Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Bình Giảng Bài Thơ “Bơ Vơ Xứ Nào“



Sở dĩ tôi thấy cần thiết bình giảng bài thơ bơ vơ xứ nào, sáng tác trong hoàn cảnh khi nghe bài hát của nhạc sĩ Phạm Đình Chương với tiên đề: “ Cho Một Thành Phố Mất Tên. Bởi vì bài thơ “ Bơ Vơ Xứ Nào“ của tôi mới được đăng trên Facebook thì có ngay một người tự nhận mình là trí thức am hiểu triết học ra sức công kích xỉ nhục lăng mạ tôi. Y trâng
tráo viết:  Bài thơ tôi làm không hay, nghe như nước cống mà cũng đăng, không biết nhục không biết xấu hổ. Y với nickname: Heathcliff và lấy hình tễu làm đại diện. Một người hèn mọn đến mức không dám lộ rõ bộ mặt thật của mình mà cũng lăn xả vào hận thù công kích tôi như vậy cũng đủ biết y là loại người chả ra gì. Bây giờ tôi và các bạn sẽ ném y vào sọt rác. Cái đáng quan tâm là ý nghĩa nội dung nghệ thuật của bài thơ. Về nội dung bài hát của nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết theo lối văn ngẫu biền tôi không bàn đến mà trọng tâm là bình giảng ý nghĩa của bài thơ do tôi sáng tác.

Thành phố mất tên mà nhạc sĩ Phạm Đình Chương muốn nói chính là thành phố Sài Gòn. Ai đã đổi tên? Những người cộng sản. Vì sao đổi tên? Muốn xóa đi ký ức  trong lòng người dân Miền Nam với cái tên Sài Gòn là thủ đô trung tâm văn hóa cơ quan đầu não của hai nền đệ nhất và đệ nhị cộng hoà là một quốc gia có chủ quyền được quốc tế công nhn. Vậy thành phmang tên ai? Hồ Chí Minh. Lấy tên một người là lãnh tụ cộng sản cho thủ đô của một quốc gia thì trên thế giới này chỉ có Việt Nam. Như Hoa Kỳ lấy tên vị tổng thống đầu tiên thành lp ra nước Mỹ là ông Washington còn có lý. Như Việt Nam thủ đô Hà Nội có thể lấy tên ông Đinh Tiên Hoàng hay còn gọi là Đinh Bộ Lĩnh là người lập ra nước Đại Việt còn có l ý.

Còn ông Hồ Chí Minh vô cớ soán tên Sài Gòn là một sự vô lý. Có lẽ vì anh Phạm Đình Chương và tôi có nhiều tình cảm nhớ thương thành phố Sài Gòn nên người này cay cú chê bai thơ không hay?

Vậy tôi phải tự viết bài bình giảng để bênh vực Sài Gòn vậy.

Bơ Vơ Xứ Nào“ là một bài thơ lục bát giàu âm điệu hình ảnh tượng trưng cảm xúc dồi dào bi lụy nói về nỗi lòng người Việt xa xứ dời bỏ quê hương sống nơi đất khách quê người, mỗi khi nghĩ về thành phố Sài Gòn thân yêu nay đã bị đổi tên là nỗi đau chua chát, nỗi nhục của một dân tộc đang tàn lụi có thủ đô mà cũng mất, cái tên gọi cũng mất luôn.

“Thương em hòn ngọc Viễn Đông
Phượng rơi phố cổ bềnh bồng gió mây
Hết rồi giây phút ngất ngây
Sài Gòn đã mất vui vầy canh thâu…“

Hòn ngọc Viễn Đông là do ông Lý Quang Diệu tổng thống Singapur ngày xưa thèm khát mơ ước nước ông cũng giàu có khang trang lộng lẫy như Sài Gòn dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trong thơ tôi lấy hình ảnh hòn ngọc chỉ một người con gái đẹp kiều diễm chỉ là lối nói bóng bẩy tượng trưng hình ảnh mà thôi. Một cô gái đẹp đi bên cạnh người yêu có thể là những thiên thần mũ đỏ, đi ra ngoài phố nhiều cô nhìn muốn nổ con người hay những chàng trai biệt động thám báo oai hùng từng tung hoành trên 5 vùng chiến thuật. Hoa phượng rơi phố cổ bồng bềnh gió mây trong tà áo bay, trong mái tóc xanh bồng bềnh, tấm áo dài trinh nữ màu trắng thiết tha...

Nhưng than ôi một đội quân dép râu nón cối từ phương Bắc ào ạt tràn tới tạo nên cảnh nồi da xáo thịt cướp bóc tang thương chia đàn xẻ nghé, chia loan rẽ thúy. Hòn ngọc Viễn Đông người em gái mất đi những giây phút hạnh phúc ngất ngây. Đêm Sài Gòn mất đi cảnh thanh bình vũ nhạc quán xá xầm uất thâu canh mà thay vào đó là những cảnh tra xét giấy tờ hộ khẩu.

" Hai mùa mưa nắng dãi dầu
Trán nhăn tư lự chân cầu gọi tên
Ngậm ngùi thục nữ thuyền quyên
Lục bình trôi nổi truân triên liễu đào"

Miền Nam nhất là thủ đô Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa nắng trong năm. Khí hậu nóng và ẩm nắng cháy da mưa ngập đầu. Người Sài Gòn quanh năm mặc áo cánh, lụa mỏng không hề mặc áo bông và áo len bao giờ.
Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng hòa.  Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu do Pháp xây dựng từ thập niên 1940. Sài Gòn thanh lịch chịu ảnh hưởng hai nền văn hóa Pháp và Mỹ. Người Sài Gòn sớm tiếp nhận nền văn minh tự do dân chủ bình đẳng bác ái nhân quyền nghị viện phương Tây

Nên khi Sài Gòn rơi vào tay người cộng sản bắc Việt. Cảnh những  quân cán binh hay người lớn tuổi tư lự trên cầu nuối tiếc nhớ thương thầm gọi tên Sài Gòn khi đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Những cô thiếu nữ buồn bã nghĩ về thân phận mình như đám lục bình nổi trôi, một tương lai mù mịt, buồn thẳm cho kiếp má đào trầm luân đầy bất hạnh rủi ro.

Liễu đào chỉ rạng liễu Tràng An theo điển tích xưa. Liễu Chương Đài trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn ta nỗi lòng nhớ thương quê hương và tình nhân của nàng Kiều lúc ở lầu xanh, có câu:

Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

Chương Đài là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàu. "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đài. Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ tức là nàng Kiều.

Đời nhà Đường, Hàn Hoành tuổi trẻ nổi tiếng là một người tài danh. Nhà nghèo kiết, lấy một nàng kỵ nữ họ Liễu ở Chương Đài.
Mấy năm sau, quan Tiết độ sứ ở châu Thanh là Hầu Hy Dật mến tài, tâu vua xin Hàn Hoành làm người giúp việc. Bấy giờ, đương lúc nhiễu loạn, Hàn không dám đem Liễu đi theo, để nàng ở lại kinh đô, định chờ dịp tiện sẽ về đón. Nhưng trải qua ba năm trời, Hàn vẫn không về đón được. Nhân lấy vàng đựng vào một cái túi gởi về cho Liễu, kèm theo một bài thơ:

  “Liễu ơi, hỡi Liễu Chương Đài,
   Ngày xưa xanh biếc, hỏi nay có còn?
   Ví tơ buông vẫn xanh rờn,
   Hay vào tay khác, khó còn nguyên xưa!“

Hình ảnh Hàn Hoành là những chàng trai Sài Gòn di tản tỵ nạn sang Hoa Kỳ và các nước Tây Âu để người yêu mắc kẹt ở Sài Gòn thật là thê lương thảm thiết.

" Trăng lên vàng võ xanh xao
Vũng Tàu sùi sụt nghẹn ngào cánh chim
Hải Âu vùng vẫy đi tìm
Biết bao kỷ niệm đắm chìm biển sâu "

Vầng trăng là hình ảnh của tâm thức lòng người. Người xưa thường nói:" Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Từ khi thành phố Sài Gòn đổi tên kẻ khác thì liễu thanh thanh không còn thắm nữa. Vầng trăng cũng trở nên vàng võ xanh xao ốm yếu bệnh tật thổ từng bãi huyết đỏ lòm như trăng của Hàn Mạc Tử vậy.
Vũng Tàu không còn là nơi nghỉ mát danh lam thắng cảnh đô hội dập dìu tài tử giai nhân, trai thanh gái lịch hào hoa phong nhã văn chương đài các nữa. Vũng Tàu trở thành hang ổ trộm cướp trấn lột đĩ điếm đủ màu sắc vàng xanh đen đỏ. Nơi những tiếng lóng anh chị, chửi thề nói tục. Vũng Tàu trở thành luật rừng vô thiên vô phép. Nên mới lấy hình ảnh tượng trưng con chim sùi sụt khóc. Hải Âu giận dỗi vùng vằng đi tìm kỷ niệm xưa một thời thơ mộng. Nhưng than ôi tất cả đều bị nhấn chìm dưới đáy biển sâu.

" Ai ngờ thế cuộc bể dâu
Xuân về én lạc hạt ngâu phong trần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Hà đông tơ lụa bần thần ngẩn ngơ"

Đúng vậy nào có ai ngờ một cơn gió chướng tử đâu lại? Có phải từ phương đông, phương nam, hay là phương tây? Không cơn gió chướng đến từ phương Bắc và Sài Gòn thất thủ vào ngày 30.4.1975. Mùa xuân đàn én lạc không dám trở về vì trở về là bị chết chóc đánh đập tra khảo tù đày. Nên đàn én đau thương của quê mẹ miền Nam tản mát lưu lạc bốn phương trời tìm miền đất hứa.

Áo tứ thân áo bà ba là hình ảnh thân thương của dân miền bắc và dân miền nam.

Áo tứ thân được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.

Áo tứ thân gồm hai vạt, bốn tà. Áo tứ thân không có khuy, dài và có hai tay áo để xỏ vào khi mặc. Bên trong, người con gái mặc chiếc yếm. Yếm có màu nặng dành cho các bà đứng tuổi hoặc màu đào màu thắm đỏ dành cho các cô gái trẻ. Màu yếm này làm cho yếm có tên là yếm "bỏ bùa cho sư".

Sở dĩ tác gỉa dùng hình ảnh áo tứ thân mà không dùng áo bà ba. Vì muốn để người đọc tự liên tưởng tới. Áo tứ thân áo lụa Hà Đông là hình ảnh cô Bắc Kỳ xinh xinh trong một bài thơ của Nguyên Sa. Cái ngẩn ngơ thơ mộng ngày xưa đâu còn nữa khi thế cuộc vần xoay bất hạnh bể dâu hàng triệu người vượt biên vượt biển tỵ nạn.

"Bắc Kỳ cô gái huyền mơ
Lại theo cha mẹ bơ vơ xứ nào
Thuyền mây sóng vỗ lao xao
La bàn chẳng có ứa trào giọt châu!"

Đáng thương thay cho cô gái Bắc Kỳ cả đời long đong hai lần chạy nạn năm 1954 và năm 1975. Hình ảnh thuyền mây la bàn không có chỉ là lối nói tượng trưng trong thơ để người đọc tự liên tưởng đến hải tặc, hãm hiếp chết chóc giữa đại dương mênh mông.

Bài thơ chỉ có 5 khổ 20 câu viết theo thể lục bát cổ truyền cũng đủ nhắc cả lại một giai đoạn dài của lịch sử kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào nam khai phá mở mang vùng đất Sài Gòn Gia Định. Nếu không thích tên Sài Gòn nữa vì sợ dân miền Nam còn lưu luyến chế độ ông Diệm ông Thiệu thì người cộng sản có thể đặt tên là thành phố Nguyễn Hoàng để làm kỷ niệm? Cớ sao lại là thành phố Hồ Chí Minh? Ông Hồ quê ở Nghệ An chứ dính dáng gì đến Sài Gòn? 

15.7.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét