Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 28



Tiếng Lòng
Cảm dịch từ thơ lục bát cuả Thâm Tâm: Trả Lời Người Yêu

Nghe Thu Hà ngâm mà não nuột cả c
õi lòng. Cả hai video liên tiếp từ một bài thơ dài 15 khổ 60 câu “TiếngLòng“ của tôi, sáng tác từ năm 2010, thời gian đó tôi làm thơ song thất lục bát chưa điêu luyện như bây giờ nhưng nghe giọng ngâm mà thấy lòng mình xao xuyến nôn nao quá. Tôi cảm dịch từ
thơ cố thi sĩ Thâm Tâm bài thơ lục bát:“ Trả Lời Người Yêu“. Cám ơn Thu Hà rất nhiều, theo tôi bài thơ song thất lục bát này  đuợc ngâm lênhay lắm đó, lâm ly chan chứa tình người như vậy, Bài thơ như kể một câu chuyện tình buồn, mà thiên hạ vẫn còn chê bủng chê beo không ai muốn ngâm. Hôm nay được Thu Hà ngâm tức là sau 7 năm từ khi tôi sáng tác ra, tuy đã đăng tải trên các trang mạng Internet.  Bây nghe ngâm về một câu truyện tình thú vị liêu trai lắm.
 Vậy để tri ân Thu Hà và bạn đọc nhân dịp xuân Đinh Dậu tôi sẽ bình giảng tường tận bài thơ này nhé. Tôi khoái lắm thích vô cùng nện tôi bày tỏ sự khoái cảm của một tâm hồn tấm lòng thi nhân bằng cách viết bình giảng. Hôm nay tôi dẫn dụ hơi dài dòng một chút vì tôi đang khoái cảm thích thú đây mà.

“Rượu cứ rót say xưa tàn cuộc
Các anh ơi, hãy chuốc thật say
Ngẫm đời mà thấy đắng cay
Người yêu đi mất đêm nay mộng tàn“

Kể từ khi bài thơ Hai Sắc Hoa TiGon ra đời một trong những bài thơ tác giả ẩn danh hoặc ký tên không rõ lai lịch nguồn gốc. Hai sắc hoa ty gôn và T.T.Kh là một huyền thoại lãng mạn đã gây mối trắc ẩn cho nhiều thế hệ yêu thơ.

Câu chuyện bắt đầu cách đây 80 năm, ngày 27/9/1937 trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 174 xuất bản tại Hà Nội, có đăng truyện ngắn Hoa ty gôn của Thanh Châu, nội dung kể lại mối tình tan vỡ của đôi trai gái ngày trước đã hò hẹn dưới giàn hoa Ti- gôn. Ít lâu sau, có người đàn bà trẻ, mang đến một phong bì dán kín, trong có bài thơ Hai sắc hoa TiGôn, ký tên T.T.Kh. Huyền thoại hai sắc hoa ti gôn, sở dĩ được những tên tuổi nổi tiếng của thi ca đương thời phụ hoạ và đứng vững lâu dài trong lòng người đọc, bởi nó chở những đớn đau chân thực của một người tình, dù viết dưới bàn tay trá hình Thâm Tâm. Và cũng nhờ tài năng của Thâm Tâm mà chúng ta có được hai hình tượng mới: người ấy và hoa ty gôn. Tính mơ hồ bóng gió của người ấy và cái chết thảm khốc ẩn trong một chùm hoa nhỏ, xinh như mộng, càng làm tăng thêm chất bi đát thầm lặng của tình yêu, tăng thêm sự bí mật của những chữ T.T.Kh.

Bài thơ tôi nhắc lại từ một bữa nhậu thịt chó của Thâm Tâm mời bạn bè thi sĩ trong đó có cả Nguyển Bính, Tuấn Trình tới dự. giọng thơ lãng mạn của Tuấn Trình hoàn toàn khác với lời tâm sự trong bức thư cuối cùng của Khánh báo tin sắp lấy chồng. Cô Khánh không biết làm thơ. Nguyễn Bính và Tuấn Trình đều có ý nhận vơ cô Khánh là người yêu mình. Nghe nói cô Khánh tỏ ý ghét những bài thơ của Thâm Tâm.

Sau khi nhận được bức thư cuối cùng của Khánh, trong thư Khánh tỏ ý không bằng lòng Tuấn Trình đã mượn tên cô để làm thơ kể chuyện tình duyên cũ trên báo, có thể làm hại đến cuộc đời của cô. Trong lá thư phản đối đó, Khánh xưng tôi chứ không xưng em nữa ...Bài thơ Lu Hà tôi, mô tả lại khung cảnh ngày cô Khánh lên xe hoa kiều diễm tràn trề hạnh phúc và những tâm sự của kẻ thất tình bằng lối thơ song thất lục bát cung điệu bằng trắc thăng dáng nên Thu Hà ngâm lâm ly như vậy.

“Hãy tắt nốt cung đàn lạc điệu
Giọng nỉ non ảo não mưa rơi
Trăng tàn sương rỏ trần ai
Mây mờ che khuất đường đi lối về“

Tâm trạng buồn thảm của các ngã thi si thất tình, trong đó có Lu Hà tôi thời mới đang hiện tại, và thời cũ quá khứ dĩ vãng là Thâm Tâm, Tuấn Trình, Nguyễn Bính v. v…Mà thực ra chả có anh chàng nào đáng để cô Khánh yêu thực sự cả. Cô Khánh chỉ yêu tiền bạc sự xa hoa quyền qúy giàu sang thôi.

“Thơ tôi viết hồn mê lạc nẻo
Thuyền tình tôi bạc bẽo xa khơi
Trả lời người đã phụ tôi
Đêm trưòng mộng tưởng rằng ai là chồng…”

Thơ bày tỏ nội tâm tác gỉa, khổ này dễ hiểu miễn giải nghĩa dài dòng

“Sáng tỉnh dậy bàng hoàng buồn bã
Giưã cáng đồng hoang dã thời gian
Còn ai nâng giấc khóc than
Lá vàng rơi rụng chiều tàn rỗng không“

 Câu chữ thuần Việt, tả tâm trạng nội tâm cũng dễ hiểu miễn giải thích dài dòng

“Tiếng xe nghiến bụi hồng gió thảm
Chim thì thào ảm đạm muà thu
Nàng đi trong cõi sương mờ
Phố phường xác pháo nhuộm màu xác xơ“

Lối thơ theo trường phái tượng trưng Pháp thời đó ảnh hưởng nặng các cô Tú cậu cử truờng Tây dùng hình ảnh sự vật để miêu tả tâm trạng.

“Tiếng xe chạy bơ vơ trần thế
Lối vu quy nhạt nhẽo người ơi!
Thương chàng lầm lũi đêm nay
Canh khuya bóng lẻ sầu cay một mình…“


Vu quy nghĩa là con gái về nhà chồng. Nữ giá viết vu quy, nam hôn viết hoàn thú. Vậy cứ gái lấy chồng gọi là vu quy, trai lấy vợ gọi là hoàn thú. Ở đây tôi chỉ diễn giải bình giảng những chữ khó hiểu, còn cái hay gía trị nhân văn của bài thơ cao gía mức nào tôi không bàn đến, tùy người đọc thơ và cách thức thưởng lãm cũng phụ thuộc vào trình độ cao thấp khác nhau.

Cụ Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều:
 “Định ngày nạp thái vu quy
Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong”

“Chốn lầu ngọc buông mành trướng rủ
Phút đê mê rượu ngọt bờ môi
Một thời dĩ vãng xa xôi
Có người nghệ sĩ lẻ loi hận tình“

Hình ảnh so sánh  giữa cảnh hạnh phúc trong đê mê tràn trề dục vọng của cô dâu với người chồng đẹp trai hơi đứng tuổi đạo mạo trong đêm hợp cẩn giao hoan, liệu có còn nhớ thời nữ sinh xa xôi từng yêu một anh chàng họa sĩ kiêm thi sĩ đang cô đơn hận tình không?

“Chốn hoang vu trời xanh mây ảo
Hồn bơ vơ lầm lỡ đi đâu ?
Cung đàn nưả đoạn đường tơ
Duyên tình đã bén cánh hoa lại rời…”

Khổ này cũng dễ hiểu, tả nội tâm sâu sắc

“Còn gì nưã Khánh ơi, đã hết
Lòng cuả anh em biết năm xưa
Bọt bèo trôi kiếp phù du
Hồn anh đã chết lánh xa cuộc đời…“

Phù du là loại sâu bọ cánh màng có ấu trùng sống ở nơi nước chảy, đến khi trưởng thành chỉ sống một thời gian rất ngắn trên không. Đó là loại côn trùng sớm sinh tối mất cùng với thân bèo kiếp bọt chỉ cuộc đời người ngắn ngủi dù sống được 100 năm thì có nhiều nhặn gì? Phải mất 50 năm dành cho thời gian ngủ. 40 năm lao động lo toan, 5 năm hưởng lạc thú dục vọng.  Vậy chỉ thực sự
chỉ có 5 năm sống thôi.
Như vậy, phù du để chỉ cuộc sống tạm bợ của con người, một cuộc sống quá là ngắn ngủi.

“Em quên mất đường bay nẻo lại
Cánh chim xưa lạc lối trăng mờ
Chồng con đoàn tụ từng giờ
Gia đình yên ấm mong chờ gì ai ?

Trách người yêu đã quyên béng mất mình cả hình ảnh cũng không.

“Đừng ong bướm ngày mai lần lưã
Lá thơ tình dang dở chưa xong
Muà đông đan áo cho chồng
Mím môi vá lại vết thương lại lành“

Tả sự nuối tiếc xót xa lẫn lộn giữa tâm linh hai phái nam và nữ, đặt ra những gỉa thiết gỉa định.

“Bao kỷ niệm sầu canh đêm trái
Giọt mưa rơi bấu viú nguồn cơn
Người ta đan mới tơ duyên
Giữ lòng chung thủy cúng hồn cho cha…

Câu này hơi mỉa mai cay cú, nhưng là tôi chuyển dịch chuyển thể từ thơ lục bát của Thâm Tâm sang song thất lục bát. Còn như tôi thấy viết vậy là quá đáng. Ông cụ thân sinh cô Khánh còn sống sờ sờ ra đó ghen tuông gì mà đến mức mang cả cha đẻ người ta ra để trách móc, và người ta chung thủy với chồng người ta là trái tim tình yêu của người ta dành cho chồng là chính đáng. Mình chỉ là anh thi sĩ vớ vẩn với một mối tình đơn phương mà thôi.

“Đừng nhắc lại càng sầu thêm tủi
Phận đời anh phải chiụ phong ba
Giang hồ sóng gió ta bà
Mong em giữ trọn đoá hoa thuở nào…“

Khổ này thi nhân cam chịu với thân phận mình, cũng dễ hiểu. Miễn giải thích dài, các bạn hãy tự cố gắng động não suy tư mà hiểu lấy. Anh em chúng tôi chỉ biết rằng người ngâm thơ, kẻ làm thơ thôi vì cảm xúc và thích như vậy.

“Em nhớ nhé muà thu trăng sáng
Đợi muà sau lóng lánh ngàn sao
Ti Gon nhuộm máu năm nào
Tâm hồn nghệ sĩ nhạt nhoà nổi trôi“

Khổ này có ý hẹn gặp lại kiếp sau, tác gỉa không nói tọac ra kiếp sau mà dùng từ mùa sau bóng bẩy ý tứ nên thơ.

“Trái tim nấc ngậm ngùi chiến bại
Chốn trường tình trơ trọi than ôi!
Vui lên hỡi các anh ơi !
Thuyền tình bể ái rượu say lệ tràn…“

11.3.2010 Lu Hà


Tự trấn an, an ủi mình và động viên các bạn thơ đang say khướt bỉ tỉ nằm lăn lóc ra đó, có người ợ ra toàn mùi mắm tôm húng lìu thịt chó rượu cuốc lủi lênh láng ra cả phản sập chiếu chăn sàn nhà...

26.1.2017 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét