Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 79


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 12“

Kim Trọng và Vương Thúy Kiều đúng là một cặp uyên ương, rất đẹp đôi. Tình yêu sét đánh đá vàng để rồi cả hai cùng ốm tương tư khao khát ngày hợp cẩn, trai tài gái sắc. Lửa ái tình rừng rực cháy như trên cánh đồng cỏ khô để mà ngày nhớ đêm mong, liền gang tấc cách nhau chỉ một bức tường thật là khổ sở cho cả hai.


“Đá đã biết tuổi vàng sét đánh
Lửa ái tình biết tránh làm sao
Mạch tương lai láng ứa trào
Đêm mong ngày nhớ nghẹn ngào bến sông

Đầu bên nọ mênh mông sóng cả
Suối bên này đàn cá bơ vơ
Trái tim đâu nỡ hững hờ
Vườn xuân thấm thoát ngẩn ngơ trái già“

Kiều chỉ chờ đợi có cơ hội để ở bên Kim Trọng và ngày đó đã đến.

“Ngày sinh nhật ngoại gia tấp nập
Phụ mẫu mừng dồn dập hai em
Muôn màu sắc tía cho xem
Áo xiêm biện lễ xa đem lòng thành

Nhà thanh vắng buông mành dứt khoát
Kiều vội vàng thoăn thoắt gót sen
Xá chi lễ giáo ươn hèn
Thị phi điều tiếng chớ chen ngõ vào

Khổng Phu Tử rêu rao ích kỷ
Bởi lòng tham đố kỵ hẹp hòi
Biết bao đau khổ thiệt thòi
Tinh thù nghĩa đoạn tả tơi liễu đào“

Sức mạnh của tình yêu, tiếng gọi của trái tim, Kiều bất chấp cả lễ giáo cổ hủ rất phong kiến của sách vở Khổng Tử nàng quyết gặp Kim Trọng cho bằng được. Kim Trong cũng cảm thấy linh tính mách bảo nàng sẽ đến tìm mình? Không biết có phải mà một khi người ta quá yêu nhau sẽ phát ra những tín hiệu từ trường làn sóng sinh điện cùng tần số giao thoa cộng hưởng của hai trái tim không? Mà chàng Kim Trọng đã đứng dưới gốc đào đợi chờ?

“Chàng Kim Trọng dưới đào chờ đợi
Vẻ tần ngần chới với hồn mây
Bất ngờ rạo rực ngất ngây
Hương thơm nhè nhẹ bấy chầy tri âm

Kiều bước tới mừng thầm ra mặt
Lửa hương lòng buộc chặt bấy lâu
Trăng lên vắng vẻ gác lầu
Hơi sương tuyết nguyệt mái đầu hoa râm

Nào chi quản mưa rầm gió bấc
Nửa đêm thường thức giấc biếng khuây
Cho nên mới quyết tới đây
Tìm người tri kỷ vui vầy chén say“


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 13“


“Động đào ngỏ đường ngay chỉ lối
Chốn thiên thai khóa vội mở ra
Vòng vèo non bộ dần dà
Mặt trông rõ mặt thiết tha mận đào…

Chim cúc trái ngọt ngào chan chứa
Đôi uyên ương khẽ dựa bờ vai
Thư phòng dào dạt hương lài
Chúc câu vạn phúc nét ngài phỉ phong“

Cụ Nguyễn Du thì mô tả cuộc hẹn hò thật là liêu trai thơ mộng bằng thơ lục bát:

“Nhà hương thanh vắng một mình
Ngẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay
Thời trân thức thức sẵn bày
Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường

Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng
Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông:
Trách lòng hờ hững với lòng
Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu

Những là đắp nhớ đổi sầu
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm
Nàng rằng: Gió bắt mưa cầm,
Đã cam tệ với tri âm bấy chầy”


Gương nga là vầng trăng, vàng gieo là ánh trăng lên mặt hồ nhỏ trong vườn. Ánh trăng lung linh huyền ảo trên mặt nước theo làn sóng gợn. Khi bước vào phòng trọ Kiều choáng ngợp bởi các bức họa phong cảnh và tài viết thư pháp của chàng. Kim Trọng cũng muốn xin Kiều 4 câu tứ tuyệt đề vịnh trên bức họa và Kiều rất xúc động và đã phóng bút viết ngay.


“Vàng gieo nặng gương trong ngấn nước
Dải tương đồng thệ ước bên nhau
Thi đồng giá bút tranh màu
Sơn lâm hữu thủy trước sau vẹn toàn

Khen nét vẽ luận bàn thư pháp
Sinh ngỏ lời gấp gáp gì đâu
Xin nàng bảy chữ bốn câu
Ba vần kỷ niệm nhịp cầu thanh tân

Kiều xúc động tần ngần lưỡng lự
Ánh huyền nhung tình tứ xiếu ngang
Phun châu nhả ngọc sẵn sàng
Nàng Ban ả Tạ ngỡ ngàng chiêm bao“

Nàng Ban tức là Ban Chiêu, con gái của Ban Bưu, em gái của Ban Cố và Ban Siêu, một danh tướng đời Ðông Hán. Ban Chi êu th ừa h ư ởng m ột n ền v ăn h óa cao c ủa   gia đình Nho học. Ban Chiêu rất thông minh, 13 tuổi đã giỏi thi phú. Ðến tuổi cài trâm, Ban Chiêu sáng duyên cùng Tào Thế Thức, cũng là một nhà Nho lỗi lạc. Nhưng phận đẹp duyên ưa của đôi vợ chồng trẻ tuổi tài hoa này lại quá phũ phàng. Chỉ vòng 10 năm, Ban Chiêu trở thành goá bụa, thủ tiết chờ chồng.
Vua Hoà đế nghe danh nàng Ban học rộng tài cao nên cho dời vào cung để dạy các hoàng tử, cung phi. Ai cũng tôn trọng xứng đáng là bậc tôn sư.

 Lúc bấy giờ, Ban Bưu được nhà vua cử soạn thảo bộ Hán thư. Nhưng làm chưa xong thì Ban Bưu lăn ra chết. Anh của nàng là Ban Cố được lệnh kế nghiệp cha, nhưng sự nghiệp chưa xong lại bị lao tù bạo bịnh rồi mất! Thấy cha và anh chẳng may bỏ dỡ công việc, Ban Chiêu tâu xin nhà Vua cho nàng được nối tiếp công việc dở dang của cha anh. Nhà Vua bằng lòng. Thế là nàng được vào Ðăng quan tàng thư để tiếp tục công việc biên soạn. Trong thời gian này, Ban Chiêu còn trứ tác tập v ê Nữ giới gồm có 7 thiên. Danh tiếng của nàng càng lẫy lừng.

ả Tạ tức là nàng Tạ Ðạo Uẩn, con của Tạ Dịch, người Dương Hạ đời nhà Tấn. Nàng lúc nhỏ đã nổi tiếng thông bác, học rộng hiểu biết nhiều về nhân tình thế thái. Cha mẹ mất sớm, ở với ông chú ruột. Nhân một hôm về mùa đông, tuyết rơi lả tả, chú của Tạ Ðạo Uẩn là Tạ An ngồi uống rượu nóng có cả hai cháu là Ðạo Uẩn và Tạ Lãng hầu bên. Tạ An liền chỉ tuyết hỏi:
- Tuyết rơi giống cái gì nhỉ?
Tạ Lãng đáp:
- Muối trắng ném giữa trời
Tạ Ðạo Uẩn bảo:
- Chưa bằng gió tung tơ liễu

 Tạ An khen nàng thông minh có nhiều ý hay, tư tưởng đẹp. Ông thường chỉ Tạ Ðạo Uẩn bảo con cháu: "Nếu là trai, Tạ Ðạo Uẩn sẽ vào hàng công khanh".

 Tạ Ðạo Uẩn sau kết duyên với Vương Ngưng Chi, cũng là một nhà Nho lỗi lạc thời đó. Nàng thường thay chồng tiếp khách văn chương, luận bàn thi phú. Nàng còn là người hoạt bát, thông suốt nhiều vấn đề, lập luận vững chắc làm nhiều tay danh sĩ đương thời phải thán phục. Em chồng của nàng là Vương Thiếu Chi, học giỏi nhưng lập luận kém, thiếu hoạt bát nên khi lập luận thường bị khách áp đảo. Tạ Ðạo Uẩn sợ em chồng bị mất giá trị nên bảo thị tì thưa với Thiếu Chi, trong khi biện luận với khách cho nàng ngồi sau màn để nhắc. Thiếu Chi vui lòng; nhờ đó mà khuất phục được khách và nổi danh.

Kim Trọng mơ ước có Kiều một bậc tài hoa quốc sắc thiên hương thì nay đã được một nửa chỉ còn chờ ngày kết hôn thôi. Thật là môn đăng hộ đối. Kim Trọng mồ côi cả cha lẫn mẹ, được ông chú ruột nuôi dạy, chú như cha nên gọi là thúc phụ. Nếu có ở rể dù sau này đỗ đạt làm quan Trọng cũng sẵn sàng phụng dưỡng ông bà nhạc. Kiều cũng không quên tâm sự với Kim Trọng về lời một ông  thày tướng số tiên đoán về hậu vận tương lai của Kiều cũng không mấy sáng sủa.

“Kim Trọng cũng nôn nao khó tả
Hồn ngất ngây bả lả cung trăng
Phục tài đệ nhất chị Hằng
Ví bằng bảng nhãn thung thăng hồng bào

Kiều e lệ thì thào nhỏ nhẹ
Nghĩ phận mình nhỏ bé cánh chuồn
Mưa sa gió táp mà buồn
Nhớ lời tướng sĩ sầu tuôn nhạt nhòa

Anh tiết sớm đơm hoa tài nghệ
Mệnh hồng nhan đến thế thì thôi
Phù điêu bèo bọt nổi trôi
Mười hai bến nước xa xôi lạc loài…!“

22.11.2019 Lu Hà













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét