Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 186


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 41

“Rủ con nít nhiều thằng kết bạn
Suốt cả ngày chẳng chán vui chơi
Châu Khê cảnh đẹp tuyệt vời
Miếu thờ giáo Thọ là nơi linh thần


Thật may mắn thánh nhân ngồi đó
Bậc tôn sư sáng tỏ rạng ngời
Văn nhân tuấn kiệt hai ngươi
Anh hoa phát tiết đất trời quang vinh

Vội quỳ xuống tiểu sinh trăm lạy
Xin hiện thân chỉ dạy đôi lời
Bất ngờ tượng đá mỉm cười
Bệ thềm có cuốn sửa đời chăn dân

Từ kim cổ quân thần phụ tử
Lấy hiếu trung thi tứ văn chương
Hai con chớ có xem thường
Anh em cùng đọc triều cương thuận hoà

Sách giáo hoá làm quà gặp mặt
Phải thành tâm bền chặt bốn phương
Tề gia trị quốc kiêm nhường
Lấy dân làm gốc kỷ cương rạch ròi

Dùng nhân nghĩa trọng coi chữ tín
Trong gia đình bịn rịn phu thê
Không theo tà giáo u mê
Vô thần bá đạo chó dê lạc loài

Minh đức thi trần ai văng vẳng
Vọng bên tai sang sảng ngâm nga
Ngược xuôi trong cõi sa bà
Thanh gươm cật ngựa sơn hà quản chi“

Hai anh em Dương Trân Dương Bửu vui chơi nô đùa cùng với bọn trẻ con cùng trang lứa trong làng người cậu, nhưng vô tình cả hai laị vào miếu thờ ông giáo Thọ là một nhà nho uyên bác. Ông giáo rất hiển linh ban cho hai cậu học trò nhỏ cuốn sách quý dạy cách viết chữ sơ học cơ bản về đạo nho. Thật ra thời xuân thu bên cạnh phái Nho gia còn có phái Mạc gia cũng rất bác học uyên thâm, đến đời nhà Tấn chủ trương tôn thờ Nho giáo. Vậy Nho giáo cụ thể cơ bản là gì?
 Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần chữ "Nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,...

Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử  phát triển tư tưởng của Chu Công.

Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã  hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ngài tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử.

“Sống không vui chết thì chẳng sợ
Trăm họ giàu nghèo khó thánh ân
Muôn loài tạo hóa có phần
Công minh chính trực thần dân cậy nhờ

Bất khả nhục tôn thờ kẻ sĩ
Lũ tiểu nhân thần trí lu mờ
Tấm lòng chớ để nhuốc nhơ
Gương trong vẩn đục hững hờ non sông

Được sách quý một công đôi việc
Hai anh em bắt chiếc viết ra
Thong dong dưới ánh trăng ngà
Lấy que làm bút thiết tha học hành

Tròn tám tuổi lớn nhanh như thổi
Dáng khôi ngô nổi trội khác đời
Đồn thày Trình Kiệt là nơi
Thú vui dạy trẻ nên người trong thôn

Buổi cuối thu bồn chồn trong dạ
Cùng học trò suối đá ngao du
Châu Khê gió thổi vi vu
Thấy hai ông lão che dù sườn non

Miền cẩm thạch chon von thánh thót
Suối reo ca tiếng hót chim muông
Thấy bầy hươu chạy như tuồng
Ra câu đối khó Thạch Công luận bàn

Vừa lúc đó Dương Trân Dương Bửu
Vạn bối xin cầu cứu thánh minh
Ngôn từ miệng lưỡi tiểu sinh
Thày Trình cảm phục thất kinh thần đồng“


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 42

„Hai trẻ nhỏ hanh thông sáng láng
Thày bám theo bước thẳng vào nhà
Ngỏ lòng cậu mẹ thiết tha
Xin nuôi Trân Bửu nhân hà cầu mong

Đường quan lộ thong dong ngày tháng
Đỡ gia đình tỏ rạng phiếu mai
Quốc gia lương đống hiền tài
Kinh bang tế thế trần ai mấy người

Đỗ nương Đỗ Khoái rơi dòng lệ
Hai chị em san sẻ niềm vui
Họ hàng lối xóm tới lui
Chúc mừng hai cháu mài dùi kinh thư

Nơi lầu hạc thiên tư chẳng phụ
Thày thương yêu truyền thụ kiến văn
Đường thi sĩ tử luận bàn
Anh hoa phát tiết chứa chan ân tình

Tuổi thiếu niên thông minh tột bậc
Đã ba năm như giấc chiêm bao
Chị em họ Đỗ nghẹn ngào
Dương Từ hai giọt máu đào chảy xuôi

Ơn Phật tổ thuyền trôi bát nhã
Cập bến từ thong thả Như lai
Đài sen ngào ngạt ban mai
Trong veo nước suối một hai chốn nào

Thơ Lục Nga cù lao chín chữ
Miếu Hà thần do dự mãi sao
Bây giờ cha ở nơi nao
Hỏi dò cậu mẹ thế nào cũng xong“

Thiên lục nga thuộc phần tiểu nhã trong kinh thư gồm 6 chương nói về công ơn cha mẹ và phận làm con. Trong Hán văn có câu: “ lục lục nga, phỉ nga y hao, ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao“.Nghĩa là dài lớn là cỏ nga, còn được gọi là cỏ hao, thương thay cha mẹ, nuôi ta khó nhọc biết bao.
Chín chữ cù lao gồm: sinh (đẻ), cúc (nuôi), phủ (vỗ về), súc (nuôi dưỡng), trưởng (chăm sóc cho lớn), dục (ấp ủ chiều chuộng nâng niu), cố (ngoái lại), phục (trở lại), phúc (ẵm vào lòng). Trong sách ghi chép có 24 thảo gọi là nhị thập tứ hiếu:
Ngu Thuấn hiếu cảm động trời, Lưu Hằng (Hán văn Đế) nếm thuốc, Tăng Sâm mẹ cắn ngón tay tim con đau xót, Mẫn Tốn nghe lời mẹ với quần áo giarn dị, Trọng Do vác gạo nuôi cha mẹ, Đổng Vĩnh bán thân chôn cha, Đàm Tử cho cho mẹ uống sữa hươu, Giang Cách làm thuê nuôi mẹ, Lục Tích giấu quýt cho mẹ, Đường phu nhân cho mẹ chồng bú sữa, Ngô Mãnh cho muỗi hút máu…

Non Tùng Lãnh cầu mong đắc đạo
Aó cà sa tam bảo là nơi
Lại nghe Lão Tử thảnh thơi
Tu tiên dang dở chơi vơi nửa đường

Cũng chẳng ngại dặm trường cách trở
Hai chúng con lên đó tìm cha
Hiểm nguy quan ải sơn hà
Chắp tay quỳ lạy thiết tha toại nguyền

Đỗ nương từng thuyền quyên thục nữ
Chẳng nề hà tư lự bố kinh
Gìa nua chi trách phận mình
Hai con quyết chí thuận tình ra đi

Thật đáng mặt tu mi nam tử
Thấy cảnh chùa thi tứ thẫn thờ
Sãi Mầm thày Lộc ngẩn ngơ
Thiện Trai chẳng rõ bây giờ ở đâu?

Đại sư đã cạo râu xuống tóc
Tám năm rồi khó nhọc biết bao
Tụng kinh gõ mõ thế nào
Làm sao biết được núi cao rừng già“

Dương Trân Dương Bửu tuy còn nhỏ tuổi sau khi được thày giáo truyền thụ giáo dục kiến thực sơ khai về đạo thánh hiền, phận làm con mới hỏi mẹ và cậu về cha của mình. Hai cậu thiếu niên đã tới ngôi chùa mà người cha đã xuống tóc đi tu, nhưng tiếc thay cha đã bỏ đi từ lâu rồi, bặt vô âm tín.

27.3.2020 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét