Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 62

Đoạn Trường Sầu Ly (1)

Chủ trương của tôi là quang vinh tiếng Việt, cổ võ tinh thần dân tộc uống nước nhớ nguồn. Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác hoàn toàn bằng chữ Hán Việt nghĩa là viết chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt phát âm hoàn toàn khác hẳn với người Tàu, không giống như ngày nay học chữ Anh, Pháp, Đức vân vân và vân vân thì phải viết và phát âm hoàn toàn giống họ. Bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích nghe nói là hai tác giả bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra tiếng Việt bằng chữ Nôm theo thể thơ song thất lục bát hai người đó sống và chết cách nhau khoảng 70 năm. Bà Đoàn Thị Điểm thế hệ trước, còn ông Phan Huy Ích thế hệ đàn em sinh sau.


Cả hai vị tuy dùng chữ Nôm để dịch tác phẩm Chinh Phụ Ngâm theo tôi bản chữ nôm rất có giá trị cho người Việt Nam ta đọc để mà thẩm thấu cái tinh thần thần tâm hồn thơ ca ngôn ngữ tiếng Việt vào máu thịt để mà sống mà đấu tranh mà trường tồn vươn lên làm người Việt Nam nhân bản. Bản chữ Hán của Đặng Trần Côn giá trị 1 phần thì tôi đánh giá bản chữ Nôm giá trị gấp 10 lần cho người Việt đọc mà hát hò ngâm thơ, thực tế có ai thèm ngâm nga bản chữ Hán Việt của Đặng Trần Côn đâu? Có các vàng các nghệ sĩ Hồng Vân, Thúy Mùi v.v… họ cũng không chịu ngâm, họa chăng là mấy ông đồ gàn ngâm nga bên bàn nhậu tiết canh lòng lợn? Giá có đại gia nào đó chi ra hàng triệu đô la đề nghị nghệ sĩ Hồng Vân hay Thúy Mùi ngâm thơ chữ Hán Việt của Đặng Trần Côn thì chắc hẳn dân Việt sẽ la ó ném cà chua trứng thối và  hai bà nghệ sĩ nổi tiếng về nghề ngâm thơ này sẽ bị đuổi xuống sân khấu và kêu là hai bà lão khùng vì tham tiền mà nghe xúi bậy ngâm thơ Đặng Trần Côn. Nói như vậy tôi không hạ thấp công lao của cụ Đặng Trần Côn vì giỏi chữ Hán quá mà viết ra tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, mở đường cho bà Đoàn Thị Điểm hay ông Phan Huy Ích. Có Côn mới có Điềm và sau cùng là Ích chứ, sau 300 năm lại có Lu Hà. Có cây mới ra cành lá và hoa quả. Ta thưởng dụng phần nhiều là hoa và quả chứ ai ăn cái gốc cây đâu? Gốc cây cùng lắm chỉ làm cột nhà hay củi đun bếp mà thôi.

 Vậy chữ Hán chỉ là cái khung cái dàn bài sơ lược nhưng không làm nên tác phẩm Chinh Phụ Ngâm mà chính bản chữ Nôm viết ra thể thơ song thất lục bát mới chính là linh hồn của Chinh Phụ Ngâm. Một tiếng kêu ai oán theo kiểu độc thoại tự chuyện của người thiếu phụ có chồng phải ra chiến trường. Ngày xưa gọi là binh lính, miền Bắc quen gọi là Vệ quốc đoàn hay Bộ đội. Còn miền Nam thời ông Diệm và ông Thiệu gọi là lính cộng hòa hay lính quốc gia.

Nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm video số 1 bản trường ca thơ lục bát của tôi “Đoạn Trường Sầu Ly“ mà tôi cảm xúc từ Chinh Phụ Ngâm. Các cụ nhà ta mượn chuyện bên Tàu nhưng thực chất là mô tả cuộc chiến tranh tàn khốc ngót 200 năm của đàng  ngoài và đàng trong do hai lược lượng lãnh chúa Trịnh-Nguyễn phát động lấy sông Gianh làm gianh giới. Tôi đã viết tặng ngay nghệ sĩ Thu Hà bài thơ Ngâm Khúc Đoạn Trường cũng là tóm tắt sơ qua nội dung tác phẩm “Đoạn Trường Sầu Ly“ của tôi.
Ngâm Khúc Đoạn Trường
thơ tri ân nghệ sĩ Thu Hà

Thu Hà ngâm khúc đoạn trường
Sầu ly ai oán thê lương não nùng
Nỗi niềm chinh phụ hãi hùng
Rừng sâu núi thẳm rợn rùng chinh nhân

Chinh phu gió Sở mây Tần
Thương người vợ trẻ bần thần nhớ nhung
Đường xa heo hút mịt mùng
Phong ba bão tố chập chùng biển khơi

Lu Hà chẳng nói nên lời
Tri ân nghệ sĩ cuối trời mây bay
Giai nhân tài tử đắm say
Thơ ca tiếng Việt càng day dứt tình

Ngàn sao lấp lánh hành tinh
Vầng trăng sáng tỏ sân đình làng ta
Cuốc kêu khắc khoải chiều tà
Quê hương thầm gọi Hằng Nga mộng hồn

Vuốt ve cành trúc gió hôn
Sâm thương đôi ngả đuổi dồn đông tây
Nửa đêm chén rượu ngất ngây
Non thần đỉnh giáp vui vầy dở dang

Cầm tay bịn rịn thiếp chàng
Ngựa pha sương tuyết mơ màng công danh
Bắc Nam ngăn cách sông Gianh
Hai nhà Trịnh Nguyễn tranh giành đất đai

Chuyện Tàu  dã sử bi ai
Đặng Trần Côn, viết tuyền đài khổ đau
Bà Đoàn Thị Điểm theo sau
Diễn nôm để lại nhuốm màu khói hương

Nghìn năm bia đá tang thương
Một rừng xương cốt biên cương thét gào
Tiếng thơ nức nở nghẹn ngào
Mủi lòng cát sĩ ứa trào lệ rơi!

4.11.2019 Lu Hà

Bây giờ tôi mới đi vào mục đích chính là viết bình giảng.
“Truyện xưa tôi kể bạn nghe
Nước non mờ mịt sơn khê bụi trần
Quần hồng nhiều nỗi gian tuân
Trời cao thăm thẳm xoay vần thế nhân“

Còn bà Đoàn Thị Điểm thì:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chiên
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?“

Vì sao tôi đánh giá tài làm thơ song thất lục bát của ông Nguyễn Gia Thiều tức Ôn Như Hầu đáng bậc thày của bà Đoàn Thị Điểm? Vì tài gieo vần trắc. Chữ “bụi”câu trên không vần với chữ “nỗi“ câu dưới lắm. Nguyên tắc thanh luật làm thơ song thất lục bát thì câu trên viết bụi  thì câu dưới phải nên là dụi, hụi, dúi, cúi, tủi, mủi, sủi v. v… Đại để là như vây thì mới chính danh là làm thơ song thất lục bát. Với Nguyễn Gia Thiều rất ít sai xót cơ bản đó. Làm thơ phải gieo đúng vần cho thật vững thật khít đừng gieo trật ví như ta dựng một căn nhà thì xà ngang xà dọc cột kèo phải cho vào đúng lỗ ta gọi là vào mộng. Đừng nhỏ hẹp quá mà cứ đút đại vào sẽ vỡ mộng, hay quá rộng dễ đút vào nhưng căn nhà lỏng lẻo. Tôi xin lấy một ví dụ thật gần gũi dễ hiểu như đôi trai gái yêu nhau, rồi lấy nhau thì đêm tân hôn, đêm hợp cẩn thì phải vừa đôi phải lứa giống như cái mộng cột kèo vậy. Gắn vào là khớp luôn, duyên tình dính chặt vào như keo bóc không ra. Đó cũng là nguyên nhân cho tình yêu lâu bền. Vì thơ là ái tình, tiếng nấc của con tim thì gieo vần chính xác thì mới đảm bảo cho nghệ thuật. Thật ra xưa nay ta mải mê làm thơ đường luật nên tinh thần sáng tạo bị cùn rỉ mai một. Chỉ khi chữ Nôm ra đời mới có thơ song thất lục bát và lục bát. Thế mà đám Nho Khổng hủ bại dốt nát còn già mồm chê bai chữ Nôm chê bai thơ song thất lục bát, thơ lục bát của dân tộc ta là nôm na mách qué. Dòng thơ mới 7 chữ hay 8 chữ mới phát triển rầm rộ chừng thời gian quá ngắn trước năm 1945 thì tắt ngấm, thoi thóp sau năm 1954 thì lại bị vùi dập bởi cái gọi là nhân văn giai phẩm. Tuy  thiên hạ có viết ồ ạt nhưng bị kiểm duyệt nên thơ ca chỉ dám viết chung chung gào lên là đau khổ, trầm luân trầm mặc, thích dùng từ ngữ đao to búa lớn cho kêu mà nội dung theo tôi là còn rỗng tuyếch èo uột. Theo tôi các văn thi nhân còn phải cố gắng nhiều chứ đừng nghe theo đám văn thi sĩ háo danh hãnh tiến vì quá dốt nát nên bày ra cái trò thơ phú cải tiến, cách tân, về nền thơ văn hậu hiện đại. Nghĩa là thơ ca của ta là một cường quốc đã hiện đại lắm rồi, bây giờ là hậu hiện đại trên cả hiện đại thật là nực cười trơ trẽn dơ dáy vô liêm sỉ chả biết quái gì về thơ văn chỉ thích nổ xằng. Cách tân cải tiến thơ  văn chữ Việt chỉ là ngụy biện che đậy cái dốt nát kém cỏi của mình mà thôi.  Đám fan lại càng nô nức hào hứng hoan hô cổ vũ tâng bốc cho cái trí tuệ cùn rỉ tâm hồn cằn cỗi.

“Vì ai gây dựngcho nên nỗi này?“
Ngày đó dân ta bị hai tập đoàn thế lực chính trị lớn o bế kìm kẹp với danh nghĩa phò Lê, nhưng thực chất vua Lê chỉ là bù nhìn thôi. Khách má hồng chỉ phụ nữ đẹp phải chịu nhiều gian nan khốn khổ khi phải sống xa cách chồng hay người yêu.

“Trường Thành chiêng trống giang san
Cam Tuyền sương khói muôn vàn nẻo mây
Chạnh lòng chinh phụ riêng tây
Thanh gươm vó ngựa rừng cây bóng chiều”

Còn bà Đoàn Thị Điểm thì:
“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín lần gươm báu báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh”

Vẫn lỗi nhỏ về kỹ năng gieo vần trắc vì chữ nguyệt và mịt không thật vần nhau lắm. Đấy là tôi mới chỉ rà soát có 8 câu đầu, chư cả bài dài dằng dặc 412 câu thì tôi còn tìm ra nhiều lỗi nữa. Nhưng thôi thơ ca Việt Nam theo tôi  300 năm nay rồi  ai đó làm được như bà Đoàn Thị Điểm cũng hiếm hoi như gạo châu củi quế. Đấy là ý kiến của tôi thế thôi, để mọi người bớt hy vọng cho tác phẩm của bà Đoàn Thị Điểm ngang ngửa với ông Nguyễn Gia Thiều. Ta hãy đọc tài nghệ của Nguyễn Gia Thiều theo tôi là ông cụ tổ của thơ song thất lục bát:

“Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng,
Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào”

Thấy chưa? Trên viết “hắt” thì dưới phải là “ngắt” thì mới đáng mặt cao thủ võ lâm quần hùng về thơ song thất lục bát. Tôi không muốn quá sa đà vào việc phân tích so sánh tài năng của hai vị tiền bối này. Cả hai vị tôi đều ngưỡng mộ nhưng định giá về nghệ thuật tôi không đồng ý với quan điểm của nhiều nhà bình luận Việt Nam cho là Nguyễn Gia Thiều và Đoàn Thị Điểm ngang nhau. Tôi thì bà Đoàn Thị Điểm chỉ là học trò giỏi nhất là học trò cưng số 1 của ông Nguyễn Gia Thiều mà thôi. Theo tôi cả cụ tổ Nguyễn Gia Thiều gieo vần trắc vẫn chưa được hoàn toàn tất cả thanh thoát lắm, nhưng trong lịch sử thơ ca Việt Nam ngót 300 năm nay có ai làm thơ song thất lục bát sành sỏi lão luyện hơn cụ? Vì không có ai nên tôi tôn vinh Nguyễn Gia Thiều là cụ tổ làng thơ song thất lục bát  giống như nghệ nhân  làm nghề sành sứ gia truyền ở làng Bát Tràng vậy.

Trường thành là Vạn lý trường thành do Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng. Cam Tuyền chỉ là một tên một vùng đất ở bên Tàu. Chinh phụ là người vợ có chồng phải đi lính. Như Chinh Phụ Ngâm là khúc ngâm của người đàn bà có chồng ra mặt trận hay đồn trú ở nơi biên cương hải đảo.

“Áo bào quan vũ phiêu diêu
Tiễn đưa phải buổi tiêu điều hoàng hôn
Bâng khuâng biên ải sầu tuôn
Bút nghiên xếp lại nén buồn chia ly”

Quan vũ hay còn gọi là quan võ. Quan võ thường phải ra trận mạc, quan văn ở nhà giúp nhà vua hoạch định chính sách cai trị dân đen. Các chiến sĩ kể cả quan đến binh lính có nhiều người còn đang dang dở dùi mài kinh sử để chuẩn bị ra kinh ứng thi. Như ông Trần Xương thèm cái đỗ thủ khoa:

Số Bác Long Đong
vịnh Trần Tế Xương

Số bác long đong khổ thế này
Tám khoa cà cuống vẫn còn cay
Học tài thi phận đành cam chịu
Phú quý nhân tình thế vẫn say
Đất bãi Vị Xuyên gà ăn sỏi
Trời sông Mỹ Lộc cá leo cây
Văn trường hủ lậu phường văn sĩ
Đổi tế thành cao cáo vẫn cầy?

2008 Lu Hà

“Vốn giòng hào kiệt nhung y
Côn quyền dư sức kinh kỳ sắc phong
Xuống thuyền lướt sóng xuôi dòng
Tung hoành vó ngựa thong dong núi rừng”

Nhung y là trang phục của quân nhân. Chàng được sắc phong làm tướng lãnh lĩnh ấn tiên phong sau khi lên võ đài tỉ thí khoe tài dùng đao thương cung kiếm 36 ban võ nghệ đều tinh thông cả. Nhưng khi vợ tiễn chồng đi thì tướng quân đôi chút nao núng tinh thần nhưng chàng sớm hạ quyết tâm phải ra đi ra tiền tuyến. Ở nhà hậu phương đã có em lo, như ngày nay em là phụ nữ 3 đảm đang.

“Xa xăm dáng vẻ ngập ngừng
Dõi trông lòng thấy lưng chừng bóng trăng
Chí trai muôn dặm tuyết hằng
Thái sơn nhẹ tựa so bằng hồng mao”

Khi chàng đã có lý tưởng cao chết vì non sông đất nước thì chàng sẵn sàng coi cái chết nhẹ như sợi lông mao hồng. Tư Mã Thiên nói: “ Người ta vẫn có cái chết, song có cái chết nặng như núi Thái sơn, có cái chết không đáng nhẹ tựa như lông chim hồng”

Hồi đó nhà Trịnh và nhà Nguyễn cũng ra sức tuyên truyền cho chính nghĩa thuộc về mình bên đối phương là ngụy Trịnh hay ngụy Nguyễn. Kể cả khi Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa tiêu diệt được chúa Trịnh ở đàng ngoài cho chúa Nguyễn và có đánh cả tập đoàn quân xâm lược Mãn Thanh gồm 20 vạn quân thì Nguyễn Ánh vẫn cứ gọi đối thủ chính trị của mình là ngụy Tây Sơn.

“Dù cho nhuộm đỏ chiến bào
Xác còn da ngựa bọc vào sá chi
Lạc loài như cánh chim di
Quyết theo giới tử thành trì phá tan”

Da ngựa bọc thây là bởi chữ “mã cách” chữ Tàu các cụ nho đồ vẫn đọc: mã là ngựa, cách là da, nhưng bì bạch theo câu đối của bà Đoàn Thị Điểm cho ông cống Quỳnh cũng là da trắng. Mã Viện một viên tướng già nhà Hán từng nói:
“ Làm trai nên chết ở chốn sa trường biên ải, lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới đáng gọi là nam nhi tuấn kiệt.”

Cách tuyên truyền cổ động chiến tranh này như kiểu Mã Viện rất có hiệu quả. Nhưng Lương Châu từ lại là nỗi cực khổ của người lính nơi biên ải của Vương Hàn. Bởi bài thơ này ít nhiều đụng đến một vấn đề muôn thuở của người Việt: con người giữa thời chiến tranh loạn lạc. Trong chén rượu chia ly giữa phút ngập ngừng ở những cuộc tiễn đưa diễn ra đều kỳ bi, quá nhiều  ảnh ngộ xa cách thê lương:
  
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
 Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
 
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
 Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi? “

Giới Tử còn gọi là Giới Tử Thôi. Chuyện kể  vào đời Xuân Thu,vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống lang thang ở nước Tề, nước Sở. Bấy giờ, có một nhân sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua, giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng phú quý, Gi ới Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Vua Tấn ra lệnh đốt rừng để thúc ép Tử Thôi quay về. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước. Người Việt Nam quen gọi ngày Tết Hàn thực thích ăn đồ lạnh như bánh trôi bánh chay.

“Săn lùng hàng phục hàng phục Lâu Lan
Phục Ba mưu tính lấn tràn Man Khê
Trước sau giữ trọn lời thề
Cờ bay phấp phới bốn bề quân reo“

Lâu Lan quốc nằm trên con đường tơ lụa và lãnh thổ phần lớn bao quanh bởi sa mạc. Sứ thần Trung Quốc là Phó Giới Tử dùng mưu giết chết vua Lâu Lan là An Quy. Vương quốc này sau đó trở thành một nước bù nhìn của nhà Hán và được đổi tên thành Thiện Thiện.
Căn cứ sách sử, Lâu Lan là một thành bang lớn. Trong thành người dân sống đông đúc, ngoài thành đồng ruộng rất rộng rãi. Trong 36 nước ở Tây Vực ở Tân Cương thì kinh tế và văn hoá của Lâu Lan phát triển nhất. Ở thời kỳ Lưỡng Hán, quan hệ giữa Lâu Lan và vùng nội địa luôn rất mật thiết, nhưng đến sau thời kỳ Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều. Lâu Lan cắt đứt quan hệ với nội địa, rồi lặng lẽ biến mất . Đến đời Đường, tuy con đường tơ lụa vẫn c òn, nhưng mọi người không biết Lâu Lan ở đâu?

Phục Ba tướng quân chính là Mã Viện đời Đông Hán một viên tướng dày dạn kinh nghiệm chiến trường bị nữ tướng Việt Nam Trưng Trắc đánh cho tơi tả. Sau phải dùng mưu bẩn kế hèn cho quân ra trận cởi truồng lông lá xồm xoàm, ngất nghểu lừng lững đong đưa vật sang phải lại nghẹo sang trái để cho các nữ tướng Việt xấu hổ mới đánh bại được Nam Việt. Nhưng bên Tàu Mã Viện đã đánh dẹp quân rợ tới tận Man Khê.

“Hà Lương vực thẳm cheo
Tràng Dương sắc trắng hắt heo gió lùa
Thủy chung màu tím sim mua
Canh khuya thiếp lại thêu thùa khăn tay“

Hà là sông, lương là cầu. Ngày xưa tiễn đưa nhau thường đến tận cầu sông. Tràng Dương tên một vùng đất và cũng gọi tên cung thất nhà Tần. Người vợ tiễn chồng đi ra trận cũng sát biên cương, xa cách bao năm nhưng nàng vẫn thủy chung như màu tím sim mua.

“ Đoạn trường ly biệt đắng cay
Nỗi lòng thương nhớ bấy nay một mình
Vào ra tựa cửa ngắm hình
Ngọn đèn leo lắt rập rình bóng đêm

Sương rơi ngọn liễu êm đềm
Chàng đi thiếp lại bên thềm ngóng trăng
Trách chi Nguyệt Lão xích thằng
Cung đàn ai oán cát đằng gió mây“


Xích thằng gọi là tơ hồng hay chỉ hồng.
"Nguyệt lão là ông già dưới trăng bởi chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân" Đời nhà Đường (có chàng nho sĩ tên Vi Cố. Một hôm đến Đông Đô, giữa đêm trời quang mây tạnh, trăng sao vằng vặc, thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi dưới ánh sáng trăng, mắt nhìn vào quyển sổ to, tay se sợi tơ. Vi Cố lấy làm lạ hỏi:
- Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách chi và tơ đỏ này, cụ se làm gì?
Cụ già đáp:
- Ta là Nguyệt Lão, xem sổ định hôn của dân gian. Còn chỉ ta đương se là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại.
Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu cụ già cho biết duyên của mình. Cụ già mỉm cười nói:
- Số duyên của nhà ngươi là con bé 3 tuổi của mụ ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô.
Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng. Cụ già biết ý, bảo:
- Đó là duyên trời định. Già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.
Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả thực trông thấy một mụ ăn mày dơ dáy, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Cố bực tức, mướn một gã lưu manh đâm chết được đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh vâng lời, cầm dao xông đến, chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy.
Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết, sợ người bắt nên cuống cuồng chạy trốn.

Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi. Thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ khôn xiết.
Đ êm hợp c ẩn, Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, hớn hở, vừa ý lắm. Chợt nhìn ở sau gáy có một vết sẹo, Cố lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thật kể rõ mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như con đẻ.
Nghe vợ thuật, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm: “Thật là duyên trời đã định, tránh đâu cũng không khỏi“. Nhưng Cố cũng mừng vì vợ đẹp nhạc phụ lại là quan to đầu triều.

“ Bến Tiêu Dương, dưới hàng cây
Trông sang mà tủi canh chầy Hàm Dương
Chàng càng lưu luyến vấn vương
Bắc loa tay gọi cố hương thiếp chờ

Hai đầu nỗi nhớ bơ vơ
Cùng trông rồi lại đôi bờ cùng xa
Ngàn dâu xanh ngắt quan hà
Chập chùng dặm thẳm trăng ngà mờ soi“

Tiêu Tương là một con sông bên Tàu tựa như sông Hương ở Việt Nam cây cối xanh tươi cành lá xum xuê. Còn Hàm Dương là tên đất tây kinh của nhà Tần. Cảnh tiễn đưa và chia tay thật là bịn rịn, thương cảm vô cùng.

5.11.2019 Lu Hà















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét