Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 180


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 28

“Phái Nho gia nổi trôi số kiếp
Hai ngàn năm hà hiếp chúng sinh
Lễ nghi quy định bất bình
Độc tài quen thói luật hình thảm thê


Trò đức trị nhiêu khê thừa thãi
Vạn tuế còn lải nhải mãi hoài
Gây bao thảm cảnh bi ai
Thiên tai nhân họa muôn loài khổ đau“

Phái  Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị đức trị phản đối pháp trị. Hán Vũ Đế phế truất bách gia chư tử đề cao Nho gia thái quá gần như mù quáng để củng cố vương triều. Nho giáo  còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho.


Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.

Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo trước đời Tần. Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học. Nho giáo bị biến thành tôn giáo thì Văn Miếu trở thành nơi dạy học kiêm chốn thờ phụng, và Khổng Tử trở thành giáo chủ.

Mục tiêu của Nho giáo là phát huy tính thiện của con người, khiến người dân biết bỏ ác theo thiện, giúp mọi người đạt đến trình độ đạo đức cao nhất. Để làm được điều này mỗi người phải không ngừng rèn luyện nhân cách và đạo đức của bản thân đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc.

Thật ra tôn giáo của Nho giáo rất mờ nhạt so với những tôn giáo khác, không có những nghi thức thánh lễ và giáo lý.  Những lời dạy của Nho giáo không phải là từ thánh kinh mà được đúc kết từ chính những sự kiện trong lịch sử hoặc từ những tấm gương có thật trong cuộc sống. Khổng Tử nói "Ta chỉ thuật lại mà không sáng tác. Ta tin tưởng và hâm mộ văn hóa cổ. Ta trộm ví mình như Lão Bành  tức con trai già hóa thành ngọc.

“Bỗng có người đi sau râu tốt
Ông Vũ Hầu đột ngột dừng cương
Cải tà quy chính Phật đường
Gìa lam bần sãi tỏ tường mấy câu

Quan vân Trường mất đầu thuở trước
Tính kiêu căng võ lược làm gì?
Châu Sương nhỏ nhẹ thầm thì
Xuất gia ngộ đạo tu trì thiền môn

Chúa ta vốn cầm côn vung kiếm
Múa long đao mưu chiếm Trung nguyên
Tung hoành một dải Tây xuyên
Giết người vô số nhãn tiền nghiệp mang

Sư Phổ Tịnh cùng làng giao kết
Bạn hiếu trung hào kiệt thuở nào
Quỷ ma chẳng rõ âm hao
Vẽ hình tạc tượng mấy trào oai phong

Trời phong tước Thành Hoàng võ miếu
Tiếng Đại Vương chẳng thiếu khói nhang
Hồn thiêng siêu thoát nhẹ nhàng
Thấy ngươi thất thểu lang thang cõi trời

Dương Từ nghe những lời chỉ bảo
Giòng lệ sa lơ láo nhìn quanh
Chín trời thăm viếng qua nhanh
Chắp tay vái lạy kinh thành mù sa“

Quan Vân Trường nhân vật trong tiểu thuyết của La Quán Trung được tác giả thần tượng hóa, ông cũng được phong là Hán Thọ Đình Hầu nên người đời sau quen gọi là Võ Hầu, vì bản tính kiêu căng ngạo mạn nên ông bị Lục Tốn và Lã Mông cho quân mai phục chém rụng đầu, còn Châu Sương là một gia nô trung thành của Võ Hầu. Sư Phổ Tịnh người cùng làng quen biết Quan Vân Trường từ nhỏ chơi thân với nhau, vì thương bạn thấy ông chết làm ma không đầu, không thể nào siêu thoát được mới đúc tượng Võ Hầu cho vào chùa vào miếu thờ, được trời phong lên chức thành hoàng giống như ở Việt Nam người ta phong Trần Tế Xương vậy

Vị Thành Hoàng

Làng Bưởi gom tiền tự sắc phong
Toàn đồ hàng mã dễ xài không
Dương gian mồ mả cha ông chúng
Âm phủ cô hồn gọi bác Xương
Nhậm chức sai nha ngồi giữ cuả
Chính quyền độc đảng vị thần hoàng
Đã hơn thế kỷ còn rơi lệ
Món nợ quan trường nó vấn vương

2008 Lu Hà



Gửi Lời Thăm Cụ Tú Xương

Đức quốc lời mừng gửi cổ nhân
Em nghe cụ Tú được phong quan
Thành Hoàng chức ấy dân quen gọi
Chuá chổm phen này chúng phục lăn
Cụ Tú bỗng nhiên thành hiển đạt
Đón thày khói toả khắp hương lân
Bốn muà hoa quả đem dâng cúng
Ma đói cô hồn khóc thế gian…

7.6.2009 Lu Hà



Gửi Lời Thăm Cụ

Đức quốc cũng mừng gửi cố nhân
Em nghe cụ Tú được phong quan
Thành Hoàng chức ấy dân quen gọi
Chúa chổm phen này chúng khóc lăn
Cụ Tú bỗng nhiên thành hiển đạt
Đón thày toả khắp khói hương lân
Bốn muà hoa quả đem dâng cúng
Ma đói cô hồn hỡi thế gian…

 7.6.2009 Lu Hà


Miếu Thờ Trần Tế Xương

Nghe nói chúng xây miếu cúng ông
Chuối hồng cam quít có nhiều không?
Cô hồn lai vãng trong hương khói
Quỷ đói vật vờ với gió sương
Nam định hàn vi muì cát sĩ
Hà thành hiển đạt vị thành hoàng
Lâm râm thơ phú say đồng bóng
Làng Bưởi phen này ắt có công ?

2008 Lu Hà



Nợ Quan Trường

Oán nợ quan trường nó vấn vương
Bao nhiêu kẻ ước với người mong
Đè đầu cưỡi cổ trên thiên hạ
Chính sách ban hành xuống chủ chương
Đâu phải mến yêu tài xuất phú
Hay trò đồng bóng chúng xù ông
Thôi thôi dẹp quách đi cho rảnh
Cái miếu trơ trơ dấu bụi hồng…

 2008 Lu Hà



Động Mồ Mả

Làng Bưởi động mồ chúng khóc la
Suối vàng mong cụ xót thương cho
Ma chay thôn xóm nghèo xơ xác
Cúng tế dân làng xin tí thơ
Hương lý kỳ hào mau thúc giục
Chính quyền đầu mục vội chen nhau
Ai về nhắn nhủ phường xôi thịt
Cụ Tú Xương đâu phải dễ thờ....

Cụ Tú Xương đâu phải dễ thờ
Gan hùm mặt sưá dễ đuà sao?
Sinh thời ai vẫn thường ăn chiụ
Hậu thế đưá nào dám vuốt râu ?
Giữ đất thành hoàng từ Mỹ Lộc
Coi trời chuá chổm giữa Thành Đô
Đô la hàng mã theo thời thế
Tham nhũng oan hồn Cụ Tú đau.....

2008 Lu Hà


“Ra khỏi bến Ngân Hà lật đật
Tiếng quân reo Thái Ất đón đường
Chém đầu chẳng chút vấn vương
Vội vàng quỳ xuống Đại vương khoan hồng

Chốn trần gian tang bồng hồ thỉ
Có Hoàng Cân Lực Sĩ dẫn đi
Thần thông đạo sĩ tương tri
Mệnh người chưa hết tu trì dở dang

Mặt tái xanh hai chàng sợ hãi
Có khác chi đít nhái đâu nào
Tín bài run rấy phều phào
Xem qua thấy đúng nghẹn ngào Hà Dương

Quan Thái ất xót thương trần ải
Trách Lão Nhan sao lại cho lên
Vốn là đạo sĩ tu tiên
Luật trời đâu dễ ngang nhiên thế này

Dám rong chơi ban ngày ban mặt
Chín cõi trời nghiêm ngặt canh phòng
Ba nghìn thế giới mênh mông
Làm sao đi hết thần thông hải hà

Cả vũ trụ bao la vô tận
Hệ mặt trời không phận thời gian
Tỷ năm ánh sáng vô vàn
Van xin Thượng Đế khóc than nhân loài.“



Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 29

“Chín cửu trùng mấy ai nếm trải
Hồn ngao du quan ải mù sương
Phàm nhân lên chốn thiên đường
Dương Từ Hà Mậu cố hương lại về

Thày Tứ Thất gây mê thảo dược
Cõi âm cung chúng được xuống chơi
Ung dung thư thái mỉm cười
Khói hương nghi ngút thảnh thơi chín giờ

Bỗng giật mình ngẩn ngơ hai ngã
Nhìn xung quanh coi đã hoàn hồn
Thanh la não bạt thúc dồn
Dương Từ Hà Mậu bồn chồn tạ ân

Tôn sư dạy thánh thần đều thấy
Có đạo nào ở đấy hay không?
Ông bà giòng họ tổ tông
Thiên đàng rộng lớn mênh mông sáng ngời

Nay còn muốn xuống chơi nơi đó
Miền Phong Đô cầm cố tội đồ
Diêm quan âm phủ cửa mồ
Mịt mù bóng tối nhấp nhô suối dài

Đã bấy lâu trần ai dày dạn
Hãy mở đường thỏa mãn hiếu kỳ
Chúng con muốn xuống âm ty
Quản chi giá lạnh lâm ly u hoài

Nơi địa quật hữu giai thương xót
Dưới Dương đài có một cái hang
Âm u lạnh lẽo mọi đàng
Dương Từ Hà Mậu mộng sàng Nam kha“

Phong Đô là trung tâm cõi âm thủ phủ của vua Diêm Vương. Địa quật khả giai nghĩa là có hang đi xuống lòng đất. Chín suối còn gọi là cửu tuyền ở cõi âm phủ.


“Tạo Y kia nhà ta quỷ sứ
Đủ quyền uy trấn giữ yêu ma
Theo nhau mười tiếng đi xa
Thẻ bài nắm chặt hỏi tra u tỳ

Trên phiến đá nằm lỳ hai gã
Dặn Tạo Y các ngả ứng hầu
Tới nơi chớ có ở lâu
Mười canh giờ phải đưa nhau trở về

Đọc thần chú bốn bề heo hút
Nhẹ nhàng thay vun vút bay đi
Hoang vu cảnh vật tức thì
Mây sầu gió thảm rầm rì yêu ma

Thấy quỷ sứ Dạ xoa biên ải
Hỏi Tạ Y sao lại ở đây?
Dương Từ Hà Mậu chắp tay
Thông hành cửa khẩu đưa ngay tức thì

Một quỷ tốt xù xì tai mặt
Cánh tay dài lồi mắt răng to
Hai chân cũn cỡn co ro
Hung đồ dữ tợn lệnh cho đi liền.“

Tạo Y la một tên quỷ đã được đạo trưởng Tứ Thất thuần hóa sai khiến. Dương Từ và Hà Mậu đã được đạo trưởng là thày Tứ Thất hay còn gọi là lão Nhan cho uống kim đan hay đánh thuốc mê thần bí hồi đó để cho hai chàng chu du trên trời và xuống cả âm phủ. Lên trời thì có Hoàng Cân Lực Sĩ còn xuống âm phủ thì có quỷ Tạo Y dẫn đường mang theo thẻ bài giống như hộ chiếu, giấy nhập cảnh qua các cứa khẩu vậy hàng không đường bộ vậy.

17.3.2020 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét