Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 83


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 18“

Người ta thường nói anh hùng không kể xuất xứ, tài nghệ không kể học ở trường nào ai là thày dạy? Trần Thu Hà là nghệ sĩ ngâm thơ tự do không qua biên chế nhà nước, hành nghề ngâm thơ và được trả lương hàng tháng. Thu Hà đã ngâm thơ tặng tôi rất nhiều nhưng chưa hề nhận được của tôi một đồng xu thù lao nào. Tất cả vì tấm lòng với tha nhân và dân tộc, vì thú vui riêng văn hóa tinh thần.Nhân dịp sinh nhật lần thứ 50 của nghệ sĩ tôi xin tặng một bài thơ và cũng là chủ đề liên quan đến video 18 mà tôi bình giảng.


Ngọc Nữ Giáng Trần
chúc mừng sinh nhật Thu Hà

Hôm nay Ngọc Nữ giáng trần
Liêu trai chí dị bần thần ngẩn ngơ
Bàn dân thiên hạ đợi chờ
Tiếng ngâm nức nở bơ vơ Thúy Kiều

Tiền Đường sóng vỗ hoang liêu
Nguyễn Du thổn thức bóng chiều hồn mây
Lu Hà cát sĩ ngất ngây
Vần thơ nối tiếp vui vầy canh thâu

Hai trăm năm đã dãi dầu
Nắng mưa tầm tã bể dâu đoạn trường
Tao đàn hội ngộ vấn vương
Qui Nhơn xao xuyến quê hương mặn nồng

Bâng khuâng lạc nẻo tiên bồng
Yến oanh dìu dặt quần hồng thiết tha
Hoỉ tên mới biết Thu Hà
Tri ân xã hội bài ca nhạt nhòa

Xốn xang dạo khúc thái hòa
Đa tình tự cổ thềm hoa thuở nào
Tố Như giọt lệ nghẹn ngào
Cảo thơm lần giở ứa trào mạch tương!

Hồ xừ gảy khúc Vương Tường
Gập ghềnh vó ngựa từng chương luân hồi
Phù du bèo bọt nổi trôi
Tao nhân mạc khách xa xôi bụi hồng!

23.11.2019 Lu Hà


Nguyễn Du, Vương Thúy Kiều, Trần Thu Hà và Lu Hà là quá khứ hiện tại và vị lai. Những câu chuyện về cuộc đời trầm lâm khổ ải từ Nghệ An, Bắc Kinh, Qui Nhơn, Hà Nội và Tây Đức kéo dài vô tận. Ta hãy dừng lại ở tập thơ song thất lục bát “ Tài Mệnh Tương Đố“ gồm 101 bài thơ nối tiếp nhau vần điệu liên lục như dòng suối chảy của tâm linh.

Sau khi lập khế ước thề bồi, cắt tóc thề, đổi trao vật kỷ niệm và gảy đàn thì Vương Thúy Kiều trở lại tư gia cũng là lúc hưng hửng sáng trong lòng Kiều tràn đầy hoan hỉ thì Kim Trọng lại thất thần khi nhận thư nhà báo tin thúc phụ tức người chú ruột cưu mang nuôi nấng chàng từ nhỏ đã từ trần. Kim Trọng thay mặt gia tộc nhất là hai thân đã khuất núi phải cấp tốc trở về lo việc tang gia vì chàng là con trưởng cháu đích tôn của cả dòng họ Kim.

“Kiều trở lại phòng loan hoan hỉ
Ngóng hai thân sĩ đệ tiểu Vân
Kim vừa dạo gót ra sân
Bần thần nuối tiếc mấy lần xiêm y

Chí nung nâú gan lỳ sỏi đá
Dù phơi khô biển cả san hô
Bóng tàu lạt vẻ trăng phô
Tin đâu héo ruột đồng ngô lụi tàn

Cửa sài ngỏ quan san muôn dặm
Bức thư nhà bi thảm cố nhân
Tin đâu thúc phụ từ trần
Hộ tang con phải hai thân đỡ đần“

Kim Trọng là một nhân vật được tôi ưu ái ngưỡng mộ thầm kín, chàng có khuân mặt đẹp như Phan An, có tài văn chương uyên bác như Tử Kiến và suốt cả tập thơ Tài Mệnh Tương Đố tôi để Kim Trọng luôn ở thế bị động do hoàn cảnh gây ra mà phải tìm ra những biện pháp xử lý tối ưu. Kim Trọng không hấp tấp vội vàng hay lăn lộn trường đời trường tình như Kiều, Kim không cần dũng mãnh anh hùng như Từ Hải mà phải chết đứng. Kim là một người đàn ông không độc ác gian manh giả dối như Hồ Tôn Hiến, Kim khinh ghét những loại người cặn bã rác rưởi tiểu nhân như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Kim không nhu nhược như Thúc Sinh. Kim là một nhân vật bí ẩn nằm sâu trong trái tim tôi. Tôi muốn hóa thân mình là một chàng Kim Trọng. Ngay từ khi còn ở Hà Nội tôi yêu M, nhiều người trong gia đình M đã nhận xét tôi có vẻ đạo mạo như một chàng Kim Trọng, còn M không lẽ lại là một Vương Thúy Kiều? M đẹp thật, có thể là hồng nhan bạc mệnh. Tôi đã tiên đoán cuối đời cô sẽ cô đơn nhưng tài hoa như Vương Thúy kiều thì chắc chắn không. Với M tôi còn bài thơ làm kỷ niệm:

Anh Là Cơn Gió Bay Qua

Anh đến với em như là cơn gió
Một thoáng qua bên suối lệ ê chề
Anh làm gió em theo làn mây trắng
Để ngàn thu nuối tiếc bến sông quê

Anh vẫn thế vẫn chai lỳ năm tháng
Tóc sương bay vương nặng nỗi ưu sầu
Đời vỡ mộng quán trần gian u ám
Ru hồn người bước tới cõi thâm sâu

Đời chỉ đẹp khi linh hồn bất tử
Soi tinh cầu để lại nét xinh tươi
Sống và chết có gì đâu em nhỉ
Em bơ phờ than khóc cánh hoa rơi

Đừng tủi hận én xuân về ngắn ngủi
Thương cuộc tình rũ rượi dưới phong ba
Yêu nắng sớm reo vui cùng hoa lá
Rồi tan đi trong nắng nhạt dương tà

Xưa em nói nguyện cùng anh son sắt
Thuyền đầy trăng bốn bể khắp chân trời
Nghe họ mạc nên em thành thách đố
Anh ngậm ngùi cơn gió thoảng chơi vơi

Đám cưới không nên bạn bè thất thố
Cánh rồng bay lồng lộn hận trời cao
Con chuột nhắt nép mình trong hang tối
Tuổi tý thìn sao trọn gối hương trao

Nay anh đã thành một người từng trải
Hồn thơ say theo nốt nhạc cung đàn
Đêm nguyệt bạch bao nàng tiên giáng thế
Mộng điệp hồ son phấn mãi chưa tan…!

2 tháng 10 năm 2008 Lu Hà

Kim cũng như người quan sát thế sự như lời Cụ Nguyễn Du:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

Còn tôi thì ngay 4 câu mở đầu đã nhận xét luôn:
“Cõi trần thế xưa nay ai biết
Cuộc trăm năm thảm thiết thương đau
Tài mệnh sao dễ ghét nhau
Bể dâu nếm trải nhạt màu tư phong”

Vì chữ hiếu chú như cha mà chàng Kim phải về quê hộ tang ở tận miền Liêu Dương. Liêu dương là một huyện, nay thuộc tỉnh Liêu Ninh bên Tàu nơi chú ruột Kim Trọng qua đời. Liêu Dương là một trong những thành phố có người ở liên tục cổ xưa nhất ở đông bắc Trung Quốc. Thành phố có ngôi chùa Bạch Tháp nổi tiếng xây dựng từ thời Nhà Nguyên.

“Kim đau đớn bạt ngàn sơn cước
Nỗi kinh hoàng tủi cực đài trang
Một hai sự thể rõ ràng
Nỗi nhà tang tóc mong nàng lượng cho

Duyên đang bén con đò trắc trở
Bởi sự đâu chưa kịp đến thì
Đỏ hoe khóe hạnh Kiều nhi
Trăng thề còn đó đền nghì trúc mai

Thương cảnh ngộ bi ai thảm khốc
Đôi trẻ đành chỉ gốc cây dâu
Mai sau dù có bạc đầu
Đá mòn biển cạn trọn bầu thủy chung

Trái tim đã tận cùng huyết lệ
Suốt cuộc đời san sẻ áo cơm
Ngàn thu để lại tiếng thơm
Tào khang ân ái lửa rơm đèo bồng“

24.11.2019 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét