-Lu Hà: Bài luận văn của bác Paul Nguyễn Hoàng Đức hay, tớ
đọc chơi thôi cảm thấy thú vị. Cũng gọi là giải trí, gây tiếng cười. Nhưng có
điều tớ còn cảm thấy chưa thật thú vị hoàn toàn, vẫn còn cảm thấy thiêu thiếu.
Nói về hạt lúa chắc hạt và hạt lúa thối
nhìn qua ai cũng có thể phân biệt được.
Nhưng vỏ trấu thì lại giống nhau. Mang cái vỏ trấu ra mà đố nhau là cái lõi bên
trong của nó tốt hay dở thì là một điều khó thuyết phục. Tớ muốn bác Đức không
chỉ diễn giải phân tích bằng văn về nạn thơ mậu dịch, thơ ấp mái, thơ bao cấp,
thơ rỏm, thơ nhồi sọ, thơ uế xú, thơ háo danh, cóc nhái v.v.... Tớ muốn đã gọi
là trường văn trận bút thì không cần nể nang kiêng dè gì ai hết, cứ công tâm thẳng
thắn? Cứ đăng một bài thơ mà hội văn thơ mậu dịch tem phiếu ca ngợi tâng bốc
cho mọi người đọc làm ví dụ cụ thể. Trên facebook sẽ có các cao nhân học gỉa
thi nhân uyên bác về thơ, họ đọc họ phân tích chắc hẳn bầu không khí sẽ vui vẻ
khôi hài thú vị náo nhiệt hơn?
Cám ơn bác Đức có một lần đăng bài “ Đò Lèn“ của Nguyễn
Duy mà hội nhà thơ nhà văn người khen là thiên thu bất hủ bất phàm. Tớ đọc xong
ôm bụng mà cười vì bài “ Đò Lèn”có đáng gọi là thơ đâu? Và tớ viết bài luận hẳn
hoi và viết lại bài Đò Lèn theo ý tớ là tử tế có tâm hồn thi văn và có ý nghĩa
chân thật hơn.
-Lâm Thu Hiền: Hung Nguyên đăng bài "Đò lèn" của Nguyễn Duy. Không
phải anh Đức đăng, anh ạ!
Lu Hà: Ờ ờ, có lẽ vậy.
Lâu quá rồi không nhớ rõ. Có nhớ một lần trong bài luận của bác Đức có ai đó
trong phần comment thấy đăng bài Đò Lèn. Cô Lâm Thu Hiền nhàn rỗi hơn tớ, nên
nhớ dai hơn những tiểu tiết này. Ngày lại ngày bao nhiêu câu chuyện khôi hài về
văn chương thơ phú diễn ra, lúc xem chỗ này lúc ngó chỗ kia. Lu Hà lại lắm nick
trong facebook, nên nhớ không xuể.
Hình như Lâm Thu Hiền muốn bảo vệ bác Đức? Tránh sự hiểu lầm tổn thương hòa khí, tình bạn, tình thi nhân giữa Hoàng Đức và Nguyễn Duy? Vì cả hai đều sống ở Việt Nam? Lu Hà là khách vãng lai trên mạng Internet thôi. Đúng không? Ví dụ như muốn viết về Hoàng Quang Thuận vì thiên hạ họ công khai đăng trên mạng, in thành sách và vài người tâng bốc và vài người phê phán. Nên Lu Hà mới tìm hiểu kỹ thì ra chỉ là thơ rỏm. Nên Hà mỗ mới có điều kiện hứng thú viết 92 bài bình luận thơ Hoàng Quang Thuận.
Nếu bác Đức ngoài viết bằng văn bình và có thơ dù hay dù dở cứ đăng lên thì Hà mỗ mới có thơ cụ thể để nghiên cứu. Chắc không khí sẽ sôi nổi hăng hái rôm rả hơn. Vì ta đang bàn về thơ mà. Vậy phải có một hay vài bài cụ thể thì không khí bàn luận sẽ thú vị hơn nữa chứ. Tránh khỏi cảnh tù mù thọc tay vào hang bắt cua bắt cá, ăn ốc nói mò.
Ví dụ muốn bàn về một xác chết thì phải có hình chụp xác chết. Lu Hà đã lấy hình ảnh thóc tốt thóc lép là cái ý đó. Còn chỉ mang vỏ trấu ra thì rất khó phân tích bình phẩm về hạt lúa. Bàn về thơ dở thì phải có một bài thơ dở ra trình làng. Cái dở này mà họ còn tâng bốc ca ngợi tranh nhau thổi ống đu đủ nâng bi cho thi nhân rỏm và ta thì đập lại cho lòi cái đồ rỏm ra mới thú vị chứ? Có thể lại có nguồn cảm hứng làm thơ trào phúng chế nhạo chế diễu bài thơ đỏ đó có phải là một công đôi việc cống hiến cho nền văn học Việt Nam không? Thơ hay thì mừng, thơ dở thì chê, thơ trào phúng thì cười cho vui. Đằng nào thì cũng là thơ cả mục đích nâng cao trí tuệ tinh thần trí tuệ văn chuơng Việt Nam cả.
-Nguyễn Tâm Nhâm: Nước nghèo lạc hậu thơ sẽ nhiều như giấy lộn, nhưng quan trọng ko phải thơ hay mà đường lối cần người Viết thơ như vậy, họ được bao cấp để Viết như vậy, đó là cái nhục của nước nhà
Hình như Lâm Thu Hiền muốn bảo vệ bác Đức? Tránh sự hiểu lầm tổn thương hòa khí, tình bạn, tình thi nhân giữa Hoàng Đức và Nguyễn Duy? Vì cả hai đều sống ở Việt Nam? Lu Hà là khách vãng lai trên mạng Internet thôi. Đúng không? Ví dụ như muốn viết về Hoàng Quang Thuận vì thiên hạ họ công khai đăng trên mạng, in thành sách và vài người tâng bốc và vài người phê phán. Nên Lu Hà mới tìm hiểu kỹ thì ra chỉ là thơ rỏm. Nên Hà mỗ mới có điều kiện hứng thú viết 92 bài bình luận thơ Hoàng Quang Thuận.
Nếu bác Đức ngoài viết bằng văn bình và có thơ dù hay dù dở cứ đăng lên thì Hà mỗ mới có thơ cụ thể để nghiên cứu. Chắc không khí sẽ sôi nổi hăng hái rôm rả hơn. Vì ta đang bàn về thơ mà. Vậy phải có một hay vài bài cụ thể thì không khí bàn luận sẽ thú vị hơn nữa chứ. Tránh khỏi cảnh tù mù thọc tay vào hang bắt cua bắt cá, ăn ốc nói mò.
Ví dụ muốn bàn về một xác chết thì phải có hình chụp xác chết. Lu Hà đã lấy hình ảnh thóc tốt thóc lép là cái ý đó. Còn chỉ mang vỏ trấu ra thì rất khó phân tích bình phẩm về hạt lúa. Bàn về thơ dở thì phải có một bài thơ dở ra trình làng. Cái dở này mà họ còn tâng bốc ca ngợi tranh nhau thổi ống đu đủ nâng bi cho thi nhân rỏm và ta thì đập lại cho lòi cái đồ rỏm ra mới thú vị chứ? Có thể lại có nguồn cảm hứng làm thơ trào phúng chế nhạo chế diễu bài thơ đỏ đó có phải là một công đôi việc cống hiến cho nền văn học Việt Nam không? Thơ hay thì mừng, thơ dở thì chê, thơ trào phúng thì cười cho vui. Đằng nào thì cũng là thơ cả mục đích nâng cao trí tuệ tinh thần trí tuệ văn chuơng Việt Nam cả.
-Nguyễn Tâm Nhâm: Nước nghèo lạc hậu thơ sẽ nhiều như giấy lộn, nhưng quan trọng ko phải thơ hay mà đường lối cần người Viết thơ như vậy, họ được bao cấp để Viết như vậy, đó là cái nhục của nước nhà
Lu Hà: Đây không phải là vấn đề tôn trọng tác gỉa như Ngan
Thi Randall nói. Tác gỉa nào đã viết ra bài thơ nào đó phải có dũng khí kẻ sĩ
phải biết chịu trách nhiệm về đứa con tinh thần của mình. Phải chịu búa dìu của
thiên hạ. Tại sao anh làm thơ? Động cơ nào? Tấm lòng, nỗi niềm nào hay vì xôi
thịt, bổng lộc, hư danh xú danh tiền tài chấm mút? Phải phân tích chứ? Cho rõ cái
hay cái dở truớc bàn dân thiên hạ đàng hoàng chững chạc, công tâm không tư vị.
Cái hay nhằm khuyến khích động viên, cái dở nhằm cảnh báo ngăn chặn. Có như vậy
nền văn học nước nhà mới khá lên được. Tớ có một lần làm một bài thơ tình tặng
một cô gái thì một ngã cha ky chú kiết muốn làm duyên làm dáng với cô gái đó
qùy gối xun xoe ninh bợ liếm gót liếm chân cô ấy cứ ra rả thơ em hay, em gái
xinh em đẹp, em là tiên nga còn thơ lão Lu Hà tặng em là dở khó hiểu, em nên
xóa đi đừng đọc. Nịnh gái kiểu này có khác chi tự phơi mặt ra cho cô ta nhổ
vào. Người ta đã đạt tới trình độ nữ sĩ uyên thâm phải là thế nào mới cảm hóa được
tâm hồn trái tim Hà Cát Sĩ thì Cát Sĩ mới rung động mà tuôn châu nhả ngọc. Vậy
ngã này có biết tôn trọng Lu Hà quái đâu? Lu Hà không tức mà lại mừng rỡ vô
cùng, coi đó là cơ hội ngàn năm có một để mình phân tích từng câu từng chữ ý
nghĩa bài thơ của mình. Như tớ chê thơ Hoàng Quang Thuận thì ông Thuận phải viết
bài chống lại tớ chứ? Tớ phê bình sai, hay tớ ngu tớ đần độn câu nào chữ nào
thì ông Thuận cũng phải nói chứ chứ? Nếu anh tự coi mình là văn nhân thi sĩ thì
anh phải tỏ ra mình có phải là văn nhân thi sĩ thật không? Nếu anh không có gì
chứng tỏ ra được thì tư anh phơi cái mặt mốc của anh ra, anh là một tên lưu
manh hãm tài, tự dưng chôm chỉa ăn cắp
thơ của khách vãng lai thăm viếng cảnh chùa họ biên vào sổ lưu niệm hay viết bằng
vôi lên bia lên đá nham nhở các gốc cây rồi anh chép lại bảo ta là thi sĩ Hoàng
Quang Thuận đây do vua Trần báo mộng đọc cho. Nếu không có Lu Hà phân tích đây
là thơ thập cẩm cóc nhái của hàng trăm khách thập phương thì truyền thuyết vua
Trần báo mộng đọc thơ cho Hoàng Quang
Thuận có phải là sự sỉ nhục lớn kinh khủng cho cả một dân tộc không?
Thơ khi còn thai nghén là đứa con tinh thần của riêng mình
ấp ủ trong đầu. Khi cho ra đời thì nó không còn thuộc hoàn toàn về mình nữa, dù
hay hoặc dở nó là tài sản của một dân tộc và cả nhân loại. Một bài thơ có thể
làm con người tốt hơn và có thể làm con người xấu xa đi, tồi đi, đồi bại ngu xuẩn
đi. Còn không đủ dũng khí nhận thơ mình
và trách nhiệm về bài thơ thì đừng viết tầm bậy nữa làm tổn hại cho nền văn hóa
nước nhà. Đã là văn chương thì phải có cái dũng cảm tôn trọng sự thật, còn hèn
nhát sợ sự thât thì đừng làm thơ viết văn nữa .
Bác Đức là một người hiếm hoi dám viết sự thật và phê bình thẳng thắn, Lu Hà rất ngưỡng mộ bác. Lu Hà viết vậy là muốn động viên bác Đức đằng nào cũng là kẻ sỹ thì kẻ sỹ một thể đừng kẻ sỹ một nửa, hay kẻ sỹ 2 phần 3. Bác Đức đã dũng cảm khí khái thì cứ dũng cảm khí khái hơn lên nữa. Phê bình văn học khác với hạ nhục xỉ nhục. Vì mình muốn người ta làm thơ hay thì mình phải công khai phân tích cái nào hay cái nào dở chứ? Cứ thẳng thắng từ cái tâm của mình mà viết. Có nhự vậy đám thơ mậu dịch, quốc doanh, tem phiếu nó mới sợ, biết kính nể vì mình qúa thẳng qúa đúng. Hoàng Quang Thuận và Trịnh Công Sơn làm thơ viết nhạc linh tinh thì Lu Hà này phải tốn công miệt mài viết hàng chục bài luận hàng trăm bài thơ phân tích để cứu nguy cho cả một thế hệ u mê mù quáng chìm đắm vào bùn lầy tăm tối. Còn vì tôn trọng cá nhân Hoàng Quang Thuận hay Trịnh Công Sơn thì sự tôn trọng này là một sự u mê tăm tối a dua rất nguy hại, tình thuơng vô ý gây nên tội. Cái sự ô nhục, cái vô liêm sỉ tội lỗi ngàn năm của Thuận và Sơn ai hóa giải ai giải phóng cho đây? Phải vạch mặt hai ngã Sơn và Thuận sớm ngày nào là cái may cái phúc đức cho dân tộc ta ngày đó. Ai cũng quang minh chính đại như vậy thì tụi cá trá đầu gỗ thơ mậu dịch, thơ tem phiếu, thơ bao cấp sẽ thụt vòi lại không dám cương ra mà tự tung tự tác nữa.
Bác Đức là một người hiếm hoi dám viết sự thật và phê bình thẳng thắn, Lu Hà rất ngưỡng mộ bác. Lu Hà viết vậy là muốn động viên bác Đức đằng nào cũng là kẻ sỹ thì kẻ sỹ một thể đừng kẻ sỹ một nửa, hay kẻ sỹ 2 phần 3. Bác Đức đã dũng cảm khí khái thì cứ dũng cảm khí khái hơn lên nữa. Phê bình văn học khác với hạ nhục xỉ nhục. Vì mình muốn người ta làm thơ hay thì mình phải công khai phân tích cái nào hay cái nào dở chứ? Cứ thẳng thắng từ cái tâm của mình mà viết. Có nhự vậy đám thơ mậu dịch, quốc doanh, tem phiếu nó mới sợ, biết kính nể vì mình qúa thẳng qúa đúng. Hoàng Quang Thuận và Trịnh Công Sơn làm thơ viết nhạc linh tinh thì Lu Hà này phải tốn công miệt mài viết hàng chục bài luận hàng trăm bài thơ phân tích để cứu nguy cho cả một thế hệ u mê mù quáng chìm đắm vào bùn lầy tăm tối. Còn vì tôn trọng cá nhân Hoàng Quang Thuận hay Trịnh Công Sơn thì sự tôn trọng này là một sự u mê tăm tối a dua rất nguy hại, tình thuơng vô ý gây nên tội. Cái sự ô nhục, cái vô liêm sỉ tội lỗi ngàn năm của Thuận và Sơn ai hóa giải ai giải phóng cho đây? Phải vạch mặt hai ngã Sơn và Thuận sớm ngày nào là cái may cái phúc đức cho dân tộc ta ngày đó. Ai cũng quang minh chính đại như vậy thì tụi cá trá đầu gỗ thơ mậu dịch, thơ tem phiếu, thơ bao cấp sẽ thụt vòi lại không dám cương ra mà tự tung tự tác nữa.
Thơ hay mà ghen ghét xỉ vả cũng là cơ hội may đề thiên hạ
biết tụi đầu heo óc lợn bị xỉ vả như thế nào càng tốt chứ sao? Cuối cùng ta còn
có dịp thưởng lãm thưởng thức bài thơ hay và có cơ hội hiểu tâm địa sự ngu xuẩn
của bọn đầu heo óc chó. Tụi đầu heo óc chó bị xỉ vả muốn cãi lại người ta mà thiếu cơ sở lý luận thuyết phục càng làm trò
vui cho ta thưởng lãm luôn cả cái tâm địa xấu xa của tụi bồi bút, bồi thơ, bồi
ca, bồi ngâm, bồi nhạc. Cuộc đời này càng hiểu sâu thêm về mặt trái về những tấn
tuồng những mâu thuẫn gay cấn thì càng hấp dẫn chứ sao?
Đây chỉ ý kiến đưa ra để bác Đức tham khảo thôi. Chứ không
nên bác Đức cứ phải làm theo ý Lu Hà, vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Bác ở Việt
Nam tớ ở nước ngoài. Tóm lại tùy cơ mà ứng biến. Nêu cảm thấy không cần thiết
thì thôi. Nhưng trong số hàng trăm người cũng phải có một người như Lu Hà viết
như vậy khác người mới hay chứ? Có thế không khí diễn đàn mới sôi nổi.
Bác Đức cũng biết tính tớ. Có khi comment của tớ còn dài hơn bài viết của bác Đức, gấp đôi, gấp 3 gấp 4 lần. Bác Đức chỉ là cái nhân cái cớ để tớ tràng giang đại hải triển khai mở rộng thêm. Văn chương mà.
Mất mạng hay cơm áo gạo tiền chỉ là cái lo xa cái ám ảnh sợ hãi vô cớ một con ma tinh thần hù dọa bào mòn thể xác tâm hồn nguời Việt thành một căn bệnh tâm lý di truyền. Hiện tượng yêu thuơng ngượng mộ ngay chính kẻ đày đọa mình là Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc. Tuy nhiên, những cảm xúc nói trên của "nạn nhân" hoàn toàn vô lý vì họ đang nhầm lẫn hành vi hành hạ với lòng tốt của kẻ bắt cóc, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua.
Cái chính có lẽ là nể mặt vì vẫn hay gặp nhau đâu đó ngoài đường ngoài chợ, bến xe bến cảng, người quen, tiệc cưới, hội thảo v. v... Tóm lại cũng là vì chữ nể nang mà thôi. Làm một người Việt Nam tử tế làm một văn sĩ đàng hoàng khó lắm, vất vả cực nhọc lắm. Không lẽ cả dân tộc Việt Nam không ai thích làm người tử tế làm văn sĩ đàng hoàng? Ai cũng thập thò dấp dính tử tế một tí, đàng hoàng một tí. Còn cứ ù xọẹ a dua là dễ sống nhất, hạnh phúc bình an nhất? Tương lai dân tộc này, nền văn hóa này sẽ trôi về đâu?
Bác Đức cũng biết tính tớ. Có khi comment của tớ còn dài hơn bài viết của bác Đức, gấp đôi, gấp 3 gấp 4 lần. Bác Đức chỉ là cái nhân cái cớ để tớ tràng giang đại hải triển khai mở rộng thêm. Văn chương mà.
Mất mạng hay cơm áo gạo tiền chỉ là cái lo xa cái ám ảnh sợ hãi vô cớ một con ma tinh thần hù dọa bào mòn thể xác tâm hồn nguời Việt thành một căn bệnh tâm lý di truyền. Hiện tượng yêu thuơng ngượng mộ ngay chính kẻ đày đọa mình là Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc. Tuy nhiên, những cảm xúc nói trên của "nạn nhân" hoàn toàn vô lý vì họ đang nhầm lẫn hành vi hành hạ với lòng tốt của kẻ bắt cóc, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua.
Cái chính có lẽ là nể mặt vì vẫn hay gặp nhau đâu đó ngoài đường ngoài chợ, bến xe bến cảng, người quen, tiệc cưới, hội thảo v. v... Tóm lại cũng là vì chữ nể nang mà thôi. Làm một người Việt Nam tử tế làm một văn sĩ đàng hoàng khó lắm, vất vả cực nhọc lắm. Không lẽ cả dân tộc Việt Nam không ai thích làm người tử tế làm văn sĩ đàng hoàng? Ai cũng thập thò dấp dính tử tế một tí, đàng hoàng một tí. Còn cứ ù xọẹ a dua là dễ sống nhất, hạnh phúc bình an nhất? Tương lai dân tộc này, nền văn hóa này sẽ trôi về đâu?
-Ngan Thi Randall: Bac o dat nuoc tu do ngon luan bac de
noi. Con nguoi ta song o Vn vo mat qua coi chung den ca mang song chu dung noi
den com ao gao tien. Luu quang Vu la mot dien hinh
-Lu Hà: Ngan Thi Randall đã bày tỏ tâm trạng thẳng thắn như vậy là đáng khen. Nhưng tớ vẫn còn chê ở hai điểm: 1 là cái tên nick nửa Việt nửa Tây. Tên nick có thể tùy ý như tớ đây là Lương Tâm Kẻ Sỹ nhưng bài viết nào bài thơ nào tớ cũng có bút danh là Lu Hà. Tớ có trách nhiệm những gì tớ viết. Ai muốn phản đối tớ thì cứ tìm người có cái tên Lu Hà đó. Lu Hà viết thế này Lu Hà viết thế nọ. Ảnh đại diện cũng đàng hoàng một tu mi nam tử khôi ngô tuấn tú.
-Lu Hà: Ngan Thi Randall đã bày tỏ tâm trạng thẳng thắn như vậy là đáng khen. Nhưng tớ vẫn còn chê ở hai điểm: 1 là cái tên nick nửa Việt nửa Tây. Tên nick có thể tùy ý như tớ đây là Lương Tâm Kẻ Sỹ nhưng bài viết nào bài thơ nào tớ cũng có bút danh là Lu Hà. Tớ có trách nhiệm những gì tớ viết. Ai muốn phản đối tớ thì cứ tìm người có cái tên Lu Hà đó. Lu Hà viết thế này Lu Hà viết thế nọ. Ảnh đại diện cũng đàng hoàng một tu mi nam tử khôi ngô tuấn tú.
2 là không chịu học viết chữ Việt có dấu mà cũng nhảy vào
tranh luận thành thử ra tâm ý có thể là tốt nhưng Lu Hà vẫn có cảm gíác như
mình đang nói chuyện với bóng ma.
Khái niệm ma và người
thì ai cũng biết và tự phân biệt. Ma chỉ là hình mờ ảo không để lại bóng trên tường,
có khả năng đi xuyên qua tường.
Đã là con người cụ thể thì phải đảm bảo mấy yếu tố: Wer? Wie? Wo? Was? Wann?
Đã là con người cụ thể thì phải đảm bảo mấy yếu tố: Wer? Wie? Wo? Was? Wann?
Wer là
ai? Tên tuổi sinh quán đàng hoàng
Wie? Là
người như thế nào? Nhân cách, tính cách, văn phong
Wo? Ở
đâu? Trên facebook, hay ở Việt Nam, Anh, Pháp, Mỹ v. v...
Was? Cái
gì? Ta đang bàn về văn chương Việt Nam
Wann? Thời
gian lúc nào? như hôm nay là ngày 14.4.2016 chẳng hạn.
Nếu không
đảm bảo những yếu tố đó thì ta đang nói chuyện với một bóng ma. Nội dung mà
Ngan Thi Randall tương đối cụ thể nhưng vẫn còn chưa đảm bảo trách nhiệm tinh
thần tôn trọng kẻ sỹ. Mọi người đều cố gắng viết chữ Việt có dấu là biểu hiện sự
tôn trọng bạn đọc mà viết chữ Việt có dấu khi lên diễn đàn có gì là khó khăn vất
vả lắm đâu?
Nên cố gắng viết chữ Việt có dấu là biểu hiện tình yêu quê hương tổ quốc giống nòi ông bà cha mẹ làng xóm họ hàng, nhất là khi bàn về vấn đề văn chương ngôn ngữ tiếng nói của lòng ta của tâm hồn ta, máu thịt của ta, sự sống của ta không thể tùy tiện đại khái được. Tớ khẩn thiết đề nghị Ngan Thi Randall lưu ý cho. Việc tuy nhỏ là gõ chữ Việt có dấu nhưng ý nghĩa vô cùng trọng đại. Nếu làm được thì mới nên bàn tiếp về văn chương, nếu không làm được cảm thấy khó khăn vất vả qúa, thì tự kìm chế nên làm một bạn đọc có lẽ tốt hơn.
Nên cố gắng viết chữ Việt có dấu là biểu hiện tình yêu quê hương tổ quốc giống nòi ông bà cha mẹ làng xóm họ hàng, nhất là khi bàn về vấn đề văn chương ngôn ngữ tiếng nói của lòng ta của tâm hồn ta, máu thịt của ta, sự sống của ta không thể tùy tiện đại khái được. Tớ khẩn thiết đề nghị Ngan Thi Randall lưu ý cho. Việc tuy nhỏ là gõ chữ Việt có dấu nhưng ý nghĩa vô cùng trọng đại. Nếu làm được thì mới nên bàn tiếp về văn chương, nếu không làm được cảm thấy khó khăn vất vả qúa, thì tự kìm chế nên làm một bạn đọc có lẽ tốt hơn.
Bác Paul viết: "Trình độ thơ của ta kém đến độ, mới đây tôi gặp nhà thơ đã làm thơ vài chục năm, được cả giải ở báo Văn Nghệ, sau khi anh đọc một bài thơ “trong màn”, tôi hỏi: “Anh làm thơ có theo đuổi một lý tưởng đạo đức hay một lý tưởng thẩm mỹ nào không?” Anh ta liền ngớ người ra."
Bác Paul
nói chí lý. Làm thơ không theo một định hướng triết học tâm linh nào thì anh viết
làm gì? Làm thơ mấy chục năm có giải nọ giải kia mà cuối cùng tọt nõ điếu ra là
không biết mục đích mình làm thơ vì cái gì thì có phải là chuyện tiếu lâm là
trò cười không?
Đó không
phải là thơ, là những câu chữ vớ vẩn hôn mê nói năng ú ớ ghép câu ghép chữ tùy
tiện mà viết ra một đống chữ vô hồn vô cảm. Xin lỗi có khác chi một con trâu
con bò ăn no toàn cỏ rơm rạ rồi nín thở ép bụng phọt ra một đống đen sì vón cục
hay nhầy nhụa mà người ta gọi là thơ không?
Đó là một
sự sỉ nhục coi khinh thiếu tôn trọng nàng thơ vốn dĩ là thước đo của tâm hồn là
nước mắt của trái tim là cái đẹp của ngôn ngữ tiếng nói của cả một dân tộc, cái
đẹp của chân thiện mỹ.
Anh làm
thơ, hay anh là tội nhân thiên cổ, anh gây ra tại họa thảm họa tinh thần tâm
linh cho giống nòi dân tộc. Anh tự hạ cấp gía trị con người của anh xuống hàng
cầm thú chỉ vì chút hư danh hư vị.
Thơ viết
như vậy có đáng tồn tại trong nền văn hóa của một dân tộc không? Thử hỏi danh dự
dân tộc, trách nhiệm lương tâm liêm sỉ giống nòi để đâu?
Họ quá
đáng lắm coi thơ như một trò giải trí phù phiếm thích thì viết và chả cần phải
có trách nhiệm quái gì? Họ đã xúc phạm đến
Chúa, đến đấng tạo hóa và các vị thánh nhân. Họ là sự đốn mạt hạnh kiểm, họ tha
hóa nhân sinh thế giới quan và mục đích sống của con người trong một quốc gia một
hành tinh nhân loại, nhất là mục đích sống của người thi nhân văn sĩ chân chính cố gắng dìu dắt nhau tiến lên dời
xa giống động vật hoang dã trở về nguyên lai bản diện như thuở ban đầu Chúa đã
tạo ra ông bà Adam và Eva.
"Để
tạo ra đời sống lành mạnh cho thơ, có lẽ Nhà nước nên cho ra hẳn tạp chí hay
báo thơ( lâu nay báo thơ vẫn bán lối “vé kèm” theo báo Văn nghệ chẳng khác gì
trẻ con đi kèm theo vé của người lớn), không nên cho thơ ăn kèm, ăn theo các
báo khác nữa, bởi vì làm vậy những thứ thơ sống dây leo hay sống ký sinh không
thể biết đích xác tài năng hay vị trí của mình đến đâu."
Thơ được
cả nhân loại tôn vinh kính trọng hơn tất cả mọi hình nghệ thuật khác mà chúng
ta từng đọc thơ qua thánh kinh, tứ thư ngũ kinh, trường ca thể loại thơ dài.
Vương Dương Minh bên Tàu từng viết: “Tâm ngoại vô lý, tâm ngoại vô vật”.Ngoài
cõi lòng ra không có lý, vật nào hết.
Thế nhưng
tại sao Việt Nam nửa gìa thế kỷ nay chưa bao giờ có nổi một tờ báo thơ riêng tư
nhân hay quốc doanh? Coi thơ chỉ là thứ gia vị chua cay mặn ngọt viết kèm theo
các báo khác làm mồi nhử câu khách hàng lao vào các bữa nhậu gỉa cầy?
Thơ đã bị
khinh rẻ như vậy thì làm sao có các thi nhân, tài nhân đích thực hay các bình
luận gia tái xuất giang hồ thể hiện tài năng đường thương mũi kiếm tuyệt hảo của
mình trên võ đài thơ ca đây?
"Còn trình độ các nhà văn, nhà thơ của ta qua Mỹ cụ thể ra sao? Qua một số bài báo thuật lại, thì các tác giả lo mang nguyên liệu thực phẩm sang để khoe cách làm nem, làm phở, cơm nắm muối vừng, cơm rang nhiều màu, chứ chẳng lo trao đổi gì về mỹ học"
Cái trò hề
mang các nhà thơ đầu Ngô mình Sở chẳng hiểu quái gì về khái niệm thơ là gì có
khác chi xuất ngoại một đàn lừa nước Kiểm ngày xưa qua Mỹ ba hoa khoác lác kêu
rống lên, không kêu ra thơ mà toàn ợ ra mùi mắm tôm riềng mẻ thịt băm tương ớt
hành tỏi bánh đa nem làm như người Mỹ tham ăn lắm. Vậy có còn là sứ gỉa mang chuông thơ đi đánh nước ngoài,
người Mỹ không hề nghe tiếng chuông ngân rộn rã mà chỉ nghe tiếng lộp bộp các
thi nhân rỏm lốp bốp tự vả vào miệng mình có phải là nỗi xỉ nhục ngàn thu cho
nòi giống Viêt Nam không? Nhục nhã ê chề, mà nước Mỹ đường phố toàn giải nhựa,
tráng xi măng không còn cái lỗ nẻ mà chui xuống cho hết nhục nhã.
Hoá ra
các sứ giả tình thơ của tiểu hèn quốc Việt Nam sang Hoa Kỳ là một phi vụ làm ăn
kinh doanh nghề làm phở bún riêu bún bò và mua đồ tân trang kỹ nghệ về Việt Nam
bán lại kiếm lời.
Nhục nhã
thay, thảm họa thay Kỳ Lân nước Kiểm còn bị hổ báo dạy cho một bài học. Còn Kỳ
Lân nước Việt hóa thành kỳ ngổ bị người ta nhổ vào mặt là còn may đó.
"Nay
Nhà nước đang thực hiện bỏ cơ chế xin cho với tất cả các ngành nghề, vậy cũng
xin Nhà nước ban cho các nhà văn, nhà thơ xứ ta địa vị của những kẻ “tay làm
hàm nhai” để họ được và phải đối mặt trước trí tuệ của mình, nhân cách của
mình, lao động sáng tạo của mình, mà không phải chầu rìa quanh ảo mộng “thi hào
hão” vẫn còn đi săn tem phiếu!"
Cơ chế
xin cho đã xóa bỏ cho các ngành nghề khác, lũ ký sinh trùng ăn bám đã hết hy vọng
sinh sôi nảy nở. Nhưng riêng ngành văn hóa tinh thần văn chương vẫn là lãnh điạ
béo bở màu mỡ nhất cho đám quái thai ôn dịch ký sinh trùng siêu vi trùng bất
tài hoành hành bá đạo. Nhục nhã thay buồn thảm thay cho vong linh các bậc tiền
bối tiền nhân tổ tiên ta như Trần Hưng Đạo. Truơng Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Mạc Đĩnh Chi, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Ôn Như Hầu, Tản Đà v. v...
Thương
thay cho thi nhân kẻ sỹ Việt Nam chính danh còn mặt mũi nào đứng trong trời đất
này nữa. Tiếng kêu ai oán thống thiết còn sầu thảm mờ mịt cả vầng trăng, che lấp
ánh bình minh biết đến bao giờ mới thôi đây?
14.4.2016 Lu Hà
14.4.2016 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét