Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 188


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 44

„Hai huynh đệ dòng châu lã chã
Giọt sương thu trên lá vàng phai
Thương thay tuổi hạc vóc mai
Mẹ già đơn bạc canh dài khóc cha


Giờ chẳng biết ải xa vực thẳm
Chốn thiên thai muôn dặm núi cao
Võ Đang tuấn kiệt anh hào
Nga Mi thục nữ má đào thướt tha

Tiểu Long Nữ trăng ngà mấy độ
Dương Hóa hồn dang dở đó đây
Kiếm hoa tình nghĩa vơi đầy
Thần điêu đại hiệp cỏ cây ngậm ngùi“

Võ Đang phái võ còn có tên là Võ Đang quyền hay Võ Đang Công phu là môn phái võ thuật xuất phát từ núi Võ Đang thuộc Tiêu Anh phủ. Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong sống vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Minh. Mặc dù tục ngữ có câu: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm , song cũng lại có câu: "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang".

Nga Mi là tên gọi một môn phái võ thuật ra đời tại núi Nga Mi và được truyền bá rộng rãi ở Tứ Xuyên. Nga Mi phái là môn phái do nữ giới sáng lập.

Tiểu Long Nữ là một đứa trẻ mồ côi được chưởng môn sư thái đời thứ hai của phái Cổ Mộ nhặt về nuôi và nhận làm đệ tử. Từ nhỏ cách ly thế tục, không vướng bụi trần, không lụy tình cảm, nét mặt thánh khiết, không sầu không vui, nhưng cũng ngây thơ vô cùng. Nàng luôn mặc một bộ đồ trắng muốt như tuyết, đêm ngủ trên chiếc giường hàn ngọc lạnh như băng. Luyện thành Ngọc Nữ Tâm Kinh, nhan sắc cứ luôn như ngọc nữ – chẳng bao giờ già. Nàng có khả năng điều khiển đàn ong mật sắc trắng. Tên "Tiểu Long Nữ" cũng là do sư phụ nàng đặt và nàng được yêu quý như thánh nữ.

Năm nàng 14 tuổi, sư phụ Tiểu Long Nữ vì bảo vệ mật thất Cổ Mộ đã qua đời. Bà để lại cho nàng chức chưởng môn và toàn bộ Mật thất Cổ Mộ. Lý Mạc Sầu muốn có được "Ngọc Nữ Tâm Kinh", bộ tâm pháp do Tổ sư Lâm Triều Anh để lại, phao truyền khắp nơi rằng sư muội là Tiểu Long Nữ đang mở hội tỷ võ chiêu thân. Người được chọn làm lang quân của nàng sẽ được thừa hưởng tất cả những võ công tuyệt diệu của phái Cổ Mộ tại núi Chung Nam. Hay tin đó, không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt trong thiên hạ lẫn hàng vương tôn công tử như Hoắc Đô cũng đến cầu hôn, gây bao nhiêu rắc rối cho đám đạo sĩ của phái Toàn Chân ở gần đó.

Cũng chính vào năm này, Quách Tĩnh đưa Dương Quá tới cung Trùng Dương học nghệ. Vì bị sư phụ cùng các sư huynh ăn hiếp, do đánh lại sư huynh, Dương Quá chạy trốn khỏi Toàn Chân Giáo. Chàng tình cờ lạc vào Mật thất Cổ Mộ và gặp Tiểu Long Nữ. Tiểu Long Nữ ban đầu không đồng ý cho Dương Quá ở lại.

Cậu bé Dương Quá sôi nổi nhiệt tình ấy đã khuấy động chốn Cổ Mộ âm u lạnh lẽo, khuấy động cả cõi lòng tịch mịch của Tiểu Long Nữ. Có Dương Quá, nàng không còn tĩnh tâm được nữa. Cô bắt đầu thầm nghĩ đến thế giới rộng lớn và náo nhiệt bên ngoài, thở dài với môn quy khiến suốt đời ở trong Cổ Mộ. Dần dần, tình cảm họ dành cho nhau trong lúc không biết không cảm thấy đã vượt quá danh phận sư đồ. Lạ thay, trong chốn thâm u chỉ có hai kẻ thanh xuân ấy vậy mà họ chưa từng có dù chỉ một ý nghĩ sắc dục về nhau. Kể cả khi hai người phải cởi bỏ xiêm áo để luyện “Ngọc Nữ Tâm Kinh” thì vẫn là “một kẻ lạnh lùng, một người cung kính”, chỉ cảm thấy việc đó là một nan đề chứ không có ý niệm gì khác. Đó là một tình yêu trong vắt đáng ngưỡng mộ của hai tâm hồn trinh bạch.

Dương Quá ( Dương Hóa ) là con trai duy nhất của Dương Khang tức Hoàn Nhan Khang và Mục Niệm Từ. Chàng từ nhỏ mồ côi cha mẹ, lẻ loi hiu quạnh, sau được Quách Tĩnh tìm thấy, là đệ tử nhập thất của Toàn Chân giáo, nhưng vì bất mãn với sư phụ lòng dạ hẹp hòi là Triệu Chí Kính, lại chịu đủ giày vò hành hạ nên ăn nói vô phép rồi trốn khỏi Toàn Chân, lạc vào Cổ Mộ, gặp được Tiểu Long Nữ và bái nàng làm sư phụ. Tuy vậy gọi là cô cô chứ không xưng sư đồ đã học được rất nhiều võ công. Mối tình sư đồ giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ bắt đầu từ đây. Mối tình này chịu sự kỳ thị, chèn ép của giang hồ vì nó đi ngược lại đạo nghĩa sư đồ truyền thống, nhưng Dương Quá không những một mực mặc kệ mà còn ngày càng yêu Tiểu Long Nữ hơn và quyết lấy nàng làm vợ dù ai có nói gì chăng nữa.

“Thơ đường luật sụt sùi xướng họa
Ghi họ tên hai đóa sen vàng
Tánh danh rành rẽ đôi hàng
Đưa nhau trở lại xóm làng mẹ mong

Trông nhờ cậu sầu đong hiu hắt
Đợi khoa sau thành đạt công danh
Tháng ngày cô quạnh mong manh
Phải thời tao loạn sao đành cam tâm

Từ lâu đã ngấm ngầm mưu chước
Vương Phục tên bán nước phản thần
Khom lưng luồn lọt Nữ Chân
Đem quân mọi rợ tiến gần Hà Đông“

Người Nữ Chân ở những vùng Mãn Châu và miền Bắc Triều Tiên. Họ thành lập nhà Kim. Nữ Chân gọi theo lối cổ, tiếng Mãn Châu là mới. Họ từng bị thì bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Thế kỷ 17  Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống nhất các bộ tộc Nữ Chân lập ra nhà Hậu Kim, sau đó con trai Nỗ Nhĩ Cáp Xích là Hoàng Thái Cực đổi tên tộc Nữ Chân thành tộc Mãn Châu, tức dân tộc Mãn. Bộ tộc Ái Tân Giác La có nguồn gốc từ Mãn Châu, và tự coi mình là hậu duệ của tộc Nữ Chân, tộc người cai trị nhà Kim gần 5 thế kỷ. Dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và con trai là Hoàng Thái Cực, bộ tộc Ái Tân Giác La đã giành được quyền lãnh đạo các bộ tộc Nữ Chân ở vùng đông, và sau đó thông qua chiến tranh hay liên minh đã mở rộng phạm vi lãnh đạo đến tận khu vực Nội Mông ngày nay. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã thành lập các đội quân lớn và thường trực được gọi là "kỳ" để thay thế các nhóm lính nhỏ mà vốn trước đó chỉ là các phường thợ săn. Mỗi kỳ được nhận biết bởi một lá cờ với các màu sắc khác nhau như vàng, trắng, lam hay đỏ; chỉ có màu trơn hoặc thể hiện ranh giới. Ban đầu chỉ có bốn kỳ, về sau con số này tăng lên tám và được gọi là bát kỳ; các kỳ mới được thành lập khi người Mãn chiếm được một vùng đất mới, và cuối cùng có tổng cộng 24 kỳ chia đều cho 3 tộc là Mãn, Mông và Hán.

”Tần lão thần hiệp đồng các tướng
Bậc quân sư lương đống mẹo hay
Nữ Chân chẳng kịp trở tay
Thất điên bát đảo bủa vây bốn bề

Vương Phục chạy ê chề nhục nhã
Tần quân sư vội vã đuổi theo
Tương Châu một giải vắng teo
Có tòa miếu cổ hắt heo gió lùa

Thấy trên vách nhạt nhòa dòng chữ
Đề thơ sen ý tứ cao thâm
Xem ra khí chất ngang tầm
Tao đàn hội ngộ tri âm ở đời?

Nghe phảng phất nụ cười Đỗ Lý
Hồn thơ xưa thế kỷ mây bay
Múa gươm chén rượu cuồng say
Cánh hoa đào rụng vần xoay kiếp người

Tần thái khanh nghỉ ngơi trong miếu
Trúc mai hoa thanh điệu ngẩn ngơ
Bút lông sao chép bài thơ
Thu Băng Xuân Tuyết đợi chờ giai nhân

Bỏ vào tráp bần thần trong dạ
Tấm lòng cha vàng đá thương con
Tuổi vừa mười bốn trăng tròn
Thướt tha yểu điệu đào non yếm hồng

Con gái lớn gả chồng đúng cửa
Trái cầu xinh vừa lứa xứng đôi
Về dinh quan lớn bồi hồi
Phu nhân hoan hỉ tô bồi Tần gia

Đã ba tháng khai hoa mãn nguyệt
Dòng họ Tần tha thiết bấy lâu
Trăng soi vằng vặc trên lầu
Mừng người thắng trận mái đầu phong sương.“

Đỗ Lý tức là Đỗ Phủ và Lý Bạch hai vị tổ sư lớn về thơ đường luật 7 chữ 8 câu 5 vần.


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 45

Theo chiếu chỉ thi hương thi hội
Hoãn khóa này chẳng vội vàng chi
Bình yên sửa soạn tức thì
Con vừa đầy tháng thầm thì phu thê

Chuyện miếu thần tràn trề thi phú
Huyện Nam Khương sĩ tử tài năng
Nhà mình Xuân Tuyết Thu Băng
Xứng đôi vừa lứa mọi đằng phỉ phong

Bỗng tri huyện Nam Khương trình báo
Xin gặp quan nguyên lão đương triều
Sảnh đường mừng rỡ bao nhiêu
Họ Dương tường tận mọi điều kể ra

Tần thái công Dương Hà chắp nối
Sợi chỉ hồng mai mối huyện quan
Xênh xang cửu phẩm Trần Đoàn
Khắp nơi cáo thị hân hoan xa gần

Khóa thi hương cử nhân tuyển mộ
Lều chõng mừng tới đó ứng thi
Thủ khoa Trân Bửu nhất nhì
Hậu đường tri phủ thầm thì cầu hôn

Lễ tiểu khoa lâm môn song hỉ
Vẫn xưa nay kẻ sĩ tôn vinh
Lại còn thi hội thi đình
Anh em lạy tạ sự tình nghinh gia

Về thưa lại mẹ già với cậu
Chuyện trăm năm chẳng dấu diếm gì
Thu Băng Xuân Tuyết nữ nhi
Con quan nhất phẩm tuổi thì cập kê

Mừng khôn xiết hả hê cậu mẹ
Hai anh em tuổi trẻ nên người
Trần Đoàn rạng rỡ mỉm cười
Tần công nghe chuyện tỏ lời ngợi khen

Luận kinh thư luyện rèn sớm tối
Hai anh em chờ hội long vân
Thần đồng nức tiếng xa gần
Cử nhân hay chữ thôn lân dạt dào

Miền Hà Đông thi hào lương đống
Nơi sân Trình cừa Khổng thanh tao
Bàn dân thiên hạ xôn xao
Thám hoa bảng nhãn lại vào họ Dương

Trước đại sảnh Tần Công hoan hỉ
Nơi hậu đường thủ thỉ phu nhân
Thanh mai trúc mã Châu Trần
Thu Băng Xuân Tuyết bần thần ngẩn ngơ

Duyên hội ngộ đâu ngờ ba họ
Mối thâm giao tam giáo đại đồng
Ki tô Nho giáo sắc không
Thuyền tình xao xuyến mênh mông sóng đào

Đón mẫu thân nghẹn ngào hai trẻ
Nợ thanh khâm giọt lệ vơi đầy
Thi đình thấp thỏm canh chầy
Trạng nguyên mũ áo vui vầy mới thôi“

Ở bên Tàu các triều đại phong kiến vẫn thường tổ chức 3 kỳ thi liên tiếp trong năm gồm hương, hội, đình. Hương tuyển chọn tú tài, hội cử nhân còn đình là các tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa và trạng nguyên.

Khoa bảng Việt Nam là chế độ khoa cử thời quân chủ tại Việt Nam. Cho đến triều nhà Lý, nhà Trần, 3 tôn giáo là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều được coi trọng. Triều đình nhà Lý đã mở các khoa thi Tam trường để lấy người bổ làm quan. Sang đời Hậu Lê, Nguyễn thì Nho học độc tôn. Triều nhà Lê mở khoa thi kinh điển dành riêng cho các nhà tu hành một cách hạn chế. Đến thời vua Minh Mệnh, Nho học suy vi, đến khi Việt Nam tiếp xúc với Tây phương, tình trạng xã hội biến thiên nhanh chóng, Nho học nhường chỗ cho các học thuật mới.
Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương, sau đó vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ. Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu…

2.4.2020 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét