp chiều chuộng yêu thuơng của người tình nhân thuổ nào, mơ nụ hôn cháy bỏng ngọt ngào trân trọng và vị nể. Nhưng giờ này anh ở đâu? Anh có còn nhớ tới em không? Biết trách ai đây? Chẳng tại anh chẳng tại em thì trách ông Tơ bà Nguyệt khéo bày đặt ra sợi chỉ hồng oan nghiệt mà không buộc tay hai chúng mình lại với nhau. Xưa kia có thể anh ngại ngùng nhút nhát và cũng tại em nóng vội cồn cào khi nhìn trời thu lá rụng sương rơi…

Hiểu nỗi lòng Quỳnh Lan. Vậy Lu Hà cũng muợn ý thơ diễn giải tâm trạng thêm:

“Điệp hồ thao thức bốn mùa
Long đong xuôi ngược dãi dàu nắng mưa
Đông về lạnh lẽo gốc dừa
Vườn xuân héo úa hàng dưa luống cà

Ngóng trăng thầm gọi Hằng Nga
Giọt sương thánh thót gương ngà biếng soi
Em buồn phận bạc lẻ loi
Châu sa lã chã mặn mòi biển khơi...“

Mình hai lối duyên trời không sắp đặt để có nhau thì em và anh muốn làm một Trang Sinh hóa thành bướm trong mơ để tìm gặp nhau, vụng trộm ân ái…

“Vần thơ gọi người tình em ngây ngất
khóc cho đời mờ nhạt lá vàng thu
Anh phương xa phiêu bạt bước láng du
Em đơn lẻ con tim sầu năm tháng

Anh xa em mưa sầu buồn nắng hạn
Biết bao giờ gặp lại dáng người xưa
Đêm dần trôi lặng lẽ nói sao vừa
Đành lỗi hẹn duyên muộn màng anh nhé!“

Thơ Quỳnh Lan hay lắm, Lu Hà tôi rất thích. Viết theo lối thơ mới 8 chữ có từ thời tiền chiến. Cánh nữ sĩ như Anh Thơ ngày xưa rất thích làm. Nguyễn Bính cứ tấm tắc khen mãi. Thơ này cung điệu nó hay bởi nhịp điệu theo nguyên tắc đổi thanh theo vần nối hoặc vần ôm lưng. Thơ này phổ thành nhạc rất dễ.

Cách thức của Lu Hà, không phải thơ họa mà nên gọi là thơ đối đáp hay thơ cảm hứng, cảm tác, ứng khẩu đối ý. Nếu như cũng viết theo 8 chữ và giữ y sì vần bằng trong 5 khổ thơ của cô như các chữ: em- thêm, ơi - côi, đau- nào v. v... mới gọi là thơ họa.

Quỳnh Lan làm thơ hay lắm, làm trái tim  xúc động mà cảm hứng ra thơ. Tình cờ hôm nay đọc bài thơ 8 chữ này của Quỳnh Lan. Lu Hà tôi đánh giá cao khả năng làm thơ của cô và sẽ giành nhiều thời gian hơn để đọc thơ cô nhé. Quỳnh Lan viết theo nhịp 3-3-2 cứ trắc- bằng- trắc liên tục nên mạch thơ trang nghiêm cổ kính cân đối dìu dặt trầm bổng không khác chi thơ đường.  Thể thơ này rất phù hợp với phụ nữ không cầu kỳ gò ép chữ mà lại rất hay.

Vần thơ gọi ( trắc) người tình em ( bằng) ngây ngất ( trắc)
Khóc cho đời ( bằng) mờ nhạt lá( trắc) vàng thu ( bằng)

Bài thơ rất dễ hiểu mạch thơ yêu thuơng chan chứa vô cùng. Thiết tưởng không cần phân tích ý nghĩa làm gì cho dài dòng sinh ra tản mạn loãng ý. Lu Hà cũng xin chia sẻ tâm trạng người nữ sĩ bằng những câu sau:

„Thuyền anh sóng vỗ chơi vơi
Cánh buồm giông tố nửa đời long đong
Tha phương nghèn nghẹn cõi lòng
Chân trời biền biệt đôi dòng đục trong

Sông Tương bờ gọi bến mong
Thời gian còm cõi trốc mòng hoài thương
Dẫu lìa ngó ý tơ vương
Trần gian sợi chỉ vô thường em ơi!“

1.11.2015 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét