Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Bình Giảng Ý Nghĩa 2 Bài Thơ Trần Thu Hà Diễn Ngâm



(Nghe Em Hát và Trái Tim Rỉ Máu)

Nữ nghệ sĩ Trần Thu Hà là nhân vật đặc biệt. Cô đã bước vào lịch sử thơ ca của Lu Hà như một thiên thần. Tính đến nay Lu Hà tôi đã có gần khoảng 4.000 ( bốn ngàn)  bài thơ tình. Còn các thể thơ khác tôi miễn bàn đến, chỉ bàn về thơ viết về tình yêu thôi. Cụ thể là tình yêu trai gái nam nữ, đăng
trên các trang web hay blogs với số lượng người truy cập tới hàng triệu. Về ngâm thơ thì hay phổ thành nhạc bỏn xẻn mới có 4 người quan tâm đến Lu Hà, mỗi vị một bài, Đó là Nghệ sỹ  Nguyễn Hoài Hương, nữ nhạc sĩ Tô Cẩm Hoa, nữ nhạc sĩ kiêm thi sĩ Mai Hoài Thu, nữ thi sĩ Thi Nguyên. Tai sao lại lạ lùng trái khoáy oái oăm như vậy. Số người truy cập  vào đọc trong các trang web, trang blogs thì đông kinh khủng. Chính nghệ sĩ ngâm thơ Hoàng Đức Tâm vào trang facebook phải trầm trồ khen ngợi thơ hay qúa trời. Tôi mới bảo: Chú Tâm khen thơ anh hay, còn chú làm nghề ngâm thơ chuyên nghiệp sao chú  không ngâm tặng anh một bài ? Hoàng Đức Tâm vì vậy mà không vào thăm trang facebook của tôi nữa nhưng có thể nghệ sĩ vẫn bí mật lén vào các trang blogs của tôi để đọc thơ? Có trời biết là Hoàng Đức Tâm có vào đọc hay không?

Cái gì cũng phải có nguyên nhân lý do xâu sa của nó? Thơ tôi giàu hình ảnh siêu hình trí tưởng tượng cao, trí tuệ cao, siêu linh, siêu nhiên khó hiểu nên không ai dám ngâm? Vô lý 4.000 bài thơ không lẽ khó hiểu tất cả? Cũng phải có 1 nghìn hay 2 nghìn bài dễ hiểu chứ? Hay Vì lý do chính trị, thi sĩ Lu Hà không phải đảng viên cộng sản? Vì thơ qúa hay nên thi sĩ đang còn đương thời, không nên tôn vinh thơ thi sĩ lên làm giảm gía các thi nhân khác? Hay vì thơ dở nên không muốn ngâm, dở sao lại có con số hàng triệu người vào truy cập các trang blog?

Thôi ta hãy dẹp đi không nên bàn nữa coi như chuyện ẩm ương mà ta hãy thưởng lãm ngay 2 bài thơ mà Thu Hà đã ngâm ở đây. Tôi trân trọng ngưỡng mộ nghệ sĩ Trần Thu Hà là một nhân vật khác người tài hoa vì cô biết chọn mặt gửi vàng, cô say sưa ngâm thơ Lu Hà. Có người bảo Lu Hà làm thơ không có đối thủ, thơ Lu Hà dùng để đọc lên cho các vị chư tiên trên thiên đình thưởng lãm. Tôi cũng thấy hơi e ngại cho nghệ sĩ vì người Việt số đông vẫn còn nhỏ nhen ti tiện tầm thường vì lý do ngâm thơ Lu Hà mà họ sẽ tấn công ném đá thóa mạ cô Trần Thu Hà?
Cầu Đức Chúa và Phật Thích Ca phù hộ độ trì cho nghệ sĩ an lạc bình an.
Nam Mô A Di Đà Phật! Amen!


Nghe Em Hát

Tâm sự tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

“Nghe em hát như  nở từng khúc ruột
Hồn thơ bay non nước đỉnh xa gần
Ngàn năm sau con cháu phải tần ngần
Đàn chim én xót xa tìm cố quận“

Nghe Trần Thu Hà ngâm thơ như một bài hát véo von du dương. Vậy hát và ngâm thơ là hai đứa con song sinh  khó mà có thể nói cái nào quyến dũ mê hoặc thôi miên lòng người hơn? Có thể các bạn trẻ thích nhảy nhót lăng xăng hiếu động nên thích nghe hát, còn các cụ nhà ta thích nghe ngâm thơ?
Tiếng hát, chính là tiếng nói được khuyếch đại, về mặt hình thức (thanh điệu của ngôn ngữ) cũng như về mặt nội dung ý nghĩa nhằm đánh động tâm hồn người nghe.
Ở nước nào cũng có chuyện đọc thơ trước công chúng, nhưng ngâm thơ như ở Việt Nam thì ít thấy. Ngâm thơ tứ tuyệt, thơ thất ngôn… và đặc biệt là thể thơ lục bát. Chỉ riêng thể thơ lục bát, ở nước ta “Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du có một kiểu ngâm riêng, điều ấy chứng tỏ ngâm thơ ở nước ta phong phú đến chừng nào! Ngâm thơ là một cách hát thơ, nhưng nó khác hát các ca khúc ở chỗ người ngâm tự tạo lấy nhạc điệu và tiết tấu. Đúng vậy cõi lòng tôi tưởng như giá băng nhờ Thu Hà ngâm mà như nở từng khúc ruột. Hồn thơ bay non nước khắp tinh cầu để gieo vào lòng những đứa con tha huơng xa mẹ Việt Nam, phải ăn năn hối hận tần ngần trở về nơi quê cha đất tố. Người Do Thái hơn 2000 năm bị đế quốc Ba bi lon và La mã xâm chiếm đã phiêu bạt đi khắp bốn phương trời, nhưng trong mỗi bữa ăn từng gia đình Do Thái vẫn thường hát: Mùa này sang năm ta trở về Jesusalem. Tiếng Do Thái trở thành sinh ngữ, nếu không khéo tiếng Việt ta trở thành tử ngữ vì con cái người Viêt quen nói tiếng Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Đàn chim én sẽ bồi hồi xót xa khi nghe thơ ngạm mà tìm về cố quận?

“Tổ  quốc ta mất còn bao vương vấn
Trai tim hồng rạo rực mãi không thôi
Dòng Hương Giang tre xõa tóc bồi hồi
Rặng liễu thắm thiết tha ong bướm lả“

Một câu hỏi nghiêm túc được đặt ra: Liệu hai chữ Tổ Quốc với người Việt Nam  hải ngoại còn ý nghĩa gì không, nhưng trái tim con Hồng cháu Lạc còn rạo rực bồi hồi bời dòng sông trong soi tóc những hàng tre, rặng liễu thắm chập chờn con bướm lả. Vẫn nhớ đĩa muống chấm mắm tôm chanh, bát canh cua đồng, dưa cà dầm tương…

“Thanh âm Việt mặn mà như giò chả
Giọng ngọt bùi chan chứa nắng ban mai
Gió Trường Sơn thổn thức khóc u hoài
Sông Bến Hải xôn xao đàn cá diếc“

Giọng Thu Ha hình như pha trộn hai miền Nam Bắc nghe sao mà ngon thế, ngọt ngào mặn mà như nhai từng miếng gìo lụa chả quế. Gió Trường Sơn sông Bến Hải là những địa danh tượng trưng cho khí hậu Việt Nam rền rĩ thổn thức u hoài theo dòng lịch sử từ Trịnh Nguyễn phân tranh đến hiệp định Geneve. Đàn cá diếc tượng trưng cho sự sinh tồn .

“Dù thiên hạ gỉa câm hay vờ điếc
Mắt không tròng thì ta vẫn là ta
Anh nhớ thương cô em gái tên Hà
Miền vĩnh cửu hành trang mang nặng gánh“

Đọc 4 câu này không biết các bạn Viêt Nam nghĩ sao chứ trong lòng tôi đau đớn lắm chua xót lắm. Vì miếng ăn vì vật dụng vật chất mà người ta đã tự đánh mất bản sắc dân tộc của mình, sống ích kỷ a dua bon chen thờ ơ vô cảm vô trách nhiệm. Thậm chí cha mẹ ông bà mình chết không thuơng khóc lại khóc cho sao ca sĩ Nam Hàn hở hụng hở rốn, nhộm râu, nhuộm tóc loè loẹt nhố nhăng, múa may quay cuồng ngôn ngữ thì ù ù cặc cặc nghe người ta hát tiếng Hàn có khác chi nơi rừng xanh núi đỏ nghe tiếng vượn hú gọi nhau trong hang động, thì hay ở chỗ nào mà cũng ôm nhau nức nở khóc mũi nhãi đầm đìa nhầy nhụa nhoe nhoét cả lên. Có khi còn tự hạ nhục thè lưỡi liếm hôn cả chỗ ngồi của người ta. Xin lỗi tôi không có ý mỉa mai ngôn ngữ dân tộc khác mà chỉ nói lên một sự thật phũ phàng.

Vì vậy mà tôi thi sĩ Lu Hà chỉ nhớ thương cô em gái ca sĩ nghệ sĩ có tên Hà, dù cho cả khi trở về quê huơng vĩnh hằng vẫn gánh theo hai bồ thơ ca oằn vai chứ không chịu dời bỏ

“Bờ cát trắng bâng khuâng tình sóng sánh
Thủy triều dâng hôn gót ngọc chân ngà
Từ trên mây nghe tiếng gọi quê nhà
Mưa lã chã tuôn hạt sầu tê tái!“

Một hình ảnh tượng trưng cho cảm xúc tương lai mai hậu. Linh hồn tôi hay linh hồn cô Thu Hà sẽ bay qua dọc bờ biển của một đất nước mang hình chữ S mà gọi nhau í ới. Lu Hà ơi! Thu Hà ơi! đây chính là quê nhà ta đó.



Trái Tim Rỉ Máu

Cảm tạ Trần Thu Hà ngâm thơ

Trái tim là biểu tượng của tình yêu và sự sống, trái tim mềm yếu dễ xúc động nhạy cảm dễ tổn thương giận hờn. Vì vậy loài người chúng ta có xu hướng nâng niu chiều chuộng trái tim bằng những nụ hôn nồng thắm hay ôm ghì chặt lấy nhau giữa cơ thể người nam người nữ  thì trái tim sẽ co bóp mạnh tạo ra cảm giác hưng phấn tột độ. Trái tim nghẹ dạ cả tin nên luôn cần có bộ óc trí thông minh hoàn hảo làm vệ sĩ bảo vệ trái tim. Một người ngu tối đần độn thiếu lý trí hay tuổi trẻ thiếu từng trải dễ bồng bột để trái tim lấn lướt dẫn vào cảnh giới lầm lạc thậm chí sa đọa và trái tim trở thành sắt đá lạnh lùng ta gọi là giống máu cá vô cảm hay sôi sục hừng hực như máu chó tàn nhẫn. Vậy trái tim đáng yêu, qúy gía như vậy luôn cần có chàng vệ sĩ não bộ biết nhìn xa trông rộng đắn đo suy xét thận trọng thì trái tim luôn là trân châu bảo ngọc.

 Tôi không rõ lắm khi người phụ nữ thụ thai thì tim có trước hay não có trước hay cả hai phát sinh cùng một lúc. Nếu não có trước thì máu từ đâu nuôi các tế bào? Nếu tim có trước thì xem thường bộ não là nơi ấn trú của linh hồn trí tuệ. Vậy chỉ có khả năng sinh ra cùng một lúc như vũ trụ sinh ra đạo. Đạo sinh ra một và một sinh hai và cứ sinh dần lên 10, 100 v. v…

Tôi chỉ thuần túy là một thi nhân, tôi không phải là nhà sinh vật học, là bác sĩ phụ sản mà chỉ chăm chăm nhìn ngó quan sát những câu chuyện cổ tích thần tiên kỳ ảo sảy ra trong âm hộ người đàn bà khi tinh trùng gặp trứng, trời không cho gặp nhau cái duyên sinh không nở nhụy khai hoa thì trứng vỡ máu tuôn. Cho nên tinh cha huyết mẹ quan trọng biết chừng nào con người ta chớ nên có quên mà tủi lòng phụ mẫu.

Trái tim rỉ máu của chàng thi sĩ khi nghe giọng ngâm là hình tượng siêu hình ý nói giọng ngâm của cô Trần Thu Hà đã làm tôi xúc động cực độ.

“Em ngâm trái tim anh rỉ máu
Giọt tuôn trào lã chã sương mai
Nghẹn ngào tâm sự khứ lai
Ba sinh hội ngộ giao đài giăng tơ…“

Tâm sự khứ lai là qúa khứ và tương lai. Qúa khứ là chuyện đã qua, đã sảy ra hiện tại là anh đang nghe em ngâm thơ còn tương lai là chuyện chưa đến mà chỉ là những dự phóng mộng tưởng mông lung.

Ba sinh là tam sinh. Nghĩa là ba kiếp luân chuyển, kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau. Ý nói duyên nợ phải làm vợ chồng với nhau do số kiếp tiền định.Trong thơ ca Việt Nam có nói đến như:
“Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi,
Cái nợ ba sinh đã trả rồi!“
Hay là: “Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Thì chi đem giống khuynh thành trêu ngươi.“

Ba sinh cũng ước mong gặp nhau trong hội giao đài mà giăng sợi tơ chỉ hồng của ông bà Nguyệt Lão.

Mừng sinh nhật trăng thơ huyền ảo
Vườn liễu thanh lảo đảo hồn mây
Khói say tình mộng ngất ngây
Cung đàn muôn điệu vui vầy đêm thâu...“

Bài thơ này viết đúng ngày sinh nhật của nữ sĩ Trần Thu Hà. Vườn liễu thanh là vườn liễu dưới ánh trăng thanh. Như thi sĩ Nguyễn Bính, Thâm Tâm hay gọi là vườn thanh chứ không phải là cái vườn cây nào đó ở tỉnh Thanh Hóa.

“Rượu cứ rót sa châu hạc lỷ
Gối loan bồng ý vị trúc tre
Đêm đông rạo rực hơi chè
Lò hồng thêm củi đê mê lửa lòng “

Sinh nhật uống rươu mừng là bình thường vui qúa cũng có khi buồn mà chảy nước mắt ví như những hạt ngọc châu. Hạc lỷ có ý sinh nhật có đàn hạc nỉ non. Hát hay ngâm thơ. Lỷ là chữ nỉ nói chại ra.

Dòm song cửa thong dong gió thoảng
Chị Hằng Nga ngồi ngóng trần gian
Vén mây xao xuyến vô vàn
Nhà ai thơm ngát nồng nàn hương bay “

Câu thơ mang tính biểu tượng siêu hình theo trường phái thi ca thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Như Xuân Diệu học từ thơ Pháp có câu rất hay: “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm.“ Mặt trời lặn, mây che phủ như giăng màn mùng thì cụ mặt trời đi ngủ sớm, kẻo cụ bà nóng ruột. 
Chị Hằng Nga phát hiện ra nhà ai thơm ngát nồng nàn hương bay. Thi sĩ Lu Hà thì biết tỏng là nhà cô nghệ sĩ Thu Hà chứ còn nhà ai nữa.

“Giọng cao vút canh chày vội vã
Giận thủy triều cò lả thuyền đưa
Hai vầng nhật nguyệt xong chưa
Đời như giấc mộng say xưa sóng đào..!“

Ngày xưa người ta chưa có đồng hồ các làng xã thuờng hay có các tổ điếm đánh trống canh hay đánh mõ. Một đêm chia thàn 5 canh và ngày thì 6 khắc. Thuyền tình vừa ghé tới nơi chưa kịp ân ái bao nhiêu thì thủy triều lại rút xuống cánh cò bay lả. Hai vầng nhật nguyệt chỉ mặt trời và mặt trăng. Đàn ông dương tính là mặt trời, đàn bà âm tính coi như mặt trăng.

Hai vầng nhật nguyệt chỉ nam nữ đã xong chuyện riêng tư chưa. Chàng lên ngựa nàng túm dải áo bào níu kéo lại. Việc quân binh gấp gáp con nhà tướng lĩnh ấn vua ban phải dứt khoát chuyện nữ nhi bìu ríu nên dùng guơm cắt luôn giải áo bào và nàng trở về nhà với mảnh nhung y làm kỷ niệm. Đời qủa như giấc mộng.

Xin trích dẫn một đoạn thơ Lu Hà tôi sáng tác năm 2008 trong bài :
„ Giọt Thương Lệ Cuối Cùng “ cũng viết về một nữ ca sĩ làm phần kết hai bài bình giảng dài này.

“…Đời khổ lắm rồi có biết không?
Giang hồ lãng tử thú ngang tàng
Ta bà bể ái còn bi lụy
Vui lắm em ơi! Cõi mộng trường

Xét laị cho cùng vẫn thấy vui
Khen cho cơn bão chốn mù khơi
Mừng ai có hưởng mùi say sóng
Mới biết rằng ta ở cõi đời

Một giấc ngủ trưa có xá gì
Đời nhanh như mộng chỉ vui thôi
Vô thường em vẫn thường hay nói
Ra thế hai ta nhạo báng đời

Thôi đừng rên rỉ với lời thơ
Đổi giọng đi anh để đẹp hoa
Mới biết ta bà vui đấy chứ
Ngân nga than thở mấy canh gà…”

13.12.2016 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét