Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Công Ơn Trời Biển Của Nàng Bạch Tuyết Hồng



( Mối tình thiên thu vạn kỷ chàng Huyền Sương và nàng Tuyết Hồng)

-Bài thơ thứ nhất:

Giống Cái Nhà Mình
cảm hứng từ tấm hình hải sản của Ngọc Quân Hà

Sao mà giống cái nhà mình
Ngàn năm xao xuyến dáng hình tiên nga
Nôn nao ướt át da ngà
Phẩm tiên mũm mĩm mượt mà thiết tha


Động hồ ngây ngất cần sa
Cá tôm cựa quậy Hằng Nga thẹn thùng
Trăm năm ôm tấm thủy chung
Răng long đầu bạc chập chùng biển khơi

Cột buồm nghiêng ngả chơi vơi
Thuyền ai rách nát chân trời xa xôi
Nửa đêm gà gáy bồi hồi
Thiếp chàng hoan hỉ núi đồi gần xa

Cuội gìa ngồi gốc cây đa
Cô đơn lạnh lẽo quan hà láo liên
Trần gian lắm gái thuyền quyên
Thơm tho mít chín đào tiên bưởi hồng

Dìu nhau lên nẻo thiên bồng
Ai như Từ Thức mình gồng ba chân
Vững như bàn thạch săn gân
Nghêu sò ốc hến tần ngần ngẩn ngơ

 Nàng trai rẽ nước lờ đờ
Thè lè cái lưỡi đợi chờ lang quân
Chư tiên hội ngộ hồng quần
Ái ân thuê thỏa giai nhân ngọc ngà!

11.10.2017 Lu Hà


Tôi xin tự giới thiệu là một thi nhân chánh hiệu con nai vàng. Tâm hồn tôi thiết tha trìu mến cảm tạ Thiên Chúa toàn năng hay Thượng Đế hoặc con Tạo đã ban thưởng người đàn ông cái “Chày Huyền Sương “tức chim cu và người đàn bà nàng “Bạch Tuyết Hồng“ mà người đời thường gọi là con bướm trắng, bướm hồng. Nhưng tại sao người Việt Nam chúng ta cứ gọi con Cặc và cái Lồn nhỉ? Tôi viết cụ thể ra đây để các bạn khỏi tốn thời gian suy đoán, suy luận chả cần viết tắt nhấp nháy lấp lửng làm gì như viết chữ cái con C… và cái L….
Qúa trình suy diễn suy luận trong đầu sẽ tạo ra cảm giác chê bai mỉa mai mất đi cái vẻ đẹp cường tráng của cái “Chày Huyền Sương “và đóa hoa “Bạch Tuyết Hồng”đi.

Con trai này đã luộc chín lột ra khỏi vỏ bày lên đĩa mời các cụ xơi, nhắm rượu. Món này đại bổ qúy lắm các cô, các mợ các qúy bà ạ. Cảm ơn biển cả và Thiên Chúa ban thưởng cho loài người chúng ta món ăn khoái khẩu lại còn tự do thoải mái ngắm nghía mơ mộng thỏa thuê. Con trai trai nhờ con tạo kéo bày đặt giống cái của người ta. Mà tại sao người ta cứ né tránh chê bai nó nhỉ. Ghét ai, hận thù ai cứ mang nó ra chửi bới nguyền rủa,  nói năng tục tĩu chả ra thế nào cả. Trong khi lịch sử các triều đại vua chúa chiến tranh đâm chém nhau vì nó thật là tang thương thảm khốc thê lương vô cùng. Nó qúy như vậy, hơn cả ngọc Dạ Minh Châu, nên người ta mới tranh nhau. Tôi chưa thấy ai làm thơ ca ngợi nó đàng hoàng êm ái thiết tha tình cảm từ trái tim yêu thương, bày tỏ tấm lòng nóng bỏng của mình vì nó. Họ hay dùng từ ngữ xấu xí hay mỉa mai riễu cợt nó, thật là đau khổ thảm hại vô cùng.
Nhân loại chúng ta nhiều nơi trên trái đất này còn tệ bạc bất nhân lắm. Cái đáng ca ngợi biết ơn trân trọng thì không ca ngợi, cứ ra công làm thơ tâng bốc các lãnh tụ đểu, cán bộ đểu, thơ nịnh bợ ông A bà B vuốt ve đầu sư cụ quốc doanh để được thăng quan tiến chức. Ca ngợi ông bà nông dân phổng mũi lên, rồi xỏ dây kéo như kéo trâu bò.

Con trai còn gọi là sâm biển, thịt mềm mại hồng hào giống nàng Bạch Tuyết Hồng  trong truyện cổ tích của chúng ta. Tôi không tính đếncác nàng bị người đời đày đọa xử dụng quá nhiều mà thành ra thâm tái, nâu nâu, thậm chí đen xì. Dù có bị mưa gió bể dâu đoạn trường 15 năm lưu lạc như nàng Vương Thúy Kiều thì Bạch Tuyết Hồng vẫn là Bạch Tuyết Hồng.

“Cho hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao“

Tôi thật bàng hoàng sửng sốt bàn tay nghệ thuật của Tạo hóa tuyệt vời qúa. Con chai biển ai đó đem luộc bày lên đĩa thơm tho, thịt mềm như thịt gà mái tơ trắng nõn xinh tuơi rất y hệt cái của người đàn bà, hình khối cân đối chứ hấp dẫn quyến rũ chứ không như Bà Hồ Xuân Huơng miêu tả cái quạt:
"Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dán tự bao giờ
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa"

Nên tôi mở đầu bằng 4 câu thơ lục bát:
"Sao mà giống cái nhà mình
Ngàn năm xao xuyến dáng hình tiên nga
Nôn nao ướt át da ngà
Phẩm tiên mũm mĩm mượt mà thiết tha"

Các bạn trẻ Việt Nam thân mến ơi! Hãy cứ nói thật lòng mình đi, đàn ông đàn bà già trẻ lớn bé, hiền nhân quân tử, thuyền quyên thục nữ, xích lô ba gác, cửu vạn, côn đồ, đồ tể, lưu manh, anh hùng hảo hán Luơng Sơn Bạc từ Tống Giang tới Lý Qùy, ai nhìn mà chả thích, thèm nhỏ dãi ra nhưng vẫn làm bộ làm tịch nguýnh nguẩy bỏ đi cho là tấm hình phản cảm. Chê bai này nọ kêu facebook hãy xóa đi vì lòng đố kỵ hẹp hòi, trong khi tranh ảnh đàn bà khỏa thân lõa lồ thì bỏ qua, có khi còn lăn xả vào like

 Nó chỉ là con trai giống cái đàn bà nhà mình thì phải vui vẻ hân hoan đón nhận nó chứ? Món hải sản độc đáo này gía trị dinh dưỡng rất cao gọi là sâm biển, chữa bệnh biếu cổ, ung thư. đau màng tang, loét dạ dày, viêm nhiễm tử cung. Ăn một miếng tê tê đầu luỡi nhai đến đâu sáng suốt đến đó, tỉnh người đến đó, tâm hồn ngây ngất lên mây, trí tưởng tuợng lại bay bổng vì nó rất giống cái của qúy của nàng Dương Qúy Phi, Tây Thi, Chiêu Quân, Triệu Phi Yến, Huyền Trân, Ngọc Hân v. v...

"Động hồ ngây ngất cần sa
Cá tôm cựa quậy Hằng Nga thẹn thùng
Trăm năm ôm tấm thủy chung
Răng long đầu bạc chập chùng biển khơi"

Động hồ là nơi tiên cảnh, còn gọi là Hồ Động Đình. Trong Chinh Phụ ngâm cũng lấy cảnh sông nước sơn thủy hữu tình.
"Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng…"

Hồ Động Đình trong truyền thuyết Hồng Bàng:
Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

"Cột buồm nghiêng ngả chơi vơi
Thuyền ai rách nát chân trời xa xôi
Nửa đêm gà gáy bồi hồi
Thiếp chàng hoan hỉ núi đồi gần xa"

Thơ tôi làm mô tả chàng Huyền Sương và nàng Bạch Tuyết Hồng phải trải qua bao tai ương ngang trái, như trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần vậy. Dù cho cột buồm nghiêng ngả gãy vụn, con thuyền tình rách nát nhưng tấm lòng vẫn thủy chung hồn lại tìm về bên nhau ân ân ái ái môi kề má ấp thật là ảo mộng huyền diệu vô cùng. Như sen vàng bảng lảng mặt còn hơi suơng....

" Cuội gìa ngồi gốc cây đa
Cô đơn lạnh lẽo quan hà láo liên
Trần gian lắm gái thuyền quyên
Thơm tho mít chín đào tiên bưởi hồng"

Cuội gìa còn có ý ám chỉ những anh chàng khổ hạnh, Khổng Tử rỏm cứ ra điều là ta có học, văn hóa cao, thuần phong mỹ tục tứ đức tam tòng. Mà cái tứ đức tam tòng này là một ma giáo để áp bức đè nèn người đàn bà, cho người đàn ông có nhiều đậc quyền đậc lợi tam thê tứ thiếp. Bắt người đàn bà gúa 3 năm để tang chồng hay suốt đời thủ tiết. Không nhựng thế Khổng Tử còn bày đật vô lý: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.

Có người vì tiếng cha gìa dân tộc mà không dám công khai lấy vợ, chỉ dám thậm thụt quạ ăn suơng vào ban đêm, lấm lét ăn vụng có khác chi chàng Cuội ngối gốc cây đa nhìn trần gian lắm gái thuyền quyên cốm chanh đào tơ mơn mởn, mà thèm muốn lắm cũng phải mang thân phận con mèo bị treo niêu, chỉ dám ăn vụng thôi.

"Dìu nhau lên nẻo thiên bồng
Ai như Từ Thức mình gồng ba chân
Vững như bàn thạch săn gân
Nghêu sò ốc hến tần ngần ngẩn ngơ"

Tự do yêu đương, vuợt qua mọi kỷ cuơng lễ giáo cổ hủ, tạo ra mối tình chàng Huyền Sương và nàng Tuyết Hồng do trí tưởng tượng thi nhân thêu dệt ra không phải là huyễn hoặc thần bí ma quái mê tín dị đoạn. Chuyện Bích Câu Kỳ Ngộ, Từ Thức treo ấn từ quan lên núi hái thuốc vào chốn thiên thai. Hàn Hoành gặp tiên ở bến Vân Kiều lão bà đòi chàng thư sinh phải lên núi cầu tiên có được chày ngọc để bà gĩa thuốc huyền sương mới chịu gả con gái là nàng Vân Anh cho đã đi vào lòng dân gian qua nhiều thế kỷ. Câu chuyện có thể thêu dệt nhưng bô óc thêu dệt đó là có thật của một người bằng xương bằng thịt viết ra. Nghệ thuật là gì? Là khả năng trìu tượng của tình dục và ước mơ chỉ cốt mong sao con người có một đời sống tâm linh, hiền hòa, tình cảm tốt đẹp hơn.

"Nàng trai rẽ nước lờ đờ
Thè lè cái lưỡi đợi chờ lang quân
Chư tiên hội ngộ hồng quần
Ái ân thuê thỏa giai nhân ngọc ngà!"

Dưới thủy cung vua Thủy Tề là chúa tể, ngài là hiện thân của con rồng biển. Các nàng tiên cá xiêm y lộng lẫy nhưng gía trị của các nàng không cao vì các nàng không sinh ra ngọc. Chỉ riệng nàng trai là tạo ra ngọc muôn vàn màu sắc. Nàng thiết tha dịu hiền thân thể mềm mại kín đáo che khuất bộ trang phục kỳ lạ hơi cứng, các ông thợ giỏi trên trần gian có thể dùng làm tranh khảm xà cừ. Thú vị nhất là nàng trai tinh nghịch điệu đà cứ lúng liếng liếc mắt đưa tình và thè lưỡi ra để tìm lang quân đòi hôn, nên cả triều đình gọi là nàng tiên trai.
Thật là đủ mặt giai nhạn hội quần tiên. Nàng trai có sức lôi cuốn quyến rũ cánh mày râu chết mê chết mệt vì nàng.

Trong số các tao nhân tài tử hào hoa phong nhã thì chàng Huyền Sương có cái chày ngọc mới có thể chinh phục nổi trái tìm nàng tiên trai hay gọi là Bạch Tuyết Hồng, mới đáng gọi là môn đâng đối hộ, anh hùng gặp thuyền quyên ngọc đối ngọc thật là đẹp đôi thanh mai trúc mã.


-Bài thơ thứ hai:

Thèm Thuồng Trai Biển

Bàn dân thiện hạ thèm thuồng
Hào hoa phong nhã nổi cuồng phát điện
Gỉa vờ Khổng Tử thánh hiền
Thập thò bác cả phẩm tiên ướt nhoè

Nghêu sò ốc hến đỏ hoe
Sụt sùi ngấn lệ lưỡi loe thè lè
Vắt chanh tương ớt lè nhè
Xôn xao bàn nhậu rượu chè lang quân

Trai ngon dưới biển tần ngần
Bà Tây Vương Mẫu để phần cho ta
Khát khao nhất chị Hằng Nga
Ngán sao chú Cuội gốc đa cù lần

Ngó xem chẳng dám đến gần
Mân mê sờ mó tủi thân má đào
Vườn hoa ong bướm thì thào
Trái thơm thục nữ kẻ nào dám chê?

Có chàng cát sĩ đam mê
Hồn thơ chan chứa hẹn thề trúc mai
Thủy cung công chúa nét ngài
Trần gian dâng hiến hương lài thoảng bay

Càng nhìn càng ngắm càng say
Thướt tha mềm mại càng day dứt tình
Ngàn năm tinh vệ chung tình
Châu về Hợp Phố chúng mình yêu nhau!

12.10.2017 Lu Hà

"Bàn dân thiện hạ thèm thuồng
Hào hoa phong nhã nổi cuồng phát điên
Gỉa vờ Khổng Tử thánh hiền
Thập thò bác cả phẩm tiên ướt nhoè"

Nhìn con trai biển nõn nà mềm mại ướt át quyến rũ như vậy? Ai mà chẳng muốn, trừ những kẻ đui mù hay gỉa vờ mình là người đứng đắn đây, đức cao trọng vọng con cháu nhà nho cửa Khổng sân Trình nề nếp lễ giáo không muốn nhìn tấm ảnh cho là phản cảm vì nó rất giống cái của đàn bà. Giống của đàn bà thì đã sao? Từ ông tổng thống đến phó thường dân, ai mà chả chui ra từ cái cửa ấy. Đáng lý ra mình phải reo hò phấn khởi tràn trề hạnh phúc hãnh diện tự hào về tổ mẫu, mẹ mình, vợ mình, người yêu hay bạn gái của mình chứ?

Ai không thích không thèm thuồng muốn ăn hay muốn ngắm nghía thưởng lãm phút giây thần tiên khoái cảm khoái lạc thì tôi tin chắc người này không bình thường anh ấy chị ấy mắc bệnh lãnh cảm, vô cảm, vô hồn. Đời này chả khối thằng gỉa vờ tiết dục không kết hôn không thích đàn bà mà suốt đời tận tụy lo cho dân cho nước, trong khi thực chất anh ấy là đại ma đầu râu xanh hiếp dâm con cái nhà lành như chảo chớp đó sao? Vậy cái trò hề xoè ra mười đầu ngón tay che mặt, rồi đỏ mặt tía tai gầm lên hãy mang tấm hình con trai biển này đi, phản cảm qúa. Tôi tin là sĩ diện hão, đạo đức gỉa, anh ấy có tâm ma nên luôn nghĩ tới tội lỗi mà anh ấy đã gây ra? Nên anh ấy lo sợ, chứ không phải anh ấy là người đứng đắn tử tế.

“Nghêu sò ốc hến đỏ hoe
Sụt sùi ngấn lệ lưỡi loe thè lè
Vắt chanh tương ớt lè nhè
Xôn xao bàn nhậu rượu chè lang quân“

Nghêu sò ốc hến là lối nói hình tượng, tượng trưng cho các thành phần xã hội con người. Họ ghen tỵ mắt đỏ hoe vì họ không đẹp bằng con trai biển mà tôi gọi là nàng“ Bạch Tuyết Hồng“, Bạch Tuyết có trong câu chuyện cổ tích phương tây, hồng là pha thêm màu á đông. Thật là ngon miệng khoái khẩu vô cùng, vắt tí chanh tương ớt mắm tôm là các bậc tu mi nam tử bắt đầu lè nhè say khướt rượu vào lời ra: Thôi thôi nữa mà…

“Trai ngon dưới biển tần ngần
Bà Tây Vương Mẫu để phần cho ta
Khát khao nhất chị Hằng Nga
Ngán sao chú Cuội gốc đa cù lần“

Con trai ngon dưới biển xinh đẹp thơ mộng vô cùng, nửa muốn ăn nửa sợ nó đau vì nó rất giống cái mà ta trân trọng tôn thờ là biểu tượng công ơn trời biển. Thiên Chúa, Thượng Đế , hay các vị Hóa Công phải nhờ nó mới tạo dựng nên cả một thiên hạ. Không có nó thì các vị cũng bó tay. Nhờ nó mà bao chàng trai sẵn sàng lên đường ra mặt trận bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng hy sinh xương máu của mình, vì được thỏa mãn một đêm nếm trải mùi đời, hay ít ra cũng là niềm hy vọng cho một ngày mai tươi sáng ca khúc khải hoàn trở về.

Tây Vương Mẫu có rất nhiều tên gọi, ngoài những tên gọi như Thánh Bạch Ngọc Quy, Thánh Mẫu Dao Trì Đại Thánh Tây Vương Kim Mẫu v.v…Vì đức Thánh Mẫu cảm ngộ tấm lòng hiếu thảo hướng thượng hướng nhân của ta mà mang trai biển đến cho ta xơi. Chị Hằng Nga cô đơn ghẻ lạnh trên cung Quảng Hàn cũng khát khao thèm muốn được sống như ta. Tự do sáng tạo thơ ca tâm hồn rộng mở với tha nhân. Chứ sống mãi với anh chàng Cuội, bần cố nông cốt cán buồn tẻ lắm.

“Ngó xem chẳng dám đến gần
Mân mê sờ mó tủi thân má đào
Vườn hoa ong bướm thì thào
Trái thơm thục nữ kẻ nào dám chê?“

Nghĩ mà thương cho nàng Hằng Nga, vì người chồng phụ bạc mà phải ở nơi cung cấm. Anh chàng Cuội ngoài việc bổ củi gánh nước đào muơng sẻ máng, cuốc đất be bờ, đói khát tham ăn ngu dại. Ai bảo đâm thì đâm, bảo chém thì chém. Sẳn sàng tố gian tố điêu làm hại người khác. Loại người vô tri, vô giác, vô cảm như vậy dù có làm đày tớ trung thành nhưng nàng Hằng Nga cũng ngao ngán không vui. Nay vén mây nhìn xuống trần gian cảnh bà Tây Vương Mẫu tặng chàng thi nhân món thịt trai luộc thơm tho ngon lành, trần gian có người thích ăn có kẻ thích mân mê sờ mó mà thèm muốn khát khao lắm. Vườn xuân hội ngộ khách làng thơ tao nhân mặc khách những chùm nho đào nặng trĩu ai cũng muốn hái nếm thử , có kẻ nào ngu dại còn sĩ diện, làm bộ làm tịch ta đây mà dám chê bai kia chứ?

“Có chàng cát sĩ đam mê
Hồn thơ chan chứa hẹn thề trúc mai
Thủy cung công chúa nét ngài
Trần gian dâng hiến hương lài thoảng bay”

Nhưng may thay Hằng Nga cũng đỡ tủi thận, toàn thể chị em phụ nữ, các bà,các mợ, các cô các cháu gái cũng cảm thấy mãn nguyện tự hào vì mình là những hạt minh châu, ngọc qúy, cùng loài trai biển, hoa biển. Tôn vinh tinh thần nàng công chúa thủy cung Bạch Tuyết Hồng dâng tặng thi sĩ để thi sĩ làm thơ thoang thoảng hương vị hoa lài

“Càng nhìn càng ngắm càng say
Thướt tha mềm mại càng day dứt tình
Ngàn năm tinh vệ chung tình
Châu về Hợp Phố chúng mình yêu nhau”

Thịt trai là sâm biển không chỉ riêng người Việt Nam mà cả người Âu, Mỹ cũng rất hâm chuộng. Món ăn khoái khẩu này nuôi dưỡng tinh thần thể xác làm cho cuộc đời này có ý nghĩa hạnh phúc hơn. Chả thế mà tại hóa cho con trai biển giống như cái đàn bà là mẹ của thế gian. Nó còn cho chúng ta ngọc qúy, ngày xưa nhà Hậu Hán cho quân sang bắt dân ta phải săm trổ đầy mình hình thù cổ quái để lặn xuống biển mò ngọc trai. Như con trai thè lè cái lưỡi hay há miệng ra mà tâm hồn tráng sĩ lâng lâng bay bổng.

Thần thoại bên Tàu có nhắc đến Tinh Vệ là tên con gái của Viêm Đế họ Thần Nông, một mỹ nữ tuyệt sắc, theo Sơn Hải kinh thì một lần Tinh Vệ ra Đông Hải chơi chẳng may thuyền bị sóng đánh đắm mà chết đuối. Linh hồn nàng oán hận biển cả nên hóa thành một con chim, ngày ngày nàng bay đến núi Tây ngậm đá mang thả xuống hòng lấp biển để trả thù .

 Hậu hán, có tên thái thú Tô Đinh bạo tàn, thường bắt dân đi lấy ngọc châu. Vì thế, châu từ Hợp Phố sang hết quận Giao Chỉ. Mãi sau, Mạnh Thường về thay chức thái thú, bỏ hết lề luật cũ, ngọc châu lại quay về Hợp Phố. Do sự cai trị hà khắc, thuế tô quá nặng, người làm nghề trai ngọc Hợp Phố bỏ quê, phân tán nhiều nơi.

Cả hai bài thơ tôi muợn hình tượng con trai biển để ca ngợi công đức người mẹ Việt Nam, ca ngợi công đức người đàn bà nói chung trên toàn thế giới.Tôi gọi là nàng Bạch Tuyết Hồng.
Tính người Việt mình thích đọc khẩu hiệu. Vậy tôi đề nghị chúng ta cùng đồng thanh hô vang: Đời đời nhớ ơn công đức trời biển nàng Bạch Tuyết Hồng. Bạch Tuyết hồng  quang vinh muôn năm! Bạch Tuyết Hồng sống mãi trong trái tim khối óc sự nghiệp của nhân dân ta.

13.10.2017 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét