Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Bàn Luận Về Thơ Mới Và Thơ Lục Bát

-Lu Hà: Triết gia thi sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức viết bài ca ngợi nhà bình thơ Hoài Thanh hơi quá và có ý kiến cho rằng: Thơ mới tức là thơ tự do và thơ lục bát có nguồn gốc từ bên Tàu?

Lâu nay tớ rất ngưỡng mộ Bác Đức về khoản triết học, nhưng về thơ theo tớ thì Hoài Thanh không biết làm thơ trình độ bình thơ rất kém, ông ta là anh thợ sắp chữ ở nhà in thôi. Ông ta chỉ là tay mơ về thơ. Ngân Giang là nữ sĩ tài hoa với bài Trưng Nữ Vương. Sinh thời thi sĩ Đông Hồ phải đột quỵ khi bình thơ bà, và đã tắt thở vì quá xúc động khi đọc thơ Ngân Giang. Nhưng Hoài Thanh cố tình quên bà trong tác phẩm Thi Nhân Việt Nam kém chất lượng của ông ta, về cái gọi là nghệ thuật vị nhân sinh, mà chỉ a dua theo quan điểm của đảng và Tố Hữu. Ngân Giang bị trù dập vì bà ta không chịu theo chân bưng bô cho cán bộ ban tuyên giáo, họ không thể ve vãn tán tỉnh bà. Bà bị chặn kinh tế, mở quán bán nước ven bờ sông, ép bà vào tổ hợp tác xã thêu. Hàng trăm bài thơ hay của bà cấm xuất bản, họ vu khống bà nhân văn giai phẩm. Cho nên Xuân Sách mới có thơ:

“Vị nghệ thuật nửa đời người
Nửa đời còn lại vị người cấp trên.“
Đúng như Xuân Sách nói, tôi cũng nghĩ ông Hoài Thanh làm chủ một cái đầu rỗng tuyếch, ông ấy chẳng có trình độ văn chương, thơ phú, triết học, hay thần học chi hết. Vì may mắn sống trong thời kỳ thơ mới rầm rộ, nghe hai phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh tranh cãi nhau. Hoài Thanh chỉ là anh mõ trong làng văn chương và lại sẵn cái nghề thợ in, nên trong quá trình sắp chữ Hoài Thanh có đọc nhiều lời bàn của các văn sĩ học giả, ông ấy ghi chép lại, thuổng lại văn người khác bảo là của mình. Cuốn thi nhân Việt Nam là sản phẩm bập bênh lõm bõm. Khi viết cuốn này Hoài Thanh còn quá trẻ mới ngoài 20 tuổi, viết lại ẩu trong danh sách những người không đáng thi nhân cũng đưa vào, cả đời họ chỉ làm có một bài thơ mà chưa chắc đã phải của mình. Nghe nói nhiều người xấu hổ quá, lương tâm cắn rứt viết thư đề nghị rút ra khỏi danh sách. Sau này do nhu cầu cách mạng, nhu cầu cán bộ ông Tố Hữu và ban tuyên giáo tuyên huấn cất nhắc Hoài Thanh lên, viện nọ hội kia và phong cho nhãn hiệu nhà bình thơ . Mong Bác Paul nghiên cứu lại nhân vật Hoài Thanh này.

Thơ mới không phải là thơ tự do đâu, đó là ý kiến của cụ Tản Đà thời đó ám chỉ các thể thơ trường thiên tứ tuyệt không có đối câu đối chữ, tức là thơ 7 chữ được phép viết dài ra từng khổ 4 câu, nhưng vẫn cố gắng nên giữ niêm luật. Thời đó xuất hiện thơ 8 chữ điển hình trường phái này là Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, nữ sĩ Anh Thơ v. v… Lúc đầu cụ Tản Đà không đồng ý với lối thơ 8 chữ; nhưng phong trào thơ mới  khá rầm rộ, còn có ý kiến của cả học giả Phan Khôi thêm vào, với bài ”Tình Gìa”. Tình già mở màn cho lối thơ phóng khoáng, không theo niêm luật gò bó. Thời đó có 3 phái: Phái bảo thủ đại diện là cụ Tản Đà, phái cải tiến là cụ Phan Khôi, phái trung dung ở giữa là các ông: Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử, Hồ Dzech v. v…

Cuối cùng Tản Đà cũng xuôi tai, cũng chấp nhận thơ mới tức là thơ 7 chữ viết theo lối tứ tuyệt trường thiên không cần phép đối như thơ đường luật, vì tứ tuyệt chỉ có 4 câu cũng là do cắt ra từ thơ đường luật 8 câu, nếu cắt 4 câu đầu thì bài tứ tuyệt hai câu sau phải đối, nếu cắt 4 câu dưới đường thi thì 2 câu đầu phải đối, nếu cắt 4 câu giữa của bài thất ngôn bát cú thì bài tứ tuyệt này từng cặp phải đối cả, nếu ghép hai câu đầu và 2 câu cuối bài đường thi thi thành thơ mới không cần đối nữa. Lại xuất hiện thơ 8 chữ cũng phải tuân theo luật đổi thanh, theo nhịp thơ 2, 4, 2 hoặc 4, 2, 4 v. v… bằng trắc bằng, hay trắc bằng trắc . Vậy tạm coi thơ 7 chữ và 8 chữ là thơ mới. Quan niệm này có trước năm 1945, nhưng bây giờ thơ 7 chữ hay 8 chữ không còn mới nữa và đã quá quen thuộc. 

Tớ buộc phải viết ra ý kiến của tớ, sợ thế hệ trẻ con cháu ta hiểu lầm, phòng khi tớ trở về quê hương vĩnh hằng vui chơi với các nàng tiên trên sông Ngân Hà, coi ra trần thế sẽ khủng hoảng về thơ và lịch sử văn thơ nước nhà bị bóp méo và hiểu sai đi một số khái niệm. Bác Paul đừng giận tôi nhé, vì phen này tôi không ủng hộ ý kiến của Bác.
Thơ tự do có từ thời đồ đá, bên Tàu có thể hành, Việt có hát nói. Vậy thơ tự do là thơ cũ, chứ chắng mới mẻ gì đâu.

-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
Cám ơn nhà thơ Lu Hà, một chuyên gia về thơ biết những vấn đề ngóc ngách, nhưng tôi nghĩ: thơ mới là thơ tự do điều đó phổ quát hơn!


-Lu Hà:
Theo ý tớ: Lục bát hay song thất lục bát, cũng như đường thi, đường luật, tứ tuyệt, ngũ ngôn v. v… là tiếng Việt có phải tiếng Tàu đâu? Ông cha ta ngày xưa học chữ nho đọc như vậy, người không học chữ nho nên nghe thấy lạ tai thôi. Những chữ trên thuần âm Việt, đọc lên học sinh Viêt Nam từ lớp 1 trở lên cơ bản đều đọc được và hiểu được ý nghiã. Còn người Tàu đến các bậc tri thức học giả không hiểu những âm như lục bát, song thất lục bát v. v… là cái mô tê gì cả.

Ví dụ tiếng Tàu dạy đếm các con số: 12345678
Đọc là: i ơ san sư ủ lưu shi ba chỉu
vậy theo tiếng Tàu đọc “lục bát” phải là ”lưu chỉu”. Đại khái phát âm là như vậy. Trong lịch sử Tàu ngày xưa trước thời Đường đa số làm thơ cổ phong như bài Bách Lý Hề. Dịch ra tiếng Việt: 
Bách Lý Hề năm bộ da dê
Nhớ ngày nào thiếp tiễn chàng đi
Thiếp tôi ruột đứt nguồn cơn, 
Thổi nồi cơm đỏ, thịt con gà giò…

Mãi sau này mới phát minh ra cái anh Đường Luật, tứ tuyệt như Việt Nam rất hiếm, nhưng đường luật sang Việt Nam theo lối thi cử cung đình chỉ có 4 phép niêm luật thôi, của Tàu có 16 phép niêm luật kia. Còn lục bát, hay song thất lục bát hoàn toàn do ông cha ta sáng tạo nên. Tớ thường hay bênh vực đồng ý hầu hết với những ý kiến Bác Paul khi bàn về văn học, nhưng lần này tớ bênh vực các cụ tổ tiên nhà ta. Lục bát, song thất lục bát là những phát minh sáng tạo của các cụ. Người Tàu ngôn ngữ rất khô khan, phần lớn đơn âm, độc thanh, không như tiếng Việt ta đa âm, giàu thi vị tượng thanh.

陰 雖 有 美,含 之;以 從 王 事,弗 敢 成 也。地 道 也,妻 道 也,臣 道 也。地 道 無 成,而 代 有 終 也。
Đây là bài thơ gốc chữ Hán, các cụ Đồ gọi là chữ nho, vì các cụ nhà ta lười học tiếng Tàu, nên bày trò ăn bớt trí trá khôn vặt đọc trại ra hoàn toàn âm bằng Việt như: Âm tuy hữu mỹ hàm chi. Dĩ tòng vương sự. Phất cảm thành dã. Địa Đạo dã. Thê Đạo dã. Thần Đạo dã. Địa Đạo vô thành nhi đại hữu chung dã.
Bản dịch có thể bằng lục bát, song thất lục bát, 8 chữ, 5 chữ , thậm chí thơ tự do v. v…tùy theo khả năng căm hứng riêng của từng thi sĩ.

10.12.2018 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét