Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Nhớ Lại Những Vần Thơ Đầu Tay


Vào những năm 2006, 2007 khi tôi chưa biết cách lập facebook và viết blog, tôi hay lang thang trên mạng đọc thơ của thiên ha. Vô tình tôi vào trang web của anh Trần Trung Đạo để đọc văn thơ. Làm thơ cũng là một thú vui để trẻ hóa tâm hồn, có lẽ sẽ làm cho ta bớt đi những nếp nhăn trên mặt, mỉm cười nhiều hơn nhăn nhó. Lu Hà tôi muốn mình luôn trẻ trung yêu đời, Lu Hà không phải anh hàng thịt, trái tim thơ không thể sẻ làm đôi. Nghe nói còn tệ nạn nực cười làm thơ thôi phải xin giấy phép, làm thơ trong khuân khổ pháp luật, chỉ được phép ca ngợi, thơ không được rên rỉ khóc lóc yêu thương.


Tóm lại làm thơ tâm hồn thi sĩ không được quá tự do bay bổng ra khỏi ngoài cái cũi sắt chuyên chính vô sản. Tâm hồn thơ chịu bị khóa trái, thơ chỉ được phép lục đục cựa quậy trong những cái túi da trong cái nồi thập cẩm của các cai thầu thơ mít đặc cán mai. Thơ như run rắn mò mẫm trong đêm mù tăm tối.

Đã làm thơ mà còn lắm quy định như vậy thì Lu Hà này xin chắp tay mà vái các thày thơ rỏm, chẳng thơ thì đừng hãy ném vào sọt rác, vả lại chắc gì đó gọi là thơ. Lu Hà tôi sẽ bảo các anh các chị viết văn nửa vần nửa xuôi đó thôi. Vần ít xuôi nhiều xuống dòng liên tục là một thủ đoạn trí trá. Bắt bí quá thì thà đi buôn thuốc lào hay đẩy xe thồ đất như ông Hữu Loan còn hơn. Đời cốt chỉ là 2 bữa vặt lông mũi đút miệng thấy đủ no là mừng rồi.

Cũng may Lu Hà tôi là một công dân tự do. Vào những năm 2006, 2007 thấy cũng khoái cái anh chàng Trần Trung Đạo này khi đọc những vần thơ giàu hình ảnh trí tưởng tượng siêu hình: “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”.

Sinh tử là lẽ thường, có sinh ắt có tử, đã tử thì sẽ lại được đầu thai, ngụp lặn trong cõi luân hồi trôi nổi theo giáo lý nhà Phật. Anh đã viết bài thơ “ Chết như người Việt Nam“. Vậy tôi cũng đặt ngược lại câu hỏi: “ Sinh như người Việt Nam“. Chết đã chả ra gì, thì sinh ra và sống cũng chả ra gì, vậy thôi.

Toàn thể bài thơ mô tả về một gia đình thật là bất hạnh, đủ cha mẹ và anh chị em. Bốn người phải bỏ mạng chết tức tưởi oan uổng trên biển, chỉ còn người vợ người mẹ sống sót ở lại Việt Nam trong nỗi nhớ mong khắc khoải còm cõi đợi chờ…

Một bài thơ cũng là một sự thật lịch sử đắng cay đau xót nhất của dân tộc Việt Nam. Nếu đọc lại lịch sử thấy mọi sự thay đổi thăng trầm thịnh suy. Có lẽ trước triều đại nhà Nguyễn, người Việt Nam sống thông minh và đoàn kết hơn?

kể từ khi Pháp xâm lược, xuất hiện nhiều luồng tư tưởng văn minh châu Âu tràn ngập, thì đại đa số người Việt không tiếp thu những tinh hoa và tiêu hóa nổi. Họ lạc vào mê hồn trận họ truyền bá linh tinh những học thuyết thối tha cặn bã và từ đó dân tộc Việt tụt dần xuống dốc. Mác Lê Mao Trạch Đông, cộng với Khổng nho đã ngấm vào máu thịt, trở thành gen di truyền.

Bây giờ ai cũng biết Việt Nam mức sống so với quốc tế quá thấp, nhưng cái tính tự cao tự đại, láo khoét già mồm ngụy biện, tính khôn lỏi khôn vặt, cà cuống chết đến đít vẫn còn cay, số chóp bu lãnh đạo ngu lâu ngu bền, thủ cựu xây dựng đảng thì không thể nào bỏ được.

Người ta thường nói xứ mù thằng chột làm vua, kể cả khi cái xứ đó đã dần dần sáng mắt ra thì thằng chột vẫn làm vua, đòi thâu tóm tất cả quyền lực trong tay về cái gọi là chủ bí và chủ tiệm nước.

Con người số đông trở thành vô cảm, mũ ni che tai, mặc kệ nó để mặc cho thằng chột cầm cân nảy mực, lèo lái dẫn dắt thiên hạ như những con cừu ngây dại đần độn vào lò mổ. Thói quen sống trong cảnh mù lòa, nay bỏ đi có khi lại cho là bất hạnh. Ở nước ngoài những ngươi Việt tỵ nạn lưu vong, hay có quốc tịch của nước sở tại hay con cái cán bộ cộng sản gửi sang làm ăn thành đạt họ có một cuộc sống tương đối ổn định làm cho người dân trong nước ước mơ them khát, nhưng cũng còn có những người  chịu nhiều thiệt thòi và chịu những cái chết tủi nhục như anh Trần Trung Đạo mô tả trong 2 bài thơ.

Ở trong nước đại đa số sống quá bi đát, cái chết luôn rình rập, không chết vì đói nghèo bệnh tật thì cũng chết vì những lý do vu vơ, thành phần gia đình con cái ngụy quân ngụy quyền, tư tưởng chống đối nhà nước chống đối chế độ, kể cả biểu tình chống Tàu cũng bị quy chụp là chống đối nhà nước, muốn lật đổ chế độ, chỉ vì một bài thơ bài báo cũng bị truy tố. Cái điều vô lý  vớ vẩn tưởng như tiếu lâm đó thì ở Việt Nam là sắt thép luật rừng là mạng sống của con người.

Đôi dòng suy nghĩ khi đọc 2 bài thơ của anh Trần Trung Đạo. Tôi cũng rất buồn khi nghĩ đến cái chết, những thói quen do bị giáo dục nhồi sọ tẩy não đã làm cho dân tộc này thành món hàng tiêu thụ của nhà nước và đảng cai trị, là kho hàng nội tạng của các công ty kinh doanh China.

Xin Hỏi Anh

Có bao giờ anh lo
Một nỗi buồn vu vơ
Rồi đây ta phải chết
Chết ở đâu bây giờ?

Chết trong một tấn tuồng
Trong thác loạn điên cuồng
Hay ở trong trại cấm
Nơi hải đảo biên cương?

Ai cắt ngắn đời anh
Mưu mô cuộc tranh dành
Khi tương lai vừa hé
Mái tóc còn đang xanh?

Họ nhân danh mãi hoài
Họ đại diện cho ai
Vì sao họ không muốn
Anh được sống lâu dài?

Sao vô lý bất công
Một người dân bình thường
Mà không được quyền sống
Coi như đá cản đường?

Anh có cha mẹ không
Và có họ hàng không
Chút hơi tàn ruồng bỏ
Rừng hoang hay  cánh đồng?

Trái tim nào hồi hộp
Và đã từng được yêu
Hay chưa từng nếm trải
Êm ái những buổi chiều?

Thế giới tưởng an bình
Nỗi lo cứ rập rình
Vô cớ bị vu cáo
Giải ra tòa đại hình?

Anh chẳng can tội chi
Và chưa từng hại ai
Không gì cả chỉ muốn
Quyền được sống làm người

Cuộc sống đắt thế sao
Mạng người đáng là bao
Nghề kinh doanh xác chết
Ắt hẳn phải giàu to?

2007 Lu Hà












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét