Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 184


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu Bài 36

“Đáng thương thay long đong ngày tháng
Trải biết bao cay đắng xót xa
Ngược xuôi trong cõi người ta
Mân côi tràng hạt ông cha lầm đường?


Nghe đạo sĩ xiển dương Nho giáo
Thuật chiêu hồn bá đạo tà ma
Giàu lòng nhân ái vị tha
Nghi ngờ Chúa Phật mà ra nỗi này

Hai ngã đã mê say linh dược
Hồn ngất ngây thao thức tu tiên
Khổng Khưu Lý Nhĩ bạn hiền
Thịnh đường thi phú kỷ nguyên vững bền“

Thật đáng tiếc cho hai chàng Dương Từ Hà Mậu sinh thời vào lúc bấy giờ ảnh hưởng của Nho giáo quá mạnh, thuyết thuận theo tự nhiên máy trời tương đối hợp với khoa học tự nhiên của Lão Tử cũng như luân hồi nghiệp quả Phật giáo và cả Ki tô giáo tin vào sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa, bàn tay sáng tạo kỳ diệu của Ngài bằng các quy luật tự nhiên mà ngày nay con người cố tìm tòi khám phá chắp nối lại thành một chuỗi dây xích mà chúng ta quen gọi là lô gich. Dương Từ và Hà Mậu nghi ngờ và mất lòng tin vaò Phật Thích Ca và Chúa Jesus Christ. Dương Từ Hà Mậu tìm đến đạo thần tiên một biến tướng của Đạo Lão.

“Núi thiên thai thiên nhiên huyền diệu
Càng thong dong soi chiếu việc đời
Vách tường thơ vịnh cảnh chơi
Lầu hoa san sát thảnh thơi mấy ngày

Tám thú vui ai hay sĩ tử
Từng sôi kinh nấu sử mươi pho
Quý gì hơn mực học trò
Thanh tao uyên bác rừng nho thánh hiền

Ráng công mò tráng niên tuấn kiệt
Khương Tử Nha tha thiết mỉm cười
Khen thay ông lão bảy mươi
Tóc râu bạc trắng bao đời soi gương

Khi nắng hạ ruộng nương cày cấy
Lúc mưa thu nhờ cậy ruộng vườn
Con trâu cơ nghiệp nào hơn
Mùa màng tươi tốt đòi cơn mộng tình

Túi linh đan sinh linh cứu mạng
Khắp đó đây ánh sáng mặt trời
Mạch coi ngán kẻ ăn chơi
Năm mùi tánh dược nụ cười đại phu

Chúa Phục hy thiên thu vạn đại
Phảng phất mùi hương ngải gió bay
Khai ra tám quẻ rủi may
Sáu hào chi để đắng cay cuộc đời

Cát hung muôn việc lời suy đoán
Thời thế ngàn năm hạn đến ngày
Tháp trời bày vẽ ai hay
Đỏ đen vận mệnh lắt lay kiếp người

Hóa công máy móc trong trời đất
Khắp muôn nơi chân thật cất xây
Năm hành sắm đủ vui vầy
Theo hình mẫu vật nảy dây mực tàu

Thợ sáu phủ đua nhau khéo léo
Chẳng vụng về xiêu vẹo ngả nghiêng
Ngàn năm sông núi linh thiêng
Đền đài miếu mạo trống chiêng ngất trời“

Đoạn thơ trên tôi mô tả phần nào những thành tựu mà phái Nho gia đã đạt được qua các đời vua, nhất là đời nhà Chu như Thi kinh tức kinh thư tên một pho sách ghi chép lại những câu ca dao, những bài hát cổ của Tàu khoảng chừng 3000 thiên, sau Khổng Tử soạn lại, cô đọng lại còn 305 thiên chia làm 4 thể: quốc phong, tiểu nhã, đại ngã và tụng.
Khương Tử Nha là một vị khai quốc công thần nhà Chu và là quân chủ khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử nước Tàu, là vị quân chủ đầu tiên của nước Tề, nên thông thường còn được gọi là Tề Thái Công còn gọi là Khương Thái Công, Thái Công Vọng hay Lã Vọng.

Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Tàu. Ông trở nên nổi tiếng trong văn hóa Đông Á qua điển tích Thái Công điếu ngư Thái Công câu cá hay còn gọi là Lã Vọng câu cá.


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu Bài 37

“Việc buôn bán lợi người ích quốc
Cách chợ sanh từng bước phồn vinh
Trái cân Yên Tử thái bình
Thuận hòa xã hội nhân tình hoan ca

Đào Công ghi sổ mà ra
Ngày mai được giá cửa nhà khang trang
Gia đình êm êm ấm thiếp chàng
Con đàn cháu đống giàu sang ai bằng“


Phạm Lãi biểu tự Thiếu Bá,còn gọi là Phạm Bá hay Đào Chu Công, là một danh sĩ của nước Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc, nổi tiếng thông tuệ, học thức và vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô, quốc gia trước đó nhờ vào Ngũ Tử Tư đã đánh bại nước Sở hùng mạnh.

Ông nổi tiếng như một thần đồng, từ kinh sử và văn học, đến kinh tế lẫn chính trị đều hơn người, các tác phẩm của ông như Binh phápvà Dưỡng ngư kinh đã thất lạc, chỉ còn sót lại dẫn cú trong Văn tuyển . Ngoài ra ông còn tập Đào Chu công sinh ý kinh nói về thương mại cũng rất nổi tiếng.

“Nghề chài lưới thênh thang ngày tháng
Cá đầy thuyền xếp hạng bình dân
Hương thơm nô nức xa gần
Biếng theo ông Lữ tủi thân cuối đời

Cầu danh lợi chơi vơi thần trí
Bói thủy ngư tước vị Ngũ Viên
Giang hồ thanh kiếm lập nên
Quốc gia giềng mối tạo nền thái hưng

Thú thứ tám lộc rừng no đủ
Cán rìu kia chẳng phụ tiều phu
Thi đường để lại thiên thu
Dương Từ Hà Mậu vân du cảnh chùa

Trong am động bốn mùa thay đổi
Nguyện đồng tâm sớm tối bên nhau
Lân la ngày tháng trước sau
Nắng mưa chi quản nhạt màu trần ai

Đây vốn cảnh thiên thai ẩn dật
Với thiên nhiên thành thật tâm hồn
Bướm hoa tha thiết bồn chồn
Quỳnh lâm réo rắt suối tuôn mạch ngầm

Lý Tri Niên từ tâm nhân hậu
Với Dương Từ Hà Mậu kết giao
Khác chi huynh đệ vườn đào
Lưu Quan Trương nọ nghẹn ngào lâm ly

Giờ kể đến Châu Kỳ nhớ bạn
Có năm thì hạn hán khó khăn
Mất mùa than thở trở trăn
Gánh sầu nặng trĩu ăn năn tại mình

Tháng năm tới chân tình thăm hỏi
Liễu nương buồn còm cõi héo hon
Đói no nuôi dạy hai con
Mượn người sông nước núi non dò tìm

Vẫn biền biệt cánh chim tăm cá
Lòng thủy chúng vàng đá phôi pha
Tám năm vật vã cảnh nhà
Châu Kỳ bốc thuốc xót xa đau lòng

Tuổi già yếu lưng còng tóc bạc
Bệnh tật càng xơ xác tấm thân
Liễu nương một buổi thất thần
Hồn bay phách lạc dương trần lìa xa

Hai trẻ nhỏ cửa nhà đơn bạc
Được họ hàng cô bác chăm nuôi
Đọc kinh cầu nguyện không thôi
Năm đời giữ đạo xa xôi Chúa trời.

Ngũ Viên tức Ngũ Tử Tư . Truyền thuyết rằng Ngũ Viên và công tử Thắng sau khi ra khỏi nước Trịnh, Khi tới cửa quan giữa Ngô và Sở là Chiêu Quan, thì quan lại ở đây khám xét rất nghiêm ngặt. Ngũ Tử Tư lo lắng không ngủ được nên qua mấy đêm mà đầu tóc bạc trắng hết. May nhờ gặp được một người tốt là Đông Cao Công, đồng tình với Ngũ Tử Tư, cho Ngũ Tử Tư ở trong nhà mình. Đông Cao Công có một ngưòi bạn hình dáng giống Ngũ Tử Tư, liền nói người đó, giả làm Ngũ Tử Tư đi qua cửa quan. Lính gác cửa quan bắt giữ Ngũ Tử Tư giả, còn Ngũ Tử Tư thật thì nhờ đầu tóc bạc trắng, diện mạo thay đổi khó nhận ra được nên đã trà trộn qua được cửa quan. Ngũ Tử Tư sợ có quân đuổi nên đi rất gấp. trưốc mặt bỗng có con sông lớn chặn ngang. Trong lúc lo lắng, lại nhờ có một ông lão đánh cá chèo một con thuyền nhỏ đưa Ngũ Tử Tư qua sông. Qua khỏi sông, Ngũ Tử Tư vô cùng cảm kích, cởi thanh bảo kiếm đưa cho ông lão đánh cá, nói:
-“Thanh bảo kiếm này là của vua Sở tặng cho ông nội tôi, giá trị tới trăm lạng vàng, xin biếu cụ để tỏ tấm lòng”
 Ông lão đánh cá nói:
- “Để truy lùng tướng quân, vua Sở đã treo giải thưởng năm vạn thạch lương và tước vị đại phu cho người nào bắt được. Ta không tham giải thưởng và tước vị, lẽ nào lại muốn lấy bảo kiếm của tướng quân?”
 Ngũ Tử Tu vội thu lại bảo kiếm, sụp xuống lạy tạ rồi từ biệt ra đi. Ngũ Tử Tư đến nước Ngô bày mưu giúp công tử Quang giết được Ngô vương Liêu bạo ngược ham chơi. Công tử Quang gọi là Ngô vương Hạp Lư. Hạp Lư lên ngôi, phong Ngũ Tử Tư làm đại phu, giúp mình giải quyết việc lớn quốc gia. Lại sử dụng Tôn Vũ, một nhà quân sự lớn giỏi việc dùng binh. Ngô vương Hạp Lư bái Tôn Vũ làm đại tướng, Ngũ Tử Tư làm phó tướng, tự mình dẫn đại quân đánh Sở, liên tiếp thắng trận, khiến cho quân Sở tan tác, tiến thẳng tới Ánh đô. Lúc đó, Sở Bình vương đã chết, con là Sở Chiêu Vương trốn chạy. Đại thần nước sỏ là Thân Bao Tư  từng là bạn thân của Ngũ Viên chạy sang nước Tần, xin vua Tần mang quân sang cứu. Tần Ai Công không đồng ý. Thân Bao Tư đứng ngoài cửa cung nước Tần gào khóc liền bảy ngày bảy đêm. Cuối cùng, Tần Ai Công động lòng thương, nói:
 -“Vua sở tuy bạo ngược vô đạo, nhưng có một người bầy tôi tốt như thế, thì sao ta có thể nhìn họ mất nước cho đành. Tần Ai Công cử quân cứu Sở, đánh bại quân Ngô. Ngô vương Hạp Lư liền rút quân về nước. Ngô vương Hạp Lư về đến nước Ngô, quy công đầu cho Tôn Vũ. Tôn Vũ không muốn làm quan liền đi ẩn cư. Ông để lại cuốn “Tôn Tử binh pháp”, là một trước tác quân sự kiệt xuất sớm nhất của Trung Quốc.

Đoạn thơ này tôi mô tả về tình bạn rất đẹp của người theo đạo công giáo giữa Châu Kỳ và Hà Mậu. Khi Hà Mậu vắng nhà để lên núi cầu tiên hỏi chuyện đạo đơi thì Châu Kỳ ở gần đó đã chu cấp tiền bạc và lương thực cho Liễu Nương nuôi hai cháu gái. Đoạn thơ này được Thu Hà diễn ngâm nghe sẽ rất lâm ly.

23.3.2020 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét