Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 199


Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 11
*Nguyên tác thơ lục bát: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

“Khí thứ hai dật dờ bên hữu
Ngôi thiên tư thành tựu thứ ba
Trời kia bên tả tư ra
Đất thì bên hữu rõ là khí năm


Tư tuyền chung lăm lăm khí sáu
Hơi bốn mùa nương náu đến nay
Thung thăng khoảng sáu mươi ngày
Tám mươi bảy khắc nữa rày hữu cơ

Ngọn lúa đòng phất phơ thấp thoáng
Yếu quyết xưa ló dạng đầu bờ
Niềm vui thao thức bao giờ
Hai ngôi thoái lại đợi chờ mỗi niên

Cứ xuôi ngược đầu tiên chẳng trách
Tý thiên tư bức bách về đâu
Hai heo ba chuột bốn trâu
Năm hùm sáu thỏ trọn xâu dẫn truyền

Mão tư thiên xoán liền ngôi sửu
Dấy khí sơ hùm thỏ đến rồng
Rằng hai ba bốn đã thông
Năm trăn sáu ngựa trọn công tư truyền

Hai năm ấy lệ biên lâu nữa
Này những năm thấp thổ tư thiên
Thấy ngay hàn thủy đến phiên
Như năm tướng hỏa mộc nhiên tạo thành

Bởi chính hóa giao tranh đối lại
Chẳng đồng nhau trở ngại gốc trồng
Ngựa dê gà cọp heo rồng
Chuột trâu khỉ thỏ rắn muông đua giành

Theo gốc số bẩm sanh tạo hóa
Đối nghịch nhau thời họa thực hư
Thiếu thừa theo luật bù trừ
Chỗ tiêu nơi bản đều từ ấy ra

Thì hãy dở sách tra sẽ thấy
Càng thấm nhuần lời dạy thực hay
Cổ kim năm khí vận may
Máy trời sáu khi xưa nay tỏ tường

E khách chủ hai đường lẫn lộn
Khó toan bề bận rộn ngó coi
Đạo Dẫn tạo vật sáng soi
Khí theo khí xét rạch ròi sử biên

Như giáp tý chi niên giả dụ
Vận khí chia quyền đủ một năm
Giáp tìm thổ vận duyên cầm
Tý đưa quân hỏa âm thầm khí đi

Khách gia cũng chỉ vì trên chủ
Chủ chịu lòn khí tụ ngưng tà
Đất trời chẳng chịu dung hòa
Trái ngang hơn thiệt mới ra bất tề

Mùa xuân ấm chẳng về xoa dịu
Gió heo may bấu víu lạnh lùng
Mùa hè hơi nóng tận cùng
Khí âm ẩn núp hãy hùng khí dương“



Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 12

“Mùa thu đến khí dương chẳng trọn
Mưa dầm dề đội nón trên đường
Hơi sương lạnh lẽo chán chường
Tiết đông heo hút thê lương bức rèm

Làn gió thổi lem nhem tan giá
Keo dán hình đất đá sượng câm
Ráo khô bực bội nóng hầm
Bùn lầy nhão nhoẹt cát lầm nứt đê

Câu khí hậu bất tề nên nhớ
Bờ sông quê sụt lở theo nhau
Cỏ cây tàn tạ khổ đau
Mong sao tương đắc trước sau hóa lành

Chỉ e ngại tranh giành khách khí
Không thuận hòa vị trí soán ngôi
Ngũ hành điên đảo than ôi!
Ghế cha phế truất con ngồi lên trên

Sinh bệnh tật cố nhiên nóng giận
Tiều cho rằng khí vận thế này
Mấy năm thuận nghịch thưa thày
Dẫn đưa y học xưa nay tận tường

Khắc tư thiên lẽ thường năm vận
Bởi tư thiên sinh vận thuận tâm
Năm nào biến chứng nghịch tầm
Vận đồng với khí là năm thiên phù

Sáu mươi  giáp một chu kỳ đến
Mười hai năm xuất hiện một lần
Kể ra Mậu tý, Mậu dần
Mậu thân, Mậu ngọ, Bính Thần, Tuất chi

Năm Kỷ sửu, Kỷ vi tính tới
Mão Dậu hai Ất Hợi Tý Đinh
Cho hay vận khí đồng tình
Mười hai năm ấy chúng sinh thiên phù

Vận khí đến vân du mấy lối
Thấp thỏm coi tuế hội tám chi
Đếm đầu Kỷ sửu, Kỷ vì
Giáp thìn, Giáp tuất, thổ vi thổ làm

Đinh mão mộc nhăm nhăm Ất dậu
Kim tiếp theo Mậu ngọ lửa dầu
Coi chừng Bính tý mưa ngâu
Thiên phù tuế hội hợp nhau nhất thì

Thái ất kia bốn chi  hội đủ
Từ Kỷ sửu chiêu dụ Kỷ vi
Theo nhau Ất dậu hơi đi
Một bờ Mậu ngọ thầm thì gió may

Coi năm tháng giờ ngày tính toán
Cờ tư thiên mà đoán cơ duyên
Gỉa như Mậu ngọ thường niên
Vận đồng với khí từng thiên rõ rành

Gặp năm ấy khó lành bệnh tật
Sách nội Kinh coi thật bao la
Máy trời trắc trở sơn hà
Mười hai năm lại sinh ra bất hòa.“



Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 13

“Sự trái ngược nhạt nhòa hơi khí
Mười hai năm định vị thiên hình
Nguy nan tạo vật điêu linh
Đất trời giành giật chúng sinh thảm sầu

Khi tiểu nghịch biết đâu sinh vận
Thuận hóa thành phấn chấn vui thay
Nhiệm màu nào có ai hay
Can chi nhộn nhịp cho ngay đức phù

Có hai ngôi vân du tuế hội
Vận suy ty rẽ lối xét bàn
Nội kinh hai chữ khuyên can
Hại cang thừa chế cản ngăn rõ ràng

Hữu dư bất túc càng cố gắng
Xuất nhập cho thăng giáng hẳn hoi
Phân minh mọi sự rạch ròi
Mỗi năm đồ vẽ cần coi tận tường

Soi xét kỹ bất thường tà chính
Bậc lương y suy tính trước sau
Hai luồng khí vẫn đua nhau
Thành tâm hóa dục khổ đau tiêu dần

Bầy dân đen xa gần trông ngóng
Y đức cao trọng vọng tiếng thày
Kê đơn bắt mạch chuyên tay
Bệnh tình thuyên giảm thuốc hay mau lành

Lương y giỏi xứng danh từ mẫu
Từ cổ kim khắc dấu ghi tên
Hoa Đà Biển Thước hoàng thiên
Lãn ông Hải Thượng thần tiên giúp đời“

Các phần bình giảng thơ diễn ngâm trước, tôi đã giải thích về hai nhân vật danh y nổi tiếng bên Tàu là Hoa Đà và Biển Thước, còn ở Việt Nam chúng ta trong phần này là Hải Thượng Lãn Ông tên hiệu của ông Lê Hữu Trác nghĩa là ông lười Hải Thượng. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y.

Lê Hữu Trác vốn có tên cúng cơm là Huân  biểu tự Cận Như  bút hiệu Quế Hiên Thảo Am, Lãn Ông , biệt hiệu cậu Chiêu Bảy sinh năm Canh  tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất, gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng.

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư . Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân. Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình. Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng mới.

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu; lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách, vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ "Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.
Khi đã trở nên nổi tiếng, ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh công danh, nhưng do theo đuổi nghiệp y đã mấy chục năm mà bộ "Tâm lĩnh" chưa in được, "không dám truyền thụ riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết, nhưng việc thì nặng sức lại mỏng, khó mà làm được "Thượng kinh ký sự", ông hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy ông nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, từ giã gia đình, học trò rời Hương Sơn lên đường.

Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen hiểu sâu y lý ban thưởng cho ông 20 xuất lính hầu, và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại. Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn ông không chịu chữa theo đơn của ông, nên thế tử không khỏi, ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này, kết quả để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi.

Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm cố hương Hải Dương, nhưng mãi đến tháng 9 năm 1782, sau chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông. Ông bắt buộc phải nhận nhưng bụng nghĩ: "Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được"

Sau khi Trịnh Sâm chết vì bệnh lâu ngày sức yếu, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên "khí lực khô kiệt", khó lòng khỏe được. Do nóng lòng trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh, ông rất vui mừng được về đến Hương Sơn.

Thời gian cuối đời ông viết xong tập "Thượng kinh ký sự" bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa, những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển ) để hoàn chỉnh bộ "Hải Thượng y tông Tâm lĩnh". Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Ông qua đời vào năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

“Chỉ e rằng các ngươi lười biếng
Đạo chẳng chuyên để tiếng cho ta
Thị phi miệng lưỡi phun ra
Học hành trí trá gần xa tin đồn

Ngư Tiều xin Sư tôn chỉ bảo
Kinh nghĩa trong y đạo kín xa
Nghe câu cang hại chưa ra
Dẫn trong kinh sách bao la vô cùng

Rừng chữ nghĩa mịt mùng vô tận
Muốn tinh thông phải dấn thân đi
Đan Kỳ cửa đạo tinh vi
Uyên thâm y thuật nhất nhì chẳng ngoa

Rừng bản thảo cỏ hoa kỳ lạ
Suối nước trong sỏi đá bất thường
Đủ mười hai bộ đan phương
Biết bao mùi vị mở đường từ bi

Thảo mộc cũng tương tri lân lý
Rất nhiều loài chọn kỹ tìm lâu
Một bộ kim thạch ở đầu
Trăm ba mươi tám đúng câu đá vàng

Bộ thảo thượng rõ ràng quý hiếm
Chín mươi lăm tìm kiếm hột hoa
Thảo trung một bộ nối ra
Chín mươi bảy giống gốc chà lá cây.“

Cả 3 bài thơ trong phần này tôi sẽ không bình giảng về tên các loại thuốc và phương thức khám và chữa bệnh để tránh miên man rườm rà. Tôi đặc biệt chỉ chú ý về hành trình của các nhân vật, diễn biến của câu truyện thơ. Tác phẩm thơ song thất lục bát kể về thân thế gia cảnh, lý do nào dẫn họ đi học nghề y? Mộng Thế Triền và Bào Tử Phược sống ở đất U và đất Yên bên Tàu, ngày nay thế giới quen gọi là China. Thời đó gọi là Trung Nguyên, tự đắc xưng là Trung Quốc cái rốn của nền văn minh hoa hạ, coi các nước xung quanh là man di, tây di hay tây vực. Vua nhà Tấn cắt đất U, Yên cho quân Khiết Đan còn gọi là quân Liêu để cầu hòa. Mộng Thế Triền và Bào Tử Phược đều là những sĩ phu yêu nước cả hai người vợ con đều ốm đau yểu mạng chết dần. Trên bước đường chạy nạn họ phải làm nghề đốn củi, đánh bắt cá nuôi thân nuôi gia đình, họ kết thành đôi bạn thân và rủ nhau đi học nghề thuốc.

9.4.2020 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét